Australia và Việt Nam thúc đẩy cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư
Trong hai ngày 22 và 23/6, tại thành phố Sydney, Hội đồng Kinh doanh Australia – Việt Nam (AVBC) đã tổ chức hội nghị thúc đẩy cơ hội thương mại và đầu tư giữa Australia và Việt Nam thông qua hợp tác thực hiện Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế song phương được hai nước ký kết vào cuối năm 2021.
Tổng lãnh sự Nguyễn Đăng Thắng phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo AVBC, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney phụ trách các bang New South Wales, Queensland và Nam Australia Nguyễn Đăng Thắng, đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, cơ quan đầu tư bang New South Wales và gần 100 doanh nghiệp hai nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Kiếm Đinh, Chủ tịch AVBC, nêu rõ Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế song phương được công bố bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt vào tháng 12 năm ngoái là cam kết bằng văn bản của cả hai nước thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ trên nhiều lĩnh vực hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm ở cả hai quốc gia. Ông cho biết, trong năm 2022, AVBC và các doanh nghiệp thành viên đặt trọng tâm vào tổ chức các hoạt động triển khai Chiến lược, bao gồm tăng cường thương mại và đầu tư hai chiều giữa Australia và Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng lãnh sự Nguyễn Đăng Thắng khẳng định quan hệ Việt Nam – Australia đang ở thời điểm rất sôi động, đúng như đánh giá của Thủ tướng Việt Nam vào năm 2019 rằng quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Quan hệ này được xây dựng dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, các lợi ích chung và quan điểm tương đồng về các vấn đề quốc tế.
Video đang HOT
Về lĩnh vực kinh tế, hai nước đều cam kết hướng tới một hệ thống thương mại quốc tế mở và do đó đã trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại khu vực, bao gồm cả những hiệp định hiện đại như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Vào tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng hai nước đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow (COP26) và ký kết Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế, theo đó Việt Nam và Australia đặt mục tiêu trở thành 10 đối tác thương mại hàng đầu và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều. Chiến lược xác định tám lĩnh vực chính mà Việt Nam và Australia có thế mạnh đặc biệt để xây dựng nhằm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư, bao gồm giáo dục; kỹ năng và đào tạo; tài nguyên và năng lượng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất; du lịch; khoa học, công nghệ và đổi mới; kinh tế số.
Cập nhật tình hình thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua, Tổng lãnh sự Nguyễn Đăng Thắng cho biết trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt mức kỷ lục là 9 tỷ AUD (6,22 tỷ USD), tăng 32,18% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một thành tích rất có nghĩa trong bối cảnh thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng đang chứng kiến sự gián đoạn chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra.
Trong khi đó, đầu tư hai chiều giữa Việt Nam và Australia hiện ở mức hơn 3,5 tỷ AUD (2,45 tỷ USD), trong đó vốn đầu tư của Australia chiếm khoảng 75%. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay và Australia luôn nằm trong top 20 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, tuy vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước.
Theo Tổng lãnh sự Nguyễn Đăng Thắng, trong thời gian tới hai nước có thể tăng kim ngạch thương mại hơn nữa bằng cách không chỉ kinh doanh nhiều hơn các mặt hàng truyền thống như thủy sản, nông sản, khoáng sản, may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng mà còn bằng cách mở rộng sang các sản phẩm khác mà hai nước có lợi thế so sánh trên thị trường toàn cầu.
Ông bày tỏ tin tưởng với môi trường chính trị – xã hội ổn định, khuôn khổ pháp lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện và dân số gần 100 triệu người, trong đó 70% là thanh niên và có trình độ học vấn, Việt Nam sẽ sớm trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư Australia.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện doanh nghiệp hai nước đều thống nhất cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất cho việc tìm hiểu cơ hội và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại mỗi nước trên cơ sở tầm nhìn và kế hoạch thực hiện Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Việt Nam – Australia. Tiềm năng cho sự phát triển và mở rộng quan hệ đầu tư kinh doanh giữa hai bên còn rất lớn trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, xây dựng, tài chính – ngân hàng đến dịch vụ môi trường và sức khỏe, thông qua việc khai thác các thế mạnh của nhau và hướng ra thị trường toàn cầu.
