Bà bầu ăn khoai tây được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
Bà bầu ăn khoai tây được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc tốt nhất là không ăn.
Khoai tây là một trong thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Ngoài ra, khoai tây cũng rất giàu chất xơ, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn khoai tây được không?
Khoai tây có tốt cho sức khỏe không?
Khoai tây khi nấu chín cả vỏ sẽ là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là kali và vitamin C. Trong 100g khoai tây sẽ cung cấp
- Lượng calo: 87
- Nước: 77%
- Chất đạm: 1,9 gam
- Carb: 20,1 gram
- Đường: 0,9 gam
- Chất xơ: 1,8 gam
- Chất béo: 0,1 gam
Khoai tây rất giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Và đây đều là những dưỡng chất cần thiết và tốt cho sức khỏe của con người. Những lợi ích của khoai tây phải kể đến như:
- Khoai tây cung cấp hàm lượng axit folic, loại chất này có lợi cho thai nhi.
- Khoai tây cũng cũng có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Tăng cường hệ miễn dịch bởi hàm lượng vitamin C dồi dào.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Khoai tây cũng có tác dụng làm đẹp cho phụ nữ.
Vậy với những giá trị dinh dưỡng và lợi ích tốt như vậy thì bà bầu có ăn được khoai tây không?
Bà bầu ăn khoai tây được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây có chứa protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên trong khoai tây cũng có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Nếu loại độc tố này cung cấp vào cơ thể nhiều thì lại ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Vì vậy, với câu hỏi bà bầu ăn khoai tây được không thì câu trà lời là bà bầu vẫn có thể ăn khoai tây nhưng ăn ít hoặc không ăn là tốt nhất. Bởi phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất này tích lũy trong cơ thể và gây dị tật thai nhi.
Bà bầu có thể ăn một lượng khoai tây ít hoặc không ăn sẽ tốt hơn (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, khoai tây còn có cấu trúc solanin – một loại cấu trúc khá giống với hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu nạp nhiều chất này vào cơ thể thì sẽ hấp thụ 1 lượng lớn ancaloit, có thể gây ảnh hưởng thai nhi, gây những bất thường lớn cho thai nhi.
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu tinh bột, khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại, người mẹ hấp thụ chất này có thể sinh con bị nhẹ cân, não của bé chậm phát triển, chu vi vòng đầu nhỏ hơn. Do đó, món khoai tây chiên là một món bà bầy không nên ăn.
Khoai tây cũng rất giàu chất béo và muối, những chất này dễ gây béo phì, tăng huyết áp cho mẹ bầu.
Với những lý do đó, bà bầu nên cân nhắc trước khi sử dụng thực phẩm này.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu khoai tây?
Theo các chuyên gia bà bầu không ăn nhiều khoai tây và nếu có thể thì không ăn sẽ tốt hơn. Trong trường hợp bà bầu muốn ăn khoai tây thì có thể ăn 1 bữa khoảng 50g khoai tây và 1 tháng ăn 1 lần.
Nếu mẹ bầu muốn ăn khoai tây chỉ nên ăn 1 lượng rất ít (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn khoai tây có thể chế biến thành các món như salad khoai tây, súp khoai tây, canh khoai tây… Không nên ăn khoai tây chiên rán hay nướng.
Bà bầu chỉ nên ăn những củ khoai tây không có đốm đen hoặc xanh lá cây, không bị mọc mầm. Ngoài ra cần nấu chín trước khi ăn.
Giật mình với clip "soi khoai tây mọc mầm dưới kính hiển vi" và 5 lưu ý khi ăn khoai tây để không gây hại sức khỏe
Kết quả đem lại vô cùng bất ngờ: Đúng là trong củ khoai tây mọc mầm có chứa chất độc thật. Theo chủ clip, khi khoai tây mọc mầm thì tinh bột sẽ chuyển hóa thành solanin và chaconine anpha - 2 chất kịch độc.
Khoai tây là loại củ gần gũi với hầu hết người dân Việt Nam. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, khoai tây rất giàu kali. Ngoài vi chất này, khoai tây còn chứa phốt pho, magie, canxi, natri, sắt và kẽm, vitmamin C...
