Australia thúc giục các đại gia công nghệ Mỹ sớm ký thỏa thuận truyền thông
Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Australia ( ACCC) vừa thúc giục hai ‘gã khổng lồ’ công nghệ Mỹ Facebook và Google cần nhanh chóng đạt được một thỏa thuận với các công ty truyền thông truyền thống ở Australia.
Nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp can thiệp của chính phủ.
Biểu tượng Google.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 25/12, Chủ tịch của ACCC, ông Rod Sims đã gửi thư cho các giám đốc điều hành chi nhánh Google và Facebook tại Australia yêu cầu các hãng này thông báo cho ACCC các nội dung đàm phán và các cam kết dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tháng 1/2020.
Video đang HOT
Bức thư cũng nêu mốc thời gian cụ thể cho các cuộc đàm phán, yêu cầu phải đệ trình một bản dự thảo thỏa thuận đầy đủ lên ACCC vào tháng 10/2020 để xem xét dựa trên các khuyến nghị của ACCC đã được Chính phủ Australia thông qua nhằm kiềm chế sức mạnh về thị trường của các đại gia công nghệ tại các thị trường kỹ thuật số trong nước.
Trong các khuyến nghị của mình, ACCC đề xuất mọi thỏa thuận nào giữa các “gã khổng lồ” công nghệ và các công ty truyền thông truyền thống địa phương cũng cần bao gồm việc chia sẻ dữ liệu, thông báo sớm về thay đổi xếp hạng hoặc hiển thị tin tức, khả năng có doanh thu và chia sẻ doanh thu từ nội dung tin tức. Bức thư nhấn mạnh cần phải tiến hành đàm phán một cách thiện chí và nhanh nhất có thể để đáp ứng các thời hạn do ACCC đưa ra và cập nhật nội dung đàm phán, dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, cho ACCC và cho chính phủ trong tháng 5/2020.
Bức thư nêu rõ tiến hành đàm phán là trách nhiệm của các nền tảng công nghệ và doanh nghiệp truyền thông. Tuy nhiên, ACCC có thể can thiệp bất cứ lúc nào nếu thấy rằng các cuộc đàm phán không tiến triển phù hợp và Chính phủ Australia có thể sẽ đưa ra một khuôn khổ thương lượng bắt buộc nếu các cuộc đàm phán không đạt được kết quả phù hợp trong khung thời gian dự kiến. Người đứng đầu ACCC cho biết việc quản lý hoạt động của các đại gia công nghệ Mỹ đã được thực hiện trên toàn thế giới, trong đó có Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Australia nỗ lực ngăn chặn các phần tử khủng bố khai thác nền tảng số
Bộ trưởng An toàn Kỹ thuật số sẽ quyết định trường hợp cụ thể nào cần bị cấm và sẽ phối hợp với các công ty trong lĩnh vực này để đưa ra giải pháp.
Hôm nay (25/8), chính phủ Australia thông báo sẽ thiết lập một khuôn khổ nhằm ngăn chặn các tên miền Internet có chứa các yếu tố khủng bố trong thời gian xảy ra các sự kiện khủng hoảng, đồng thời cân nhắc các biện pháp pháp lý nhằm buộc các nền tảng kỹ thuật số phải nâng độ an toàn cho các dịch vụ của mình.
Hình ảnh minh họa về khủng bố trong thế giới mạng. Ảnh: PCDN.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng An toàn Kỹ thuật số Australia Paul Fletcher cho biết: "Sau các cuộc tấn công ở Christchurch, New Zealand, lực lượng đặc biệt mà chính phủ thành lập đã khuyến nghị rằng chúng tôi cần phải có hành động mạnh mẽ hơn và hôm nay, tôi có thể thông báo rằng trong những tuần tới chúng tôi sẽ ban hành một hướng dẫn chính thức theo đạo luật viễn thông, để có thể cho phép và hỗ trợ vấn đề pháp lý cần thiết đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Australia, đồng thời có thể giúp ngăn chặn các phần tử cực đoan khai thác nền tảng kỹ thuật số thực hiện tấn công khủng bố".
Theo hướng dẫn mới này, Bộ trưởng An toàn Kỹ thuật số là người sẽ quyết định từng trường hợp cụ thể nào cần bị cấm và sẽ phối hợp với các công ty trong lĩnh vực này để đưa ra các giải pháp nhằm nhanh chóng chặn khả năng truy cập trong trường hợp xảy ra tấn công. Trung tâm Điều phối khủng hoảng 24/7 sẽ được thành lập để giám sát thế giới mạng nhằm phát hiện các yếu tố khủng bố hoặc bạo lực cực đoan. Tuy nhiên, Chính phủ Australia không nêu rõ lựa chọn pháp lý nào sẽ được sử dụng nếu các nền tảng kỹ thuật số không cải thiện độ an toàn.
Từ nay đến cuối tháng 9, các "gã khổng lồ" công nghệ như Facebook, YouTube, Amazon, Microsoft và Twitter, cùng với các nhà mạng như Telstra, Vodafone, TPG và Optus sẽ phải cung cấp chi tiết cho chính phủ các khuyến cáo của mình. Các công ty trên đều là thành viên của "Lực lượng phản ứng nhanh chống khủng bố và các yếu tố bạo lực cực đoan trên mạng", lực lượng đã khuyến cáo thành lập một khuôn khổ rõ ràng.
Hiện chưa rõ động thái này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc truyền thông đưa tin về các vụ khủng bố hoặc các cuộc bạo động khác. Hồi đầu tháng này, hãng tin Sky News của New Zealand đã bị Cơ quan tiêu chuẩn truyền thông nước này phạt 4.000 đô la New Zealand vì cho đăng tải nhiều đoạn băng video dù đã được chỉnh sửa từ đoạn băng quay trực tiếp dài 17 phút của kẻ tấn công ở Christchurch trong thời gian xảy ra vụ việc.
Cơ quan trên lập luận rằng khi được đưa lên mặt báo, các đoạn băng có chứa nội dung bạo lực có thể gây nguy hiểm hoặc lo lắng, đau buồn nơi người xem, hoặc có thể vô tình tiếp tay cho thông điệp của thủ phạm.
Australia và New Zealand đã tăng cường kiểm duyệt các trang mạng và các công ty truyền thông xã hội kể từ sau vụ tấn công đẫm máu tại hai đền thờ ở Christchurch làm 51 người thiệt mạng. Trong vụ tấn công này, chính thủ phạm đã phát trực tiếp vụ việc qua mạng xã hội Facebook./.
Theo vov
Úc chuẩn bị các biện pháp kiềm chế Google, Facebook Nhà quản lý Úc cảnh báo sức mạnh thị trường 'khủng' và tác động tới cộng đồng của các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Google. Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh Úc (ACCC) đang kêu gọi ra quy định mới đối với Facebook, Google và các gã khổng lồ công nghệ khác. Nếu các khuyến nghị của ủy ban...