Bất ngờ với nguyên nhân thiếu điện tại Australia
Australia đang đối mặt với nguy cơ phải cắt điện luân phiên, nhất là tại thành phố Sydney, thủ phủ bang New South Wales. Dự kiến, Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ phải vào cuộc xủ lý vấn đề năng lượng.
Australia nỗ lực giảm thiểu nguy cơ lưới điện bị quá tải. Ảnh:news.com.au
Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Năng lượng Australia Chris Bowen ngày 16/6 đã hối thúc các hộ gia đình tại thành phố Sydney, thủ phủ bang New South Wales, tắt bớt đèn vào buổi tối để giảm thiểu nguy cơ lưới điện bị quá tải và gây mất điện.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Bowen khẳng định nhà chức trách đang nỗ lực khôi phục sản lượng của các máy phát điện chạy bằng than, đồng thời hối thúc các gia đình tại bang New South Wales tiết kiệm điện nhiều nhất có thể mà không phải từ bỏ một số nhu cầu thiết yếu như sưởi ấm. Ông bày tỏ lạc quan rằng Australia sẽ tránh được nguy cơ phải cắt điện luân phiên, đồng thời kêu gọi người dân hạn chế sử dụng thiết bị điện trong khung giờ 18h-20h. Bộ trưởng nêu rõ nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu điện hiện nay là do các trạm phát điện lỗi thời ngừng hoạt động đột ngột, đồng thời cho biết công tác sửa chữa đang được đẩy nhanh.
Dự kiến Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ có cuộc họp với lãnh đạo các bang trong ngày 17/6. Đây là cuộc họp chính thức đầu tiên kể từ khi Công đảng lên nắm quyền vào tháng 5 vừa qua và vấn đề năng lượng là một trong các nội dung chính của chương trình nghị sự.
Trước đó, Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Australia (AEMO) thông báo đóng cửa một số thị trường điện giao ngay ở trong nước để kịp thời ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng lan rộng. Đây là một bước đi chưa từng có tiền lệ của AEMO, cho phép cơ quan này tiếp quản Thị trường Điện quốc gia (NEM), qua đó có quyền thiết lập giá bán buôn điện ở tất cả các khu vực mà NEM hoạt động cũng như kiểm soát tất cả các nhà máy phát điện để đảm bảo duy trì cung cấp điện cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Ngoài ra, AEMO sẽ được quyền sử dụng các trạm phát điện để đáp ứng nhu cầu. Toàn bộ hệ thống nhà máy sản xuất và phân phối điện phải đảm bảo sẵn sàng công suất, hoạt động theo chỉ đạo của AEMO.
Những rắc rối liên quan tới hoạt động cung cấp điện của Australia bắt nguồn từ việc chi phí sản xuất điện tăng vọt, do cuộc xung đột ở Ukraine (U-crai-na) thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí đốt của nước này, cộng với thời tiết bất ngờ chuyển lạnh vào mùa Đông đẩy nhu cầu nội địa gia tăng. Trong khi chi phí sản xuất tăng cao, các nhà cung cấp điện của Australia lại phải chịu mức áp giá trần bán điện, mà theo họ là không đủ bù chi phí. Nhiều nhà máy phát điện đã lựa chọn hạn chế nguồn cung ra thị trường để đáp ứng với giới hạn giá bán buôn được quản lý
Chùm ảnh Sydney chìm trong nước do trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ Sydney, thành phố lớn nhất Australia thuộc bang New South Wales, đang phải trải qua đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ trở lại đây. Toàn cảnh các căn nhà ngập trong nước ở Woodburn thuộc bang New South Wales. Ảnh: Getty Images Khoảng 60.000 người dân Sydney đã nhận được lệnh sơ tán sau khi mưa lớn kèm lũ...