Ba anh em sinh ba chung chí hướng
Hơn 4 năm trước, có một câu chuyện khá đặc biệt, đó là ba anh em sinh ba cùng trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Thông tin.
Sau thời gian học tập, rèn luyện trong môi trường “ kỷ luật thép”, giờ đây họ đã trở thành những sĩ quan trẻ rắn rỏi, chững chạc. Ba anh em – ba cán bộ chỉ huy tham mưu thông tin hôm nay lại tiếp tục bắt đầu một hành trình cống hiến để viết tiếp ước mơ…
Ba tấm gương sáng
Chúng tôi đến Trường Sĩ quan Thông tin gặp ba anh em gồm: Trung úy Nguyễn Doãn Mạnh, Trung úy Nguyễn Doãn Trọng và Thiếu úy Nguyễn Doãn Vinh khi nhà trường vừa tổ chức lễ tốt nghiệp, các sĩ quan trẻ đang trong thời gian chờ đợi cấp trên phân công về đơn vị mới.
Lúc này, Trung úy Nguyễn Doãn Trọng và Thiếu úy Nguyễn Doãn Vinh đang khá bận rộn. Hai anh em cùng nhau rà soát lại toàn bộ những tài liệu, hồ sơ giấy tờ được nhà trường cho phép mang về đơn vị… để làm “bảo bối” cho hành trang đến với cơ sở. Còn Trung úy Nguyễn Doãn Mạnh đang dõng dạc ra mệnh lệnh tập trung đội hình đơn vị chuẩn bị sinh hoạt. Quan sát Mạnh thực hành động tác điều lệnh đội ngũ, duy trì bộ đội khi trên cương vị trực ban đơn vị, nhiều người không khỏi ấn tượng về anh.
Sau thời gian chờ quyết định, ba anh em chính thức được biên chế về đơn vị mới: Thiếu úy Nguyễn Doãn Vinh được điều về công tác tại Lữ đoàn 601, Quân khu 1; Trung úy Nguyễn Doãn Mạnh được điều về Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 và Trung úy Nguyễn Doãn Trọng ngược lên miền Đông Bắc về Trung đoàn Ra-đa 291, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không-Không quân. Giờ đây, mỗi anh em mỗi hướng, mỗi đơn vị và đặc thù nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả đều hứa với lòng mình trước ngày ra trường rằng, dù ở đâu, nhiệm vụ nào cũng đều là thử thách và cơ hội để cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
Ba anh em Nguyễn Doãn Mạnh, Nguyễn Doãn Trọng và Nguyễn Doãn Vinh.
Khi được hỏi về kết quả học tập, rèn luyện của ba anh em “Nguyễn Doãn”, Thượng tá Dương Trọng Hùng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 28, Trường Sĩ quan Thông tin, nhận xét: “Ba đồng chí đều có tinh thần trách nhiệm tốt và không ngừng nỗ lực, phấn đấu để lập nhiều thành tích cho từng cá nhân và góp phần vào thành tích chung của tập thể. Cả ba người đều là những tấm gương sáng về tinh thần học tập, rèn luyện thể chất, đạo đức cách mạng. Những gì các em đã được trang bị, bồi dưỡng tại nhà trường hứa hẹn là hành trang cho tương lai tươi sáng”.
Video đang HOT
Gia đình là điểm tựa
Ngày ba sĩ quan trẻ tốt nghiệp ra trường, bố mẹ và gia đình nội ngoại rất tự hào. Ông Nguyễn Doãn Dũng, bố của ba tân sĩ quan, đang ở khối 1A, thị trấn Thanh Chương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) chia sẻ qua điện thoại: “Chứng kiến các con trưởng thành từ ngôi trường giàu truyền thống, sắp tới sẽ là những thử thách ở đơn vị mới, gia đình chúng tôi rất tự hào và tin tưởng các con sẽ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ”.
