Australia, Nhật Bản mở lại các hoạt động xã hội

Theo dõi VGT trên

Ngày 15/5, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ Australia đã thực hiện thành công giai đoạn một của quá trình nới lỏng các hạn chế xã hội và kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 ở nước này.

Australia, Nhật Bản mở lại các hoạt động xã hội - Hình 1
Bảng nhắc nhở người dân thực hiện giãn cách xã hội để phòng lây nhiễm COVID-19 tại trung tâm thương mại ở Canberra, Australia, ngày 6/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Tuyên bố trên của ông Morrison được đưa ra chỉ một tuần sau khi Nội các quốc gia đồng ý về lộ trình ba giai đoạn cho việc dỡ bỏ các hạn chế.

Theo Thủ tướng Morrison, việc thực hiện thành công giai đoạn một của quá trình nới lỏng các các hạn chế xã hội và kinh tế cũng như lệnh cấm đi lại giữa các bang và lãnh thổ trên khắp Australia được dỡ bỏ sẽ mở ra thị trường du lịch nội địa với tiềm năng doanh thu hàng tỷ USD.

Như vậy, trong khi du lịch quốc tế vẫn đóng cửa, người dân Australia có thể hy vọng sớm quay lại các kỳ nghỉ trong nước, đặc biệt là vào dịp nghỉ học kỳ trong tháng 7.

Theo lộ trình ba giai đoạn được Nội các Quốc gia Australia thông qua vào tuần trước, trong giai đoạn hai và giai đoan ba, chính quyền các bang và vùng lãnh thổ Australia sẽ cho phép các chuyến đi du lịch nghỉ dưỡng giữa các tiểu bang cùng với việc mở lại các khu cắm trại và công viên.

Tại cuộc họp Nội các ngày 15/5, Thủ tướng Morrison cùng với lãnh đạo chính quyền các bang và lãnh thổ đã xem xét tình hình kinh tế, việc nới lỏng các hạn chế và thông qua khoản tài trợ 48 triệu AUD (hơn 31 triệu USD) cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm hỗ trợ người dân trong cuộc khủng hoảng COVID-19, cũng như cho phép nối lại tất cả các ca phẫu thuật tự chọn.

Trước thông tin về số lượng việc làm bị mất trong tháng 4 lên tới gần 600.000, ông Morrison kêu gọi các chủ quán cà phê và nhà hàng sớm mở cửa trở lại cho dù chưa thu được lợi nhuận ngay lập tức do hạn chế về số lượng khách tối đa 10 người tại cùng một thời điểm.

Trước đó vào ngày 14/5, Australia ghi nhận thêm 14 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên gần 7.000 ca, trong đó có 98 trường hợp tử vong.

Cũng liên quan tới tình hình dịch COVID-19, bệnh nhân cao tuổi nhất nhiễm virus SARS-CoV-2 của Hàn Quốc đã được xuất viện sau 67 ngày điều trị tại bệnh viện Pohang

Các quan chức y tế Hàn Quốc cho biết vào ngày 8/3, bệnh nhân Choi, 104 tuổi, sống ở trung tâm chăm người cao tuổi Gyeongsan đã được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2 với các triệu chứng ho và đau họng sau đó rơi vào tình trạng nguy kịch vào tháng 4. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện sau khi các y tế chăm sóc 24/24.

Kể từ ngày 26/3, bà Choi đã thực hiện 12 lần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 với các lần âm tính và dương tính xen kẽ. Tuy nhiên, trong hai lần xét nghiệm gần nhất, bà Choi cho kết quả âm tính nên đã được phép xuất viện. Sau khi rời hỏi bệnh viện Pohang, bà Choi đã được quay trở lại trung tâm chăm sóc cao cấp người cao tuổi Gyeongsan.

Trong khi đó, Nhật Bản thông báo cũng sẽ mở cửa biên giới theo các giai đoạn sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi của nước này đưa ra ngày 15/5 tại cuộc họp báo.

