Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không và nên ăn bao nhiêu là tốt?
Trong trứng vịt lộn có nhiều dưỡng chất như protein, canxi, các vitamin A, B1, B2, C… rất tốt cho sức khỏe. Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất bổ dưỡng lại ngon miệng nhưng không nên ăn quá nhiều.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Theo quan niệm dân gian thì bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ sinh con chân dài, da trắng và khỏe mạnh… cũng có thông tin khi mang thai ăn trứng vịt lộn thì con sẽ bị hen… Vậy điều đó có đúng hay không và bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Cho đến nay chưa có thông tin khoa học nào chứng minh bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con da trắng, chân dài, mọc nhiều tóc hay bị hen suyễn. Các đồn đoán dân gian đều không có cơ sở.
Theo các chuyên gia, trứng vịt lộn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid và các vitamin như A, B1, B2, C… rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Chính vì vậy, bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn mang lại nhiều năng lượng lại rất ngon miệng. Bà bầu có thể bổ sung món ăn hấp dẫn này vào thực đơn hàng ngày của mình để có đủ năng lượng, thêm dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
Trứng vịt lộn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bà bầu (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Trứng vịt lộn rất tốt cho bà bầu, bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là năng lượng cần thiết. Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Câu trả lời là có. Ăn trứng vịt lộn có tốt không? Trứng vịt lộn có rất nhiều lợi ích, cụ thể là:
Hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trứng gà, vì vậy mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn giúp phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ. Ăn trứng vịt lộn cũng giúp mẹ giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu gây nên.
Video đang HOT
- Bổ sung vitamin A
Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là phát triển các cơ quan như tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trong trứng vịt lộn có nhiều vitamin A tự nhiên, mẹ bầu ăn tốt cho thai nhi.
Ăn trứng vịt lộn khi mang thai tốt cho sức khỏe mẹ, sự phát triển của em bé (Ảnh minh họa)
Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 82mg canxi. Canxi cần thiết cho sự phát triển xương khớp của thai nhi cũng như giúp mẹ phòng tránh được các chứng bệnh xương khớp do thiếu canxi gây nên.
- Bổ sung năng lượng và khoáng chất thiết yếu
Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82 mg canxi và các vitamin A, B, C… rất cần thiết cho mẹ bầu, giúp duy trì dinh dưỡng, năng lượng, tăng sức đề kháng.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì tốt?
Tuy trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý khi ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có quá nhiều chất nên không nên ăn hàng ngày. Phụ nữ có thai chỉ nên ăn 2 quả 1 tuần và không ăn liền lúc 2 quả, nên chia thành 2 bữa. Không nên ăn vào buổi tối và đặc biệt không nên ăn cùng rau răm, nếu muốn ăn rau răm thì ăn thật ít.
Bà bầu nên ăn 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần và chia làm 2 lần ăn (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
- Bà bầu đang bị tiểu đường, bị bệnh huyết áp, tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn bởi hàm lượng cholesterol quá cao dễ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, dễ gây khó tiêu, ợ hơi, khó ngủ.
- Khi ăn trứng vịt lộn không nên ăn kèm rau răm, bà bầu 3 tháng đầu không ăn rau răm, những tháng sau đó thì nếu muốn ăn chỉ ăn hàm lượng thật ít.
- Khi ăn trứng vịt lộn thì không cần bổ sung thêm vitamin A dễ gây dư thừa không tốt.
Trứng vịt lộn tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng không nên ăn nhiều quá không thật sự tốt.
Bổ sung 2 chất này có tác dụng ngăn ngừa chóng mặt
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi có thể làm giảm nguy cơ bị chóng mặt đáng kể.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã tìm hiểu sâu thêm về hiện tượng chóng mặt lành tính (BPPV), một vấn đề khá phổ biến và thường xuất hiện khi thay đổi tư thế, di chuyển đầu, xoay đầu. Tình trạng này xảy ra do các tinh thể canxi carbonate (otoconia) trong tai bị tách rời và di chuyển tới ba ống bán khuyên, nơi cảm nhận chuyển động của đầu. Chúng cản trở dòng chảy của chất lỏng ở khu vực này, từ đó khiến tai gửi sai tín hiệu lên não.