Trò chuyện với ba chàng sĩ quan trẻ, chúng tôi cảm nhận cả ba anh em đều dành tình cảm yêu thương cho gia đình. Trọng cho hay, ba anh em lớn lên khi gia đình còn thiếu thốn, khó khăn. Trong ký ức của Trọng vẫn còn đó những giấc ngủ chập chờn không trọn vẹn của mẹ; những lần cha phải một mình giữa trời dông bão để chằng chống căn nhà liêu xiêu khỏi bão gió. Nhưng ba anh em luôn được yêu thương, đùm bọc trong vòng tay gia đình. Với ba chàng sĩ quan trẻ hôm nay, gia đình là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng và hoài bão, cũng là điểm tựa giúp các em vững bước trên con đường binh nghiệp.
Dịp tốt nghiệp ra trường vừa rồi, Trọng được đơn vị cho nghỉ phép về thăm gia đình. Chàng sĩ quan trẻ không đi chơi với bạn mà lên kế hoạch sửa sang lại nhà cửa, thu dọn vườn tược, tranh thủ đưa mẹ đi khám sức khỏe và mua áo lạnh tặng mẹ bằng chính đồng lương tháng đầu tiên của mình. Trọng cho biết, giờ đây, ba anh em đều ở xa cha mẹ nên cả ba thống nhất sẽ luân phiên đi phép chứ không đi trùng một đợt để thay nhau phụ giúp gia đình, khi cha mẹ ngày càng thêm già yếu.
Giờ đây, trên mỗi cương vị công tác mới, thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở các miền quê khác nhau, đơn vị khác nhau nhưng ba anh em đều có chung một chí hướng và quyết tâm phấn đấu không ngừng để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Nhiều sinh viên tiếc nuối vì không được tổ chức lễ tốt nghiệp
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, trường ĐH Sư phạm TP.HCM quyết định không tổ chức buổi lễ tốt nghiệp.
Nhiều sinh viên tỏ ra tiếc nuối khi không được khoác áo cử nhân ngày ra trường.
Vừa qua, trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tổ chức nhiều đợt phát bằng đại học (ĐH) cho sinh viên (SV). Mỗi đợt phát đều giới hạn số lượng SV để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Không tổ chức lễ tốt nghiệp để phòng chống COVID-19
Thầy Đỗ Đinh Linh Vũ (giảng viên khoa Ngữ văn) cho biết mọi năm trường ĐH Sư phạm TP.HCM đều tổ chức lễ tốt nghiệp (TN) đợt đầu, những đợt còn lại sẽ chỉ phát bằng. Tuy nhiên, năm nay vì dịch bệnh nên trường không tổ chức lễ TN mà chỉ tổ chức phát bằng. SV nào không có mặt tại TP.HCM sẽ được nhận bằng vào các đợt sau.
Thầy Vũ được phân công phát bằng ĐH và bảng điểm cho SV khoa Ngữ văn. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
"Thường thì buổi lễ TN sẽ được tổ chức trang trọng ở hội trường lớn. Riêng năm nay dịch bệnh phức tạp, trường cố gắng phân công giảng viên (GV) phát bằng ĐH và bảng điểm để SV kịp tiến độ ra trường xin việc làm" - thầy Vũ cho hay.
Thầy Vũ chia sẻ buổi lễ TN mang nhiều ý nghĩa đối với SV và GV, đó cũng là cơ hội để SV tri ân thầy cô, đánh dấu cột mốc quan trọng trong bước trưởng thành và lưu giữ những kỷ niệm khó quên.
SV xếp hàng ký tên và nhận bằng ĐH. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
"Buổi lễ TN cũng là dịp để thầy cô nói lời tạm biệt và gửi những lời chúc đến SV của mình. Không được dự buổi lễ TN là điều rất đáng tiếc, nhà trường không mong muốn nhưng như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của SV và thầy cô. Tôi cảm thấy hơi tiếc cho các SV sau bốn năm học lại không có cơ hội dự một buổi lễ TN đúng nghĩa. Hy vọng sau khi TN, các SV sẽ có nhiều may mắn về công việc trong tương lai. Sau này nếu có điều kiện thuận lợi, khoa Ngữ văn sẽ cố gắng tổ chức một buổi lễ kỷ niệm cho SV" - thầy Vũ tâm sự.
