Awer Mabil – từ cậu bé tị nạn tới niềm hy vọng của tuyển Australia
Từng sống trong trại tị nạn, cơm không đủ ăn, bị người bản địa ghẻ lạnh và bắt quay trở lại quê hương, Awer Mabil giờ đây là niềm hy vọng của tuyển Australia tại Asian Cup 2019.
Tại Asian Cup 2019, đội tuyển Australia tham dự giải mà không có một ngôi sao đúng nghĩa nào trong đội hình. Sự vắng mặt của những trụ cột như Tim Cahill, Aaron Mooy hay Mile Jedinak vì nhiều lý do khác nhau khiến sức mạnh của nhà đương kim vô địch bị đặt dấu hỏi lớn nếu so sánh với dàn sao của những Nhật Bản, Hàn Quốc hay Iran.
Ngay trận đầu, đoàn quân của HLV Graham Arnold đã bất ngờ “ngã ngựa” trước đội cửa dưới là Jordan. Tuy nhiên, hai trận đấu sau đó, The Socceroos đã không cho phép những đối thủ là Palestine và Syria làm điều tương tự.
Trong hai chiến thắng đó, sẽ là sai lầm lớn nếu bỏ quên Awer Mabil, mũi khoan lợi hại bên cánh phải của The Socceroos. Chứng kiến phong độ xuất sắc của cầu thủ này, CĐV Australia đã có thể phác họa những nét vẽ đầu tiên về một niềm hy vọng mới của bóng đá nước này.
Mabil đang là niềm hy vọng mới của bóng đá Australia tại giải đấu năm nay.
Tuổi thơ cơ cực trong trại tị nạn
Có cha, mẹ là người Sudan, nhưng tuổi thơ của Mabil lại gắn liền với mảnh đất Kenya. Đó là hệ quả của cuộc nội chiến kéo dài hơn hai thập kỷ tại quốc gia Đông Bắc Phi khiến nhiều người dân phải tháo chạy khỏi quê nhà, trong đó gia đình cầu thủ này cũng không phải ngoại lệ.
Anh lớn lên trong chật chội và nghèo đói ở một trại tị nạn tại Kenya, nơi gia đình chỉ ăn một bữa mỗi ngày và phải sống trong chiếc lều tạm bợ làm bằng bùn đất.
“Chúng tôi làm một chiếc lều tạm bằng bùn đất, chắc nó chỉ to bằng căn phòng ngủ ở các gia đình phương Tây mà thôi. Bốn người trong gia đình, bao gồm mẹ tôi và ba anh chị em phải sống trong đó. Chúng tôi được viện trợ lương thực từ Liên hợp quốc mỗi tháng một lần”, Mabil chia sẻ trên BBC.
Tuổi thơ cơ cực khiến Mabil (số 17) luôn trân trọng cuộc sống hiện tại.
“Mỗi người nhận 1 cân gạo. Gia đình tôi có 4 cân gạo mỗi tháng và 3 cân đỗ xanh. Chúng tôi chỉ ăn một bữa trong ngày, đó là bữa tối. Không có thứ gọi là bữa sáng hay bữa trưa tại đây. Bạn phải tìm cách sinh tồn qua ngày. Bởi vậy, bữa tối tí hon mỗi ngày khiến mọi người vô cùng trân trọng”, cầu thủ này cho biết thêm.
Đam mê duy nhất giúp Mabil quên đi cuộc sống khốn khó chính là bóng đá. Mabil thường chơi bóng với những đứa trẻ khác bởi “chẳng có gì để làm” trong trại tị nạn hết cả.
Manchester United là đội bóng thần tượng của cầu thủ này. Và theo tiền đạo của đội tuyển Australia, anh thậm chí từng đi bộ hơn 2 giờ đồng hồ và phải bỏ tiền để theo dõi đội bóng mình yêu thích trên vô tuyến.
Mabil dành tình cảm đặc biệt cho Manchester United dưới thời huấn luyện viên Sir Alex Ferguson.
“Tôi yêu bóng đá. Đó là thứ duy nhất giúp tôi quên đi rắc rối. Tôi thường theo dõi Man United, nhưng chỉ có 1 chiếc vô tuyến, cách nơi ở khoảng 2 giờ đi bộ và tôi phải trả 1 USD để xem trận đấu. Nếu không thể theo dõi, tôi phải đảm bảo luôn có một người bạn đi xem và kể lại cho mình kết quả chính xác”, cầu thủ này nói về tình yêu với trái bóng và MU.
Năm 2006, nhờ một chương trình nhân đạo, gia đình anh chuyển tới Australia. Không chỉ tạm thoát cảnh “chật chội và nghèo đói” tại Kenya, xứ sở chuột túi còn là miền đất hứa cho giấc mơ đi lên chuyên nghiệp của Awer Mabil.
