Australia kiện thuế rượu vang Trung Quốc lên WTO
Australia đệ đơn khiếu nại việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu vang của nước này lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Quyết định đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) được Australia đưa ra