Bà Khanh (bên phải) đề nghị được chở con gái đi nhận bằng để cùng con chụp vài tấm hình kỷ niệm. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Bà Lê Thị Tố Khanh (50 tuổi), phụ huynh SV Nguyễn Hoàng Lê Tú Trân (khoa Ngữ văn) đã chở Tú Trân đến nhận bằng để cùng con chụp tấm hình lưu niệm. Bà cho biết trước giờ cứ mong chờ ngày cả gia đình cùng đi dự lễ TN của con gái. Bà mong muốn được nhìn thấy con gái khoác chiếc áo cử nhân ngày ra trường. Nào ngờ Tú Trân cho biết vì để đảm bảo an toàn mùa dịch nên nhà trường chỉ phát bằng cho SV mà không tổ chức buổi lễ.
"Tôi thấy rất tiếc nhưng đâu còn cách nào khác, làm như vậy là để bảo vệ được sức khỏe cho mọi người trong mùa dịch. Tôi đề nghị được chở con gái đi nhận bằng để cùng con chụp vài tấm hình kỷ niệm. Dù sao đây cũng là một trong những khoảnh khắc quý giá nên cần có gì đó để lưu giữ" - bà Khanh bày tỏ.
Tiếc vì không được khoác áo cử nhân ngày tốt nghiệp
Nguyễn Kim Ý Nhi (SV khoa Giáo dục Mầm non) chia sẻ cô vẫn luôn tưởng tượng về một buổi lễ tốt nghiệp hoành tráng, tràn ngập niềm vui, có hoa, có áo cử nhân, có gia đình bạn bè đến chúc mừng và có những cái ôm tạm biệt đầy tình cảm. Cô rất mong chờ vì TN ĐH là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi SV.
Nhi chụp hình cùng bạn bè ở khuôn viên trường để lưu giữ kỷ niệm. Ảnh: NVCC
"Vì dịch bệnh mà trường chỉ tổ chức phát bằng chứ không có buổi lễ TN, tôi thấy rất buồn và nuối tiếc. Ngày đến nhận bằng tôi cũng vui vì cuối cùng mình đã được tốt nghiệp, bao nhiêu dự định về tương lai đều hiện lên trong đầu. Tôi cũng được chụp vài tấm hình cùng bạn bè ở khuôn viên trường để lưu giữ kỷ niệm" - Nhi tâm sự.
Quỳnh tiếc nuối vì không được khoác áo cử nhân khi nhận bằng TN. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Giống như Ý Nhi, Lê Như Quỳnh (SV khoa Ngữ văn) cũng bày tỏ mong muốn được khoác áo cử nhân khi nhận tấm bằng TN sau hành trình bốn năm ĐH.
"Nếu như không có dịch và được dự lễ TN thì tôi sẽ mời người thân bạn bè đến dự. Mọi người ai cũng mong chờ được dự lễ TN của tôi, nhất là ba mẹ. Khi biết không có lễ TN mà chỉ lên nhận bằng thì tôi hơi buồn một chút, nhưng không sao vì quan trọng nhất vẫn là đảm bảo sức khoẻ cho mọi người trong thời điểm dịch bệnh phức tạp" - Quỳnh nói.
Thảo đã bế thú cưng cùng đi nhận bằng TN để đỡ buồn. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Còn Bùi Thị Phương Thảo (SV khoa Ngữ văn) kể ba mẹ cô ở quê chưa từng được vào Sài Gòn lần nào. Cô từng hứa rằng dịp TN đại học sẽ mời ba mẹ vào Sài Gòn tham gia buổi lễ. Trong tưởng tượng, buổi lễ TN của cô sẽ có đầy đủ người thân và bạn bè nên khi biết trường không thể tổ chức buổi lễ hoành tráng như trong tưởng tượng của mình, cô khá buồn và tiếc.
"Tôi chỉ lên nhận bằng trong khoảng 15 phút, sau đó tranh thủ chụp vài bức ảnh để lưu niệm và gửi cho ba mẹ xem. Buổi lễ TN của tôi đơn giản như vậy thôi nhưng sẽ khiến tôi nhớ mãi vì nó chưa từng xảy ra và thực sự đặc biệt" - Thảo tâm sự.
Học viện Báo chí tổ chức tốt nghiệp cho cử nhân quốc tế Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Thương hiệu là chương trình giáo dục được Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Đại học Middlesex phối hợp thực hiện. Ngày 24/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ Tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế, khóa II. Chương trình là kết quả hợp tác của Học viện...