Bà bầu ăn cá ngừ được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
Bà bầu ăn cá ngừ được không và ăn bao nhiêu là tốt được nhiều chị em thắc mắc. Bà bầu có thể ăn cá ngừ trắng (cá ngừ vằn) hay cá ngừ đóng hộp vì có lượng thủy ngân thấp nhưng không ăn quá nhiều.
Cá ngừ là một loại cá biển có hàm lượng thủy ngân thấp và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn cá ngừ được không và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Bà bầu ăn cá ngừ được không?
Theo các chuyên gia thì bà bầu có thể ăn cá ngừ nhưng chỉ ăn một lượng rất ít. Các loại cá ngừ bà bầu có thể ăn là cá ngừ trắng (cá ngừ vằn) và cá ngừ đóng hộp bởi loại cá ngừ này có hàm lượng thủy ngân thấp hơn.
Tuy nhiên, cá ngừ là một loại cá biển có hàm lượng thủy ngân và các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không ăn nhiều và không ăn thường xuyên trong cả quá trình mang thai.
Bà bầu có thể ăn cá ngừ nhưng không phải loại nào cũng ăn được (Ảnh minh họa)
Những loại cá ngừ nào bà bầu ăn được và lượng ăn tốt nhất?
Cá ngừ có chứa thủy ngân và hàm lượng ở mỗi loại sẽ khác nhau, không phải loại cá ngừ nào cũng phù hợp cho bà bầu. Các loại cá ngừ bà bầu có thể ăn như:
- Cá ngừ Albacore (cá ngừ vây dài)
Cá ngừ Albacore hay còn gọi là cá ngừ vây dài có phần thịt màu trắng. Loại cá này thường được chế biến đóng hộp hoặc đóng gói để bán.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu cá ngừ vây dài thì tốt? Bà bầu ăn tối đa 2 hộp khoảng 300g/ tuần là đủ, không ăn nhiều hơn.
- Cá ngừ vây vàng (cá ngừ ánh sáng)
Cá ngừ vây vàng cũng thường được chế biến đóng hộp và có vị nồng hơn cá ngừ albacore. Bà bầu không nên ăn nhiều hơn 2 – 3 phần/ tuần.
Video đang HOT
- Cá ngừ Ahi
Loại cá ngừ này được chế biến thành miếng to như miếng bít tết, miếng cá tươi này thường được dùng làm sashimi và có hàm lượng thủy ngân cao. Các chuyên gia cho rằng bà bầu vẫn có thể ăn nhưng ăn một lượng rất ít. Nhưng khi mang thai là giai đoạn nhạy cảm, nên tốt nhất bà bầu không nên ăn cá sống.
- Cá ngừ vây xanh
Cũng giống với cá ngừ Ahi, cá ngừ vây xanh cũng được chế biến bán miếng tươi và thường làm sashimi, cá này có hàm lượng thủy ngân cao. Bà bầu không ăn nhiều hơn 300g/ tuần.
Bà bầu ăn cá ngừ có tốt không?
Cá ngừ là một loại cá biển rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe trong đó tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Những thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong cá ngừ phải kể đến như chất đạm, EPA và DHA, Vitamin D, Vitamin B12…
Trong 1 phần cá ngừ đóng hộp cung cấp khoảng 32% nhu cầu đạm hàng ngày, 9% DV chất sắt và 107% DV Vitamin B12, 25 mg EPA và 197 mg DHA, chiếm lần lượt khoảng 63% và 100% lượng dinh dưỡng hằng ngày được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Các dưỡng chất này đều tốt và cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, cá ngừ cũng cung cấp muối vô cơ, đặc biệt là kali, canxi, i ốt… giúp cho thai nhi phát triển toàn diện về xương khớp.
Vì vậy, với câu hỏi bà bầu ăn cá ngừ được không và có tốt không thì câu trả lời là bà bầu có thể ăn cá ngừ.
Cá ngừ có nhiều dinh dưỡng so với các loại cá khác (Ảnh minh họa)
Những lợi ích của cá ngừ đối với bà bầu
Với những thành phần dưỡng chất quan trọng như vitamin, EPA và DHA, các khoáng chất… thì cá ngừ mang đến những lợi ích cho bà bầu đó là:
- Có bầu ăn cá ngừ giúp thai nhi phát triển tốt
Trong cá ngừ có nhiều protein và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển mô và tế bào của thai nhi. Mẹ bầu ăn cá ngừ sẽ cung cấp các dưỡng chất tốt cho con ngay từ khi trong bụng.
