Australia và Mỹ đẩy mạnh quan hệ trong cuộc họp AUSMIN lần thứ 33
Các Bộ trưởng cam kết mở rộng hợp tác song phương và với các đối tác cũng như các thể chế khu vực, chủ yếu là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở, ổn định, hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng chủ quyền, nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Australia Penny Wong (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Mỹ Antony Blinken ở Brisbane, ngày 28/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 29/7, tại thành phố Brisbane của Australia, Ngoại trưởng Australia Penny Wong và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã có cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin nhằm thúc đẩy liên minh Australia – Mỹ, cũng như sự hợp tác giữa hai nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn cầu.
Tuyên bố chung sau cuộc họp nêu rõ liên minh Australia – Mỹ chưa bao giờ mạnh mẽ hơn hiện nay. Dựa trên những giá trị chung, đây là mối quan hệ đối tác vì lợi ích chiến lược. Các Bộ trưởng cam kết mở rộng hợp tác song phương và với các đối tác cũng như các thể chế khu vực, chủ yếu là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở, ổn định, hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng chủ quyền, nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Các Bộ trưởng của Australia và Mỹ cam kết tăng cường hơn nữa sự can dự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong các lĩnh vực như phát triển kinh tế và xã hội, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh, kết nối, quản trị tốt, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai kịp thời, hiệu quả, an ninh y tế và các sáng kiến phục hồi.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc tất cả các quốc gia được tự do thực hiện các quyền phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như quyền quản lý và phát triển tài nguyên biển.
Các Bộ trưởng Australia và Mỹ nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành động gây mất ổn định ở Biển Đông, chẳng hạn như các cuộc chạm trán không an toàn trên biển và trên không, quân sự hóa các thực thể tranh chấp, sử dụng nguy hiểm các tàu bảo vệ bờ biển và dân quân biển, các nỗ lực phá vỡ các hoạt động phát triển ngoài khơi của các nước khác.
Các Bộ trưởng cam kết hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á cũng như các quốc gia khác nhằm thúc đẩy ổn định và an ninh trên các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng của khu vực, bao gồm cả Biển Đông. Các Bộ trưởng cũng cam kết tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực của các đối tác Đông Nam Á để giúp họ quản lý các lĩnh vực hàng hải. Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết đối với vai trò trung tâm của ASEAN và cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt bao gồm Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng; nhấn mạnh vai trò của EAS với tư cách là diễn đàn của các nhà lãnh đạo hàng đầu trong khu vực nhằm giải quyết các thách thức chiến lược và bày tỏ sự ủng hộ liên tục đối với việc triển khai thực chất Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh cam kết hợp tác với các Quốc đảo Thái Bình Dương thông qua cấu trúc khu vực hiện có, công nhận tính trung tâm của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) và hỗ trợ các mục tiêu của Chiến lược 2050 cho Lục địa Thái Bình Dương Xanh; tiếp tục tham khảo ý kiến và được hướng dẫn bởi các ưu tiên của Thái Bình Dương, đồng thời khuyến khích các đối tác khác theo đuổi tương tự cách thức thực hành tốt nhất là cam kết minh bạch và đặt lợi ích của Thái Bình Dương lên hàng đầu.
Các Bộ trưởng của Australia và Mỹ cũng đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong Bộ tứ (Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) nhằm hỗ trợ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở, ổn định và thịnh vượng.
Các Bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác để giải quyết khủng hoảng khí hậu thông qua việc thực hiện Hiệp ước Chuyển đổi Khí hậu, Khoáng sản Quan trọng và Năng lượng Sạch Australia – Mỹ do Thủ tướng Anthony Albanese và Tổng thống Joe Biden công bố vào tháng 5/2023.
Trung Quốc cân nhắc nối lại nhập khẩu than của Australia
Hãng tin Reuters của Anh cho biết Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia (NDRC) Trung Quốc đã cho phép 3 công ty điện lực và 1 công ty sản xuất thép hàng đầu của nước này nối lại nhập khẩu than từ Australia.
Đây là động thái đầu tiên như vậy kể từ khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm không chính thức mua bán than với Australia năm 2020.
Khai thác than phục vụ xuất khẩu tại mỏ than ở Newcastle, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết vào ngày 3/1, NDRC đã triệu tập các công ty China Datang Corp, China Huaneng Group, China Energy Investment Corp và China Baowu Steel Group tham dự cuộc họp thảo luận việc nối lại nhập khẩu than của Australia. Hiện NDRC và 4 công ty trên chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Thông tin về việc Trung Quốc nới lỏng một phần lệnh cấm nhập khẩu than của Australia được đưa ra sau khi người đứng đầu Bộ Ngoại giao hai nước gặp nhau tháng 12 năm ngoái nhằm cải thiện quan hệ song phương khá lạnh nhạt. Cuộc gặp diễn ra khi Ngoại trưởng Australia Penny Wong thăm Trung Quốc nhân kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một Ngoại trưởng Australia trong 4 năm qua và được giới quan sát đánh giá là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ song phương đang được cải thiện.
Trước đó, Thủ tướng Australia Anthony Albanese nêu rõ Australia đang tìm kiếm mối quan hệ ổn định với Trung Quốc và sẽ hợp tác với Bắc Kinh trong những lĩnh vực phù hợp.
Australia thúc đẩy mối quan hệ ổn định với Trung Quốc Ngoại trưởng Australia Penny Wong sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 20/12. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một Ngoại trưởng Australia trong 4 năm qua và được giới quan sát đánh giá là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang tiếp tục được cải thiện. Ngoại trưởng Australia Penny Wong. Ảnh: AFP/TTXVN Theo chính quyền...