“Khi đó, tôi nghĩ cơ hội của mình đã tới. Nếu tập luyện chăm chỉ, tôi có thể chạm tới giấc mơ của mình. Cảm ơn bóng đá, tôi bắt đầu nói tiếng Anh và học cách bày tỏ cảm xúc. Đó là điểm bắt đầu cho sự nghiệp của tôi hiện giờ”, tiền đạo sinh năm 1995 thổ lộ.
Video đang HOT
Chuyển tới Australia là bước ngoặt trong cuộc đời của Awer Mabil.
Những khởi đầu khó khăn và chuyến hành trình tại trời Âu
Dẫu vậy, Australia không đẹp như tưởng tượng và nạn phân biệt chủng tộc là điều đầu tiên anh phải đối mặt mỗi ngày khi sang đây.
“Một lần, năm 16 tuổi, tôi về nhà và bị hàng xóm công kích. Điều đầu tiên tôi làm là đóng cửa nhà, hét to vào mặt những gã kia: ‘Cút đi!’ và nhận được lời đáp trả: ‘Cút về quê của mày đi’. Bên cạnh đó, việc hàng ngày bạn bị mọi người bấm còi, dèm pha và nói những điều tương tự trên đường cũng thường xuyên xảy ra”, anh chia sẻ.
Tuy vậy, với cầu thủ này, khoác áo đội tuyển Australia vẫn là một niềm tự hào: “Tôi không đánh giá Australia là một nơi phân biệt chủng tộc. Một số người làm vậy, nhưng nhìn chung, đây là miền đất dành cho mọi người. Tôi gọi đây là nhà, tôi tự hào khi được khoác áo đội tuyển Australia.”
Mabil đối diện nạn phân biệt chủng tộc tại Australia.
Gác lại những lùm xùm hậu trường, sự nghiệp của Mabil tại Australia diễn ra tương đối thuận lợi.
Anh tập luyện với đội bóng địa phương Playford City giai đoạn 2007-2010 trước khi được “gã khổng lồ” của bóng đá Australia, Adelaide United ký hợp đồng năm 2012.
Một năm sau, cầu thủ này có màn chào sân tại A.League. Cũng trong năm đó, anh ẵm luôn danh hiệu cầu thủ trẻ hay nhất đội bóng do các đồng đội, HLV và CĐV bình chọn.
Mùa giải 2013/14, Mabil ra sân 21 trận cho Adelaide United và cùng đội bóng này giành chức vô địch cúp quốc gia Australia. Đó là nền tảng vững chắc để biến anh trở thành nhân tố tối quan trọng trong đội hình đội chủ sân Adelaide Oval mùa giải sau đó với 7 bàn thắng sau 24 lần ra sân.
Tất nhiên, màn trình diễn này khó lòng thoát khỏi mắt xanh của các tuyển trạch viên. Bản hợp đồng chuyển tới thi đấu cho đội bóng giàu truyền thống của Đan Mạch, CLB Midtjylland là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của Mabil.
Bản hợp đồng kỷ lục trị giá 1,3 triệu AUD (935 nghìn USD) là phần thưởng xứng đáng cho tiền đạo sinh năm 1995.
Vạn sự khởi đầu nan, Mabil bắt đầu hành trình tại trời Âu đầy trắc trở khi ra sân vẻn vẹn 9 trận cho Midtjylland trong mùa đầu tiên trước khi xuống hạng cùng 2 CLB Esbjerg và Pacos de Ferreira trong 2 mùa giải tiếp theo.
“Tôi tới đây khi mới 19 tuổi và kỳ vọng được chơi bóng thường xuyên. Tuy vậy, tôi đã phải thay đổi suy nghĩ và rõ ràng, tôi chưa sẵn sàng cho môi trường châu Âu. Xuống hạng 2 lần trong 2 mùa giải, nó sẽ để lại vấn đề tâm lý và thật khó có thể vượt qua”, tiền đạo này chia sẻ với Fox Sports Australia về khoảng thời gian khó khăn.
“Chúng ta lớn lên dưới những áp lực, đó là hành trình để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Đó cũng là hành trình cuộc đời, khi những trở ngại làm ta trân trọng những khoảng thời gian hạnh phúc”, Mabil cho biết thêm.
Sự lạc quan giúp cầu thủ sinh năm 1995 vượt qua chấn động tâm lý để cùng Midtjylland bay cao ở mùa này với vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng. Về phần mình, tiền đạo gốc Sudan cũng bỏ túi 5 pha lập công sau 22 lần ra sân và là mắt xích không thể thiếu trong đội hình đội bóng Đan Mạch.
