Australia ủng hộ giải quyết mọi vấn đề trên Biển Đông theo Luật Biển 1982
Sau khi Mỹ bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định nước này “ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải” ở vùng biển này.
Australia là nước mới nhất lên tiếng về lập trường Biển Đông mới của Mỹ. Phát biểu trước báo giới hôm 16/7, Thủ tưởng Australia Scott Morrison khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục lập trường nhất quán là ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải trên Biển Đông”.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Australia cũng khẳng định điều này khi cho biết “quan điểm lâu dài và nhất quán của Australia là tất cả các yêu sách ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982″.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Tuyên bố này đồng thời khẳng định “phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 về Biển Đông cho thấy không có căn cứ pháp lý cho các yêu sách lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực nằm trong đường chín đoạn ngoài những quy định được nêu trong UNCLOS 1982. Phán quyết của Tòa trọng tài là quyết định cuối cùng, ràng buộc với các bên và Australia kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết này”.
Đối với tranh chấp tại Biển Đông, từ trước đến nay, Australia luôn kiên định quan điểm không đứng về bên nào trong tranh chấp và khẳng định các tranh chấp cần được giải quyết dựa theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Hiện diện về quân sự của Australia ở Biển Đông vẫn còn khiêm tốn. Lần gần đây nhất nước này công khai hoạt động tại Biển Đông là vào tháng 4/2020. Tại thời điểm đó, tàu hộ vệ tên lửa của Australia đã tham gia tập trận chung với nhóm tàu chiến Mỹ gần khu vực tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc hoạt động.
Căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Australia leo thang trong thời gian gần đây. Hai bên đã có những hành động đáp trả bằng cuộc chiến ngôn từ, cũng như các hành động trên thực tế. Canberra gần đây đã điều chỉnh chiến lược quốc phòng trước các mối đe dọa tiềm tàng từ các hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực.
Trước Australia, Philippines và Indonesia đã có phản ứng sau khi sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về “Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về “Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này, Philippines bày tỏ sự ủng hộ trong khi Indonesia cho rằng đó là điều rất “hợp lý”.
Ngày 15/7, liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“ Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó“.
Bà Hằng nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Thủ tướng Australia xin lỗi vì phát ngôn 'không có chế độ nô lệ'
Thủ tướng Morrison xin lỗi vì nói "không có chế độ nô lệ" ở Australia, sau khi hứng chỉ trích phớt lờ lịch sử lao động cưỡng bức của đất nước.
"Những bình luận của tôi không có ý xúc phạm. Nếu có, tôi vô cùng hối hận và xin lỗi vì điều đó", Thủ tướng Australia Scott Morrison nói tại cuộc họp báo ở Canberra hôm nay, khẳng định ông luôn ủng hộ quyền của người bản địa nước này.
Morrison cho biết nhận xét "không có chế độ nô lệ" của ông chỉ nhằm đề cập cụ thể tới thực tế là thuộc địa New South Wales đầu tiên của Australia đã được thành lập mà không sử dụng rộng rãi lao động nô lệ.
"Tôi chỉ đơn giản cố đưa ra quan điểm rằng Australia, đúng vậy, cũng có những vấn đề trong lịch sử, tôi và chúng ta đều thừa nhận và cần phải giải quyết chúng", Thủ tướng Morrison nói thêm.
Thủ tướng Australia Scott Morrison tại cuộc họp báo ở Canberra hôm nay. Ảnh: AFP.
Phát ngôn gây tranh cãi của Thủ tướng Australia được đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 11/6, trong đó ông đã nhận xét về các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ cũng như toàn thế giới và kêu gọi dỡ các bức tượng của nhà thám hiểm người Anh James Cook, người đã tới Australia mở đường cho cuộc xâm lược thuộc địa của châu Âu.
Các cuộc biểu tình khởi phát từ Mỹ sau cái chết của George Floyd đã lan sang nhiều nước, trong đó có Australia. Phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" ở Australia đã tập trung vào vấn đề phân biệt đối xử với người bản địa, bao gồm cả những cái chết của thổ dân bị giam.
Giới chức Australia đã cảnh báo các cuộc biểu tình thu hút hàng chục nghìn người có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm nCoV. Nước này cũng cảnh cáo sẽ phạt tiền hoặc bắt những người biểu tình vi phạm các quy tắc cách biệt cộng đồng để ngăn Covid-19.
Australia tuyên bố không để Trung Quốc 'chèn ép' Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố ông sẽ không để bị hăm dọa hay chèn ép trong quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc. "Chúng tôi là quốc gia giao dịch mở, là đối tác, nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị trước sự chèn ép do bất cứ bên nào đưa ra",...