Chính vì ngon lành, dễ kiếm nên khoai tây thường được các gia đình tích trữ nhiều trong nhà để khi cần có thể đem ra sử dụng ngay. Bảo quản quá lâu, trong môi trường ẩm thấp chính là lý do khiến khoai tây dễ bị nảy mầm. Từ trước đến nay, có nhiều thông tin cho rằng: "Củ khoai tây mọc mầm có thể gây độc", nhưng đó có đúng là sự thật hay không? Để giải đáp câu hỏi này, mới đây, tài khoản Tik Tok mang tên "Kính Hiển Vi" tiếp tục thực hiện clip soi củ khoai tây đã bị mọc mầm.
Kết quả đem lại vô cùng bất ngờ: Đúng là trong củ khoai tây mọc mầm có chứa chất độc thật. Theo chủ clip, khi khoai tây mọc mầm thì tinh bột sẽ chuyển hóa thành solanin và chaconine anpha - 2 chất kịch độc. Ở mức phóng đại 400 lần và 800 lần dưới kính hiển vi, có thể quan sát rõ sự thay đổi này.
Nguy hại từ việc sử dụng khoai tây mọc mầm.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay: Trong 2 chất có trong khoai tây mọc mầm thì solanin phổ biến hơn cả, solanin chủ yếu xuất hiện ở chân mầm và lớp vỏ xanh bên ngoài. Nó là một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn. Nếu con người thường xuyên tiêu thụ khoai tây mọc mầm thì có thể đối mặt với hậu quả là đau bụng, tiêu chảy, sốt, sốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lượng chất độc solanin chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm. Do lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể nên ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.
Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh, chất solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2-0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Do vậy tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây chỉ mới nảy 1-2 mầm nhỏ, thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ để loại bỏ hết chất solanin rồi mới được nấu ăn.
Một số triệu chứng ngộ độc khoai tây mọc mầm do Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo đó là: đau bụng, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Dù rất hiếm, nhưng đã có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây.
5 lưu ý khi ăn khoai tây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Trong Đông y Việt Nam, khoai tây từ lâu đã được công nhận về tác dụng trị bệnh. Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiệt tỳ, tiêu viêm, chữa khó tiêu, đau bụng, viêm loét dạ dày... Tuy nhiên, theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) để an toàn khi tiêu thụ khoai tây, các gia đình nên ghi nhớ 5 điều quan trọng:
1. Khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Chính vì thế những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
2. Ăn nhiều khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu... Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với loại củ này hay không.
3. Bà bầu cần tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.
4. Khoai tây không nên nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh kẻo gây khó tiêu, hại dạ dày.
5. Trước khi dùng khoai tây để điều chế thành thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ Đông y để tránh tác dụng phụ.
5 điều bạn nên biết trước khi thực hiện chế độ ăn giàu protein Trước khi bắt đầu chế độ ăn giàu protein, bạn cần phải biết những điều dưới đây. Chế độ ăn này không an toàn cho tất cả mọi người Protein có thể là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nhưng ăn nhiều protein không an toàn cho tất cả mọi người. Những người mắc các vấn đề về tiêu hóa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ

'Mẹo' giảm ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đến cơ thể người

Dịch sởi chưa có dấu hiệu dừng lại

Sàng lọc di truyền giúp hiện thực hóa giấc mơ được làm cha mẹ

6 tác hại bất ngờ của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D, sắt, kẽm...

Triệu chứng xuất hiện khi ăn của bệnh ung thư bị ví là 'sát thủ thầm lặng'

Uống sữa tách kem hay sữa nguyên kem tốt hơn cho sức khỏe?

Người đàn ông nguy kịch sau khi bị culi cắn

Nam giới sắp có thuốc tránh thai

6 thắc mắc phổ biến về hội chứng Fanconi
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
Chồng H'Hen Niê và cú tự khai gây bão
Sao việt
23:52:17 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Mỹ nam Việt đang cực hot ở Trung Quốc: Nhan sắc 180 độ không góc chết, đẳng cấp diễn xuất không ai dám chê
Hậu trường phim
23:40:20 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025