Tiền đạo sinh năm 1995 đang bay cao cùng Midtjylland tại giải vô địch quốc gia Đan Mạch.
Lá cờ đầu của Australia tại Asian Cup 2019?
Tại Asian Cup 2019, trong khi Tim Cahill đã chia tay đội tuyển còn những Robbie Kruse, Mathew Leckie hay James Maclaren chỉ còn là cái bóng của chính mình, không quá khi nói rằng Mabil chính là lá cờ đầu trên hàng công The Socceroos ở giải đấu lần này.
Trái với hình ảnh một anh chàng cao lều khều cùng đôi chân vụng về khi đối đầu U19 Việt Nam hồi 2014, những màn trình diễn của Mabil ở vòng bảng chính là thước đo chính xác nhất cho sự tiến bộ của cầu thủ này.
Nếu pha cứa lòng chuẩn chỉ vào lưới Palestine là sự tổng hòa hoàn hảo giữa tốc độ, kỹ thuật, khả năng đi bóng và dứt điểm chuẩn xác thì bàn thắng vào lưới Syria ngày hôm qua là sự kết hợp giữa sự nhạy bén cùng khả năng di chuyển, chọn vị trí vô cùng nhạy cảm của cầu thủ này.
Giống như tại CLB, Mabil đang trình diễn phong độ ấn tượng khi trở về đội tuyển quốc gia.
Sau thế hệ vàng với chức vô địch Asian Cup 2015, bóng đá Australia đang trong thời kỳ chuyển giao. Và với việc những công thần đều đã bước qua sườn dốc sự nghiệp, nhiều CĐV bóng đá xứ sở chuột túi không dám tin vào khả năng bảo vệ thành công chức vô địch của đội nhà.
Lúc này, vai trò của những cầu thủ như Mabil sẽ là vô cùng quan trọng. Ở tuổi 24, độ tuổi bản lề trong sự nghiệp cầu thủ, tiền đạo này sẽ phải cố gắng rất nhiều để chứng tỏ giá trị của mình trong màu áo đội tuyển quốc gia.
Và nếu tỏa sáng tại Asian Cup 2019, đây hoàn toàn có thể là bước đệm để Mabil vươn tới những nấc thang mới trong sự nghiệp cũng như trở thành nhân tố nòng cốt của bóng đá xứ sở chuột túi trong tương lai.
Theo Zing.vn
Keisuke Honda thề không bao giờ quay lại J.League chơi bóng
Trong buổi họp báo trước thềm mùa giải mới, HLV đội tuyển Campuchia thừa nhận đang bận rộn khi kết hợp chơi bóng, cầm quân và cả kinh doanh.
Ngày 19/10, giải vô địch quốc gia (VĐQG) Australia mùa đầu tiên trong sự nghiệp của Keisuke Honda chính thức bắt đầu với trận derby giữa đội bóng chủ quản Melbourne Victory với CLB Melbourne City.
Keisuke Honda trong màu áo CLB Melbourne Victory. Ảnh: AAP.
Honda bị "sốc văn hóa" ở Australia
Ngôi sao của xứ sở phù tang, người được mệnh danh là "Hoàng đế", từng chinh chiến qua nhiều giải vô địch quốc gia trên thế giới trước khi đến với đất nước chuột túi.
Tuy nhiên, chưa có nơi nào như tại Australia mà kỳ chuẩn bị mùa bóng mới kéo dài tới 12 tuần, vì giải bóng đá ở đây phải đợi các giải quốc nội của nhiều môn khác kết thúc thì mới có thể bắt đầu.
Cựu cầu thủ của AC Milan cho biết: "Mọi người đều đang chờ đợi mùa giải mới bắt đầu. Australia phải kết thúc mùa bóng bầu dục, thì mới đến chúng tôi bắt đầu giải bóng đá. Khá kỳ lạ và độc đáo. Tuy nhiên, tôi vẫn đang tìm hiểu về văn hóa Australia, thật tuyệt vời".
Honda càng tỏ ra ngạc nhiên hơn khi anh như bị "thẩm vấn" trong buổi trò chuyện bàn tròn với các phóng viên tại buổi ra mắt A.League 2018/19: "Điều này thật kỳ lạ. Tôi chưa bao giờ thực hiện những cuộc phỏng vấn như thế này ở Nhật Bản".
Tâm trí của Honda dường như vẫn rối bời khi thích nghi với nền văn hóa Australia và những câu chuyện "lập dị" của nền bóng đá nước này. Anh vẫn còn cảm thấy khó hiểu trước thực tế các buổi tập luyện của CLB Victory tại Gosch's Paddock ở Melbourne đều mở rộng cửa cho người hâm mộ.