- Bầu ăn cá ngừ tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi
Hàm lượng omega 3, DHA có trong cá ngừ giúp thai nhi phát triển não bộ tốt hơn, ngăn ngừa được các chứng dị tật ống thần kinh của thai nhi.
- Cá ngừ cung cấp vitamin D, canxi tốt cho xương và răng
Với hàm lượng canxi và vitamin D dồi dào, có bầu ăn cá ngừ giúp cho thai nhi phát triển hệ xương và răng tốt hơn. Đồng thời cũng giúp mẹ bầu tránh được các chứng loãng xương.
- Ăn cá ngừ tốt cho mắt
Vitamin A có trong cá ngừ tốt cho mắt, giúp mắt sáng. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A đủ trong thai kỳ sẽ giúp thai nhi có đôi mắt sáng hơn và khỏe hơn khi lớn lên.
Cá ngừ có nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý khi bà bầu ăn cá ngừ
Với câu hỏi bà bầu ăn cá ngừ được không thì câu trả lời là có thể ăn nhưng ăn lượng rất ít. Những lưu ý khi bà bầu ăn cá ngừ đó là:
- Cá ngừ đóng hộp tuy có ít thủy ngân hơn nhưng lại có hợp chất BPA có thể ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi, có nhiều muối có thể làm tăng nồng độ natri dẫn đến khả năng bị cao huyết áp. Vì vậy, cá ngừ đóng hộp bà bầu ăn một lượng rất ít.
- Bà bầu ăn cá ngừ quá nhiều có thể nhiễm độc thủy ngân, làm ảnh hưởng sự phát triển thai, phá hủy não bộ và sự phát triển trí não của thai nhi.
- Bà bầu ăn cá ngừ sống được không? Cá ngừ thường được chế biến thành món sashimi nhưng đối với những bà bầu có vấn đề về hệ tiêu hóa thì không nên ăn. Nếu bà bầu muốn ăn sashimi cá ngừ thì không ăn quá 1 – 2 lần/ tháng, mỗi lần ăn chỉ 2 – 3 miếng là đủ.
Bà bầu không nên ăn cá ngừ sống (Ảnh minh họa)
Tuy cá ngừ tốt cho sức khỏe và có nhiều dưỡng chất nhưng chúng lại nguy hiểm nếu không biết cách ăn và lượng ăn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại cá này.
Điều gì xảy ra nếu ăn quá nhiều cá ngừ đóng hộp?
Cá ngừ đóng hộp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều thực phẩm này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cá ngừ đóng hộp là lựa chọn của nhiều người do tính tiện lợi của chúng, trong cá ngừ đóng hộp cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng ăn cá ngừ đóng hộp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về những lợi ích và những tác hại có thể gặp phải nếu ăn cá ngừ đóng hộp:
Dinh dưỡng cá ngừ đóng hộp
Đa số cá ngừ đóng hộp có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu protein, vì thế đây là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm cân, chúng làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn.
Cá ngừ đóng hộp là nguồn cung cấp axit béo omega-3 cho cơ thể. Axit béo omega-3 là chất béo có lợi cho sức khỏe tim, mắt và não, cá được coi là một nguồn quan trọng cung cấp chất béo lành mạnh này.
Ngoài chất béo lành mạnh, cá ngừ đóng hộp cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D và selen cho cơ thể.
Nhược điểm tiểm ẩn
Ngoài những lợi ích cho sức khỏe, ăn nhiều cá ngừ đóng hộp cũng có thể mang lại một số nhược điểm do hàm lượng muối có trong cá ngừ đóng hộp, sự an toàn của hộp đựng, lượng thủy ngân có trong cá.
Cụ thể, hàm lượng thủy ngân có trong cá ngừ thường cao hơn so với những loài cá khác. Một số nghiên cứu đã cho thấy, việc tiếp xúc nhiều với thủy ngân có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người, bao gồm suy giảm hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, cá ngừ đóng hộp thường có hàm lượng muối cao hơn so với cá ngừ tươi. Vì thế, khi chọn cá ngừ chúng ta nên chú ý lượng muối có trong sản phẩm, nên chọn những nhãn hiệu có lượng muối ít hơn.
Đối với hộp đựng cá ngừ, một số loại hộp có chứa bisphenol A (BPA), một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong lớp lót của hộp để giúp ngăn kim loại bị ăn mòn hoặc vỡ. Tác động của BPA còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng việc tiếp xúc thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng an toàn hiệu quả Gừng là một loại củ có tính ấm, vị cay có tác dụng chữa phong hàn, giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng an toàn không cần dùng đến thuốc các chị em có thể tham khảo. Cảm cúm ở bà bầu là căn bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây nên. Bà bầu bị...