Ông Toshimitsu Motegi cho biết các doanh nhân sẽ là những người đầu tiên được phép nhập cảnh vào Nhật sau khi nước này mở cửa biên giới. Ngoài ra, ông cũng cho biết Nhật Bản sẽ dỡ bỏ các hạn chế du lịch với một số nước theo nhóm nước thay vì riêng lẻ.

Video đang HOT

Tại khu vực Nam Á, Bộ Y tế Afghanistan đã ghi nhân thêm 414 ca nhiễm mới của nước này trong vòng 24 giờ qua nâng tổng số bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tại đất nước Nam Á này lên 6.053 ca. Kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát tại Afghanistan vào tháng 2/2020, nước này đã ghi nhận 153 ca tử vong, hồi phục 754 ca.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Philippines ngày 15/5 thông báo, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này đã vượt ngưỡng 12.000 ca trong khi tổng số ca tử vong do bệnh này hiện cũng vượt quá 800 người.

Thông báo nêu rõ Philippines đã ghi nhận thêm 215 ca mắc COVID-19 và 16 ca tử vong do bệnh này, nâng tổng số ca mắc và tử vong ở nước này lần lượt lên thành 12.091 và 806 người. Tuy nhiên, quốc gia Đông Nam Á này cũng có thêm 123 bệnh nhân COVID-19 bình phục, nâng tổng số người bình phục lên 2.460.

Cùng ngày, tại Singapore, Bộ Y tế nước này xác nhận phát hiện thêm 753 ca nhiễm mới nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 26.891 ca.

Malaysia cũng thông báo ghi nhận thêm 36 ca nhiễm mới và không có ca tử vong trong vòng 24 giờ qua.

Ghế 'anh cả' thế giới bỏ trống giữa Covid-19

Trung Quốc co về phòng thủ trước chỉ trích về nguồn gốc nCoV, trong khi Mỹ loay hoay xử lý đại dịch, vai trò lãnh đạo thế giới dường như bỏ ngỏ.

Khi Australia thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc đại dịch Covid-19, không quốc gia nào khác lập tức lên tiếng hưởng ứng. Lãnh đạo các nước không biết cuộc điều tra sẽ đi đến đâu và Trung Quốc sẽ phản ứng quyết liệt đến mức nào.

Liên minh châu Âu mãi sau đó mới nhập cuộc bằng cách đưa ý tưởng này lên Đại hội đồng Y tế Thế giới sẽ diễn ra vào cuối tháng 5. Tình thế đó bỗng nhiên khiến Australia nhận ra mình đang thúc đẩy một nỗ lực củng cố các thể chế quốc tế bất chấp những lời đe dọa từ phía Trung Quốc, vai trò mà Mỹ đã dần từ bỏ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

"Chúng tôi chỉ muốn biết chuyện gì đã xảy ra để nó không lặp lại", Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 8/5 tuyên bố, đề cập đến các cuộc thảo luận của ông với lãnh đạo các nước về cuộc điều tra quốc tế nguồn gốc của nCoV, virus gây ra đại dịch khiến hơn 4,3 triệu người nhiễm và gần 293.000 người chết trên toàn cầu.

Thủ tướng Morrison khẳng định lời kêu gọi điều tra quốc tế của ông không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng tất cả manh mối hiện nay đều hướng về Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch.

Ghế anh cả thế giới bỏ trống giữa Covid-19 - Hình 1

Địa điểm gặp mặt của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản, hồi tháng 6/2019. Ảnh: NYTimes.

Giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rõ ràng rằng họ xem những lời chỉ trích về phản ứng ban đầu của nước này với Covid-19 là mối đe dọa đối với quyền lực của Bắc Kinh. Bởi vậy, lời kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của nCoV của Australia lập tức vấp phải phản ứng quyết liệt từ Trung Quốc.

Đại sứ Trung Quốc ở Australia Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) xem đề xuất điều tra toàn cầu là động thái "nguy hiểm", có thể khiến người Trung Quốc tẩy chay du lịch, nông sản của Australia và không cho con em tới nước này du học.