"Thật sự kỳ lạ. Những bí mật tập luyện sẽ như thế nào? Tất cả HLV mà tôi làm việc cùng đều rất ghét bị theo dõi khi đang đào tạo chiến thuật. Thế nhưng, ở đây, mọi người đến xem đều được chào đón", Honda không giấu nổi sự ngạc nhiên.
Honda dày dặn kinh nghiệm khi từng chơi cho nhiều giải VĐQG trên thế giới. Ảnh: Kyodo.
Thề không bao giờ chơi tại J.League nữa
Năm 2004, Honda lần đầu tiên ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp cho CLB Nagoya Grampus của J.League, Nhật Bản.
Mặc dù rất yêu mến xứ sở hoa anh đào, Honda cho biết anh lại không thoải mái khi phải sống trên quê hương mình: "Có nhiều quy tắc và tôi đã sớm thất vọng khi còn là một đứa trẻ trong trường học".
"Giáo viên và nhiều người khác nói với tôi rằng: Đừng làm thế này, đừng làm thế kia, và tôi luôn nghĩ: Vì sao? Đó không phải là tự do. Tôi thích tự do", Honda nói.
Và chỉ 3 mùa giải chơi tại J.League, anh đã cất cánh sang Hà Lan khoác áo VVV-Venlo, lòng tự hứa sẽ không bao giờ chơi cho một CLB Nhật Bản nào nữa. Những năm tiếp theo, Honda chu du đến Nga, Italy và Mexico. Điểm đến hiện tại của anh là Australia, CLB Melbourne Victory bằng bản hợp đồng kéo dài một năm.
Campuchia là đội tuyển đầu tiên của Honda ở cương vị HLV. Ảnh: Fox Sports Asia.
"Điên rồ" khi làm nhiều việc cùng lúc
Tại buổi họp báo, tân binh của Victory thừa nhận bản thân anh không có trí nhớ tốt. Đó là kết quả của cuộc sống bận rộn, nơi anh chỉ biết hướng tới hiện tại và tương lai thay vì nhìn về quá khứ.
Anh chia sẻ về công việc mình đang làm: "Tôi rất bận rộn. Tôi đang quản lý đội ngũ huấn luyện của đội tuyển Camphuchia và cũng thực hiện nhiều công việc kinh doanh".
"Có thể bạn chưa biết, tôi phải quản lý 140 nhân viên trong công ty, mọi người đều muốn đặt lịch hẹn mỗi ngày và tôi phải từ chối. Xin lỗi nhé, hôm nay tôi có cuộc phỏng vấn quan trọng với các phóng viên rồi. Bạn có thể thấy rằng mùa giải này tôi đã bận rộn điên rồ như thế nào", Honda nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đối với một ngôi sao đã thi đấu chuyên nghiệp hơn 14 năm, bóng đá là điều anh đặt lên trên hết.
Cựu tuyển thủ Nhật Bản thừa nhận: "Khi bắt đầu kinh doanh cách đây 6 năm, tôi không thể tập trung vào bất kỳ việc gì. Nhưng hiện tôi đã có thể thay đổi tâm trí của mình một cách dễ dàng ở trên lẫn ngoài sân cỏ".
"Khi nhận thất bại trên sân, tôi vẫn còn một cuộc hẹn nữa sau trận đấu hoặc điều gì đó tương tự. Ngày xưa khi thua tôi không tài nào ngủ được, nhưng giờ khi buổi hẹn với đối tác kinh doanh tiến triển tốt đẹp, tôi có thể thay đổi tâm trạng dễ dàng", Honda chia sẻ về cách anh cân bằng cuộc sống của một cầu thủ và doanh nhân.
Hiện Keisuke Honda sẵn sàng bước vào trận ra quân của mùa giải A.League đầu tiên trong sự nghiệp. Nếu anh cùng Victory vô địch thêm một lần nữa, đội bóng của thành phố Melbourne sẽ vượt qua những "gã khổng lồ" như Marconi, Sydney City and South Melbourne để trở thành CLB thành công nhất trong lịch sử bóng đá Australia.
Theo zing.vn
Chết mê nụ cười tỏa nắng của người đẹp lướt ván Gây ấn tượng với người đối diện bởi nụ cười tỏa nắng cùng khuôn mặt xinh đẹp, Stephanie Gilmore được xem là một trong những VĐV lướt ván đẹp nhất thế giới. Stephanie Gilmore sinh ngày 29/1/1988 tại Murwillumbah, Australia. Hiện tại, cô đang sinh sống tại Tweed Heads , New South Wales, Australia. Nụ cười tỏa nắng của Gilmore. Cô còn làm...