Theo các tác giả của nghiên cứu, khoảng 86% những người mắc phải chứng chóng mặt này cho biết họ bị ảnh hưởng lớn trong cuộc sống, thậm chí khiến họ không thể làm việc được.
Ji-Soo Kim, đồng tác giả của nghiên cứu kiêm tiến sĩ tại Đại học Y Seoul cho biết, chóng mặt lành tính thường được khắc phục bằng cách thực hiện một số chuyển động đầu nhất định dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây lại chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi là biện pháp vừa đơn giản vừa có thể ngăn ngừa những cơn chóng mặt tái phát. Theo tiến sĩ Kim, phương pháp điều trị này còn đặc biệt hiệu quả đối với người bị thiếu vitamin D.
BPPV là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng chóng mặt.
Phát hiện mới
Anthony Geraci, bác sĩ kiêm chuyên gia về thần kinh tại Trung tâm y tế Northwell ở Great Neck, New York khẳng định, nghiên cứu trên là bằng chứng tốt nhất tới nay chứng minh có một phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cho tình trạng chóng mặt phổ biến, thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 900 người mắc BPPV. Các tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên bao gồm những người có lượng vitamin D thấp, dưới 20ng/ml, sẽ bổ sung 180mg vitamin D và 500mg canxi hai lần mỗi ngày, Trong khi đó, nhóm còn lại là sẽ không phải tăng cường 2 chất này.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người dùng thực phẩm bổ sung giảm nguy cơ bị chóng mặt tới 24% so với người khác. Hơn nữa, hiệu quả cao nhất nằm ở người thiếu nhiều vitamin D. Các nhà nghiên cứu đã thống kê, người có lượng vitamin D thấp, dưới 10ng/ml giảm được 45% tỷ lệ tái phát chóng mặt, trong khi con số này chỉ là 14% ở những người có mức vitamin D từ 10 đến 20ng/ml.
Tiến sĩ Kim cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng vì kết quả này do từ trước đến nay, đến gặp bác sĩ để thực hiện các chuyển động đầu là cách chủ yếu để điều trị chứng chóng mặt tư thế lành tính. Nghiên cứu đã chỉ ra một phương pháp điều trị rẻ tiền, ít rủi ro và chỉ cần bổ sung vài chất dinh dưỡng là có thể ngăn ngừa chứng rối loạn phổ biến và thường tái phát này".
Lợi ích của vitamin D và canxi
Mọi người có thể tăng cường vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiêu thụ thức ăn như cá béo hoặc dùng thực phẩm bổ sung.
Tăng cường vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày là việc làm rất cần thiết. Bác sĩ Geraci lưu ý, không ít nghiên cứu trước đây đã chứng minh chất này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương do vấp ngã ở người cao tuổi.
Sami Saba, nhà thần kinh học kiêm bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill ở Great Neck, New York cho biết, phương pháp điều trị BPPV truyền thống chỉ giúp tái định vị, đưa các tinh thể canxi carbonate bị dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng thường tái phát sau một thời gian và cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị tận gốc.
Nghiên cứu trên hứa hẹn đem lại hy vọng cho những người mắc BPPV. Theo bác sĩ Saba, các tinh thể tai trong, còn gọi là sỏi tai otoconia, được tạo ra từ canxi cacbonate và vitamin D rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa canxi. Đây có thể là lý do tại sao bổ sung hai chất dinh dưỡng này lại giúp ngăn ngừa nguy cơ chóng mặt tái phát.
Cơ thể con người tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da. Ngoài ra, chất này cũng tồn tại trong một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, gan động vật, thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Trong khi đó, để bổ sung canxi, bạn nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, rau xanh, đậu và một số loại cá.
Bật mí cho mẹ bầu thực đơn ăn uống ít vào mẹ mà con vẫn tăng cân đều đủ chuẩn, sau sinh mẹ không phải vất vả giảm cân Dưới đây là cách ăn uống khoa học theo từng giai đoạn của thai kỳ để "vào con không vào mẹ". Ăn uống thế nào trong thai kỳ để vào con không vào mẹ là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu đau đầu. Bởi nếu mẹ tẩm bổ quá nhiều trong thời gian mang thai thì sau sinh lại phải vất vả giảm...