Biên tập viên Damien Cave và Isabella Kwai của NYTimes nhận định nếu Trung Quốc thực hiện lời đe dọa này, Australia có thể hứng chịu thiệt hại về kinh tế rất nghiêm trọng. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số một, là nước đóng góp lượng du học sinh lớn nhất, đồng thời là thị trường quan trọng nhất đối với du lịch và nông sản Australia. Ngày 10/5, các công ty sản xuất ngũ cốc Australia cảnh báo Trung Quốc đang đe dọa áp thuế cao đối với lúa mạch nước này.

Tuy nhiên, chứng kiến cách Trung Quốc trừng phạt những người cố cảnh báo sớm về Covid-19 ở Vũ Hán hay đe dọa tẩy chay thương mại, người Australia dường như đã "tỉnh ngộ". Thay vì thừa nhận sai lầm trong ứng phó với nCoV, Bắc Kinh lại lan truyền các thuyết âm mưu, khẳng định phản ứng của họ với đại dịch đáng được ca ngợi và công kích bất kỳ ai phản đối điều này.

Peter Jennings, cựu quan chức quốc phòng và hiện là giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết Covid-19 đã đập tan những ảo tưởng cuối cùng ở Australia về một "Trung Quốc tử tế", rằng họ có thể làm ăn với Bắc Kinh mà không lo ngại tới nguy cơ bị chi phối chính trị.

"Tôi nghĩ các lãnh đạo cấp cao của chúng tôi đang ngày càng dè dặt với Trung Quốc", Jennings nói. "Nói thẳng ra, tôi cho rằng họ đã thực sự chán ngấy Trung Quốc".

Trong những tình huống như vậy, Australia và nhiều nước khác thường hướng đến Mỹ, quốc gia luôn được xem là "anh cả" bảo vệ sự minh bạch và quan hệ hợp tác quốc tế trong suốt 7 thập kỷ sau Thế chiến II.

Nhưng trông cậy vào vai trò lãnh đạo của "anh cả" Mỹ vào thời điểm này dường như là điều bất khả thi. Phần lớn thế giới đều thất vọng khi thấy Mỹ, siêu cường số một thế giới, chật vật đối phó với nCoV và những phản ứng thất thường của Tổng thống Trump.

Trump tỏ ra ít quan tâm tới việc hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trong cuộc chiến chống đại dịch, khiến gần 1,4 triệu người nhiễm và hơn 82.000 người chết ở nước này. Ông khẳng định Mỹ đang mở cuộc điều tra riêng về cách Trung Quốc ứng phó với Covid-19, nhưng nhiều người lại cho rằng đây chỉ là cách ông đánh lạc hướng sự chỉ trích của dư luận về phản ứng bị coi là "tệ hại" với Covid-19.

Ghế anh cả thế giới bỏ trống giữa Covid-19 - Hình 2

Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ, hôm 11/5. Ảnh: AP.

Trump cũng tuyên bố ngừng cấp ngân sách cho WHO và Mỹ cũng không tham gia vào nỗ lực gây quỹ phát triển vaccine gần đây của Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn gây hoang mang khi đề nghị các nhà khoa học xem xét những phương pháp điều trị Covid-19 khá kỳ quặc như tiêm thuốc khử trùng vào người bệnh. Ông còn liên tục khẳng định nCoV có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, một giả thuyết mà giới chức tình báo Australia và nhiều nước phương Tây rất hoài nghi.

"Trong khủng hoảng, Mỹ thông thường sẽ huy động cả thế giới vào cuộc, dù nước này có thiếu sót đến đâu đi nữa. Nhưng lần này, khi Mỹ vắng mặt, không ai làm thay điều đó", Kevin Rudd, cựu thủ tướng Australia, cho hay.

Chiếc ghế "anh cả" này đã bị bỏ trống ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát, khi Trump luôn đề cao chính sách "nước Mỹ trên hết", bày tỏ sự hoài nghi với chính các đồng minh và liên tục rút Mỹ khỏi các cam kết, hiệp ước quốc tế.

Năm 2018, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 quốc gia đã ký một thỏa thuận thương mại thay thế, được xem như hàng rào chống ảnh hưởng ngày càng lớn từ Trung Quốc.

Khoảng trống đó càng thể hiện rõ hơn khi thế giới đối mặt với Covid-19, cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ qua, buộc các cường quốc tầm trung như Australia phải gấp gáp khôi phục những quy tắc cũ của chủ nghĩa đa phương.

Nhiều cường quốc tầm trung đã trao đổi những cách chống dịch, ủng hộ chia sẻ các giải pháp như phát triển vaccine và cùng nhau lên kế hoạch cho tương lai. Tối 7/5, Thủ tướng Morrison đã điện đàm với lãnh đạo của các quốc gia tự xem mình là "những người đi đầu", khi phản ứng nhanh và sớm làm phẳng đường cong của dịch, gồm Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Israel, Singapore và New Zealand.

Giới chức Australia cũng tham gia các cuộc trao đổi hàng tuần về tương lai sau đại dịch với một nhóm quốc gia, gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Mỹ cũng góp mặt nhưng chỉ với tư cách là thành viên thay vì lãnh đạo nhóm, theo Rory Medcalf, cựu quan chức ngoại giao và hiện là hiệu trưởng Trường An ninh Quốc gia, thuộc Đại học Quốc gia Australia.

Xét về lịch sử, Australia, quốc gia với 25 triệu dân, luôn tự thấy mình chưa đủ tầm để tạo ra sức ảnh hưởng trên vũ đài chính trị thế giới, dù nền kinh tế nước này gần tương đương với Nga. Nhưng trong các cuộc phỏng vấn, nhiều quan chức đều cho rằng Australia đã có một lịch sử kiên cường "vừa hợp tác vừa đấu tranh" với Trung Quốc.

Năm 2018, Australia là một trong những nước đầu tiên cấm hai công ty Trung Quốc là Huawei và ZTE tham gia xây dựng mạng 5G nước này, đồng thời thông qua luật chống sự can thiệp của nước ngoài.

Khi Ngoại trưởng Marise Payne ngày 19/4 thông báo về việc thúc đẩy cuộc điều tra quốc tế về nCoV, Australia đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi đẩy cuộc đối đầu với Trung Quốc lên một nấc thang mới và chấp nhận nguy cơ trở thành mục tiêu "trút giận" của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Australia không muốn đảm nhận vai trò này một mình. Canberra đang nỗ lực xây dựng một liên minh mới, với vai trò lãnh đạo được luân phiên giữa các thành viên, đủ sức để chống lại hành vi bắt nạt từ Trung Quốc cũng như lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại.

"Australia đang thiết lập lại quy tắc hợp tác để chúng ta có thể tự do hành động hơn và để làm được điều đó, bạn cần xây dựng một liên minh các quốc gia có cùng chí hướng", Andrew Hastie, thành viên nghị viện Australia, người đứng đầu Liên ủy Tình báo và An Ninh, nói.

Hastie giải thích rằng để có thể đảm nhận vai trò "lãnh đạo" trên vũ đài quốc tế, các cường quốc tầm trung như Australia cần dựa trên sức mạnh, trong đó có sức mạnh về số lượng.

Tuy nhiên, để thúc đẩy được cuộc điều tra về Covid-19, Australia sẽ cần chứng minh nhiều hơn về tính độc lập của cuộc điều tra cũng như thể hiện một nỗ lực quốc tế bền bỉ, tỉ mỉ, điều mà quốc gia này vẫn còn bỡ ngỡ.

"Thử thách thực sự sẽ là: Australia sẽ làm gì tiếp theo", Jennings đặt câu hỏi. Australia có ít kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo trên chính trường quốc tế và để khỏa lấp khoảng trống của Mỹ có vẻ "hơi quá sức".

Ghế anh cả thế giới bỏ trống giữa Covid-19 - Hình 3

Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu tại Sydney hồi tháng 2. Ảnh: AP.

Jennings gợi ý rằng nếu đề xuất điều tra Covid-19 "chết yểu" tại WHO, tổ chức đang được Trung Quốc tăng cường tài trợ sau khi Mỹ ngừng đóng góp ngân sách, Australia có thể tự xây dựng, cấp kinh phí và phụ trách một ủy ban điều tra độc lập với các thành viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Không rõ nỗ lực kêu gọi cuộc điều tra quốc tế về Covid-19 của Australia sẽ đi về đâu, nhưng nhiều nhà quan sát tin rằng những nỗ lực nhằm khôi phục hợp tác quốc tế như vậy có thể trở thành lối thoát cho thế giới giữa đại dịch, trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể hiện được vai trò của mình.

