Australia ra mắt phần mềm ứng dụng truy vết người bị Covid-19
Bộ trưởng Y tế Australia khẳng định phần mềm truy vết Covid-19 này có tính bảo mật cao và người sử dụng có thể lựa chọn cung cấp dữ liệu hay không.
Chiều 25/4, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt ra mắt ứng dụng truy vết người mắc Covid-19 có tên gọi là “ COVIDSafe” để giúp các nhân viên y tế của nước này có thể phát hiện các trường hợp có khả năng bị lây nhiễm Covid-19 từ những người bệnh.
Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt đảm bảo ứng dụng COVIDSafe không xâm phạm quyền riêng tư của người dân Australia.
Ứng dụng này được cho là công cụ hữu hiệu để chính quyền kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Video đang HOT
Bắt đầu từ 18h tối 26/4 (theo giờ địa phương), người dân Australia có thể tải ứng dụng truy dấu người mắc Covid-19 “COVIDSafe” xuống điện thoại di động để giúp các nhân viên y tế có thể nhanh chóng tìm ra những người có nguy cơ bị Covid-19. Những người sử dụng ứng dụng sẽ được thông báo nếu có tiếp xúc với người bị Covid-19. Đồng thời, ứng dụng cho phép các nhân viên y tế có thể tìm được những người mà bệnh nhân từng tiếp xúc trong khoảng thời gian từ 15 phút trở lên trong khoảng cách 1,5m.
Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt khẳng định các dữ liệu mà ứng dụng thu thập được sẽ được lưu trên điện thoại trong vòng 21 ngày và chỉ được chia sẻ cho các nhân viên y tế nếu người sử dụng đồng ý.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Greg Hunt cũng cho biết, ứng dụng này cũng có tính bảo mật cao vì thế người sử dụng không phải lo ngại về khả năng các thông tin cá nhân bị xâm phạm: “Dữ liệu sẽ được lưu giữ trên máy chủ đặt tại Australia và không một ai có thể truy cập các thông tin này ngoài các nhân viên y tế của các bang để phục vụ mục đích duy nhất là truy tìm những người mà người mắc Covid-19 đã có tiếp xúc gần. Vi phạm các quy định này thì có thể bị ngồi tù. Các dữ liệu mà ứng dụng này thu thập không bao gồm vị trí địa lý và chính quyền liên bang cũng không thể truy cập vào các dữ liệu này. Điều quan trọng là các dữ liệu mà ứng dụng thu thập được trên điện thoại sẽ bị xóa sau 21 ngày.”
Ứng dụng “COVIDSafe” được chính quyền Australia coi là một trong những công cụ hữu hiệu để kiểm soát dịch Covid-19. Tuy vậy, chính quyền không bắt buộc mà chỉ khuyến khích người dân tải ứng dụng này xuống điện thoại di động. Chính quyền Australia đặt mục tiêu khoảng 40% dân số sẽ tải và sử dụng ứng dụng này.
Tiến sỹ Tony Bartone, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia cho biết, ứng dụng “COVIDSafe” không chỉ giúp cho bản thân và những người xung quanh mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của các bác sỹ và nhân viên y tế. Tiến sỹ Tony Bartone nhấn mạnh, dùng ứng dụng này cũng sẽ giúp “người dân Australia có thêm tự do trong cuộc sống hàng ngày trong lúc phải đối mặt với Covid-19″.
Ngoài việc khuyến khích người dân tải và sử dụng ứng dụng “COVIDSafe”, Australia cũng vừa mở rộng diện xét nghiệm ra toàn bộ những người có triệu chứng Covid-19 để sớm phát hiện các trường hợp bị bệnh. Cho đến lúc này, Australia đã thực hiện gần 500.000 xét nghiệm qua đó phát hiện hơn 6.700 ca bệnh, 83 người trong số này đã thiệt mạng./.
Việt Nga
Ứng dụng Mail trên iPhone dính lỗ hổng nghiêm trọng,dễ bị phần mềm độc hại tấn công
Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công phát tán phần mềm độc hại trên thiết bị iOS một cách tinh vi mà không cần người dùng làm bất cứ điều gì.
Ứng dụng Mail trên iPhone dính lỗ hổng nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Nhật báo Phố Wall vừa dẫn một báo cáo nghiên cứu của công ty nghiên cứu bảo mật ZecOps cho biết một lỗ hổng mới được phát hiện trong ứng dụng Mail cho phép kẻ tấn công phát tán phần mềm độc hại trên thiết bị iOS mà không cần người dùng làm bất cứ điều gì như nhấn vào một liên kết hoặc tải xuống một tệp tin.
Các nhà nghiên cứu bảo mật của ZecOps không nêu chính xác cách thức hoạt động của cuộc tấn công qua Mail, nhưng cho biết nó có thể sẽ liên quan đến việc gửi một thông điệp được thiết kế đặc biệt.
Việc khai thác lỗ hổng trên có thể đã được tin tặc sử dụng trong một thời gian. ZecOps cho biết họ có bằng chứng kẻ tấn công đã sử dụng lỗ hổng trong ít nhất hai năm.
Đã có ít nhất sáu mục tiêu được phát hiện, bao gồm các nhân viên tại một công ty viễn thông Nhật Bản, một công ty lớn ở Bắc Mỹ, các công ty công nghệ cao ở Israel và Ả Rập Saudi, một cá nhân người Đức và một nhà báo châu Âu.
Hiện tại Apple không đưa ra bất cứ lời bình luận nào liên quan đến vấn đề trên. Tuy nhiên, nhiều khả năng công ty đã khắc phục lỗ hổng trong bản cập nhật iOS 13.4.5 beta.
Vũ Đậu
Chính sách của Apple cản trở ứng dụng truy vết Pháp cho biết việc phát triển ứng dụng truy vết người nhiễm Covid-19 của họ đang bị chậm trễ và đề nghị Apple bỏ rào cản liên quan tới Bluetooth. Hệ điều hành của Apple ngăn các ứng dụng truy vết sử dụng kết nối Bluetooth chạy nền liên tục, nếu những dữ liệu đó bị truyền đi khỏi thiết bị, nhằm bảo...