"Trật tự quốc tế dựa trên luật lệ vẫn cần được củng cố", Concetta Fierravanti-Wells, nghị sĩ Australia thường xuyên chỉ trích Trung Quốc, nói. "Nếu thế giới không hành động ngay lúc này thì còn chờ đến bao giờ nữa?"

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024
Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump
22:51:48 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024

Tin mới nhất

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

22:12:39 08/11/2024
Cuộc Triển lãm Vũ trụ và Hàng không Quốc tế Trung Quốc kéo dài 6 ngày sẽ bắt đầu vào ngày 12.11 tại thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông, theo Reuters hôm nay 8.11.

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

22:08:51 08/11/2024
Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt.

Nga ký nhiều thỏa thuận với Venezuela, ra cam kết về 'vũ khí tinh vi nhất'

22:04:47 08/11/2024
Nga và Venezuela ngày 7.11 đã ký nhiều thỏa thuận trong chuyến thăm Caracas của một quan chức cấp cao từ Điện Kremlin.

Chìm tàu gần đảo Jeju Hàn Quốc: 2 người thiệt mạng, 12 người mất tích

22:01:56 08/11/2024
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 12 người khác còn mất tích sau khi tàu cá chở 27 người bị chìm gần đảo Jeju của Hàn Quốc rạng sáng 8.11.

Israel mở rộng tấn công tại Gaza, Li Băng

21:59:18 08/11/2024
Israel mở rộng tấn công Hamas và Hezbollah, trong khi thảo luận với ông Donald Trump - tổng thống đắc cử của Mỹ, về mối đe dọa từ Iran.

Úc đề xuất cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

21:55:59 08/11/2024
Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 7.11 cam kết sẽ cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội, cho rằng ảnh hưởng lan rộng của các nền tảng như Facebook và TikTok đang thực sự gây hại cho các trẻ em của chúng ta , theo AFP.

Đường về Nhà Trắng của ông Donald Trump

21:53:50 08/11/2024
Chiến thắng của ông Donald Trump trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ khép lại giai đoạn tranh cử đầy những biến động của ứng viên đảng Cộng hòa.

Nga kêu gọi chấp nhận thực tế tại Ukraine

21:48:19 08/11/2024
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu cho rằng tình hình vùng chiến sự tại Ukraine đang không có lợi cho Kyiv và phương Tây nên chấp nhận thực tế này để đàm phán chấm dứt xung đột.

Các công ty lớn bán thực phẩm kém lành mạnh ở những nước nghèo?

21:44:59 08/11/2024
Báo cáo của Sáng kiến Tiếp cận dinh dưỡng (ATNI), tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan, đánh giá các sản phẩm của 30 công ty lớn, trong đó có Nestle (Thụy Sĩ), PepsiCo (Mỹ) và Unilever (Anh).

Khách xếp hàng hứng nước từ điều hòa ở đền cổ vì tưởng nước thiêng

21:27:57 08/11/2024
Những tín đồ xếp hàng chờ uống nước nhỏ từ bức tượng voi trong đền Shri Banke Bihari ở thành phố Vrindavan (Ấn Độ) vì nghĩ đó là nước thiêng.

Đưa bệnh nhân ốm liệt giường từ bệnh viện tới ngân hàng để rút tiền

20:40:28 08/11/2024
Một sự vụ đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc liên quan tới việc người nhà bệnh nhân phải đưa người bệnh đang nằm trên giường cấp cứu tại bệnh viện tới ngân hàng mới rút được tiền.

Có thể bạn quan tâm

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.

Báo Anh: Gần 20% binh sĩ Ukraine đào ngũ tại tiền tuyến

20:33:58 08/11/2024
Truyền thông phương Tây cho biết tình trạng binh sĩ Ukraine tự động rời khỏi lực lượng mà không báo cáo trên tiền tuyến (AWOL) đang khiến Kiev đối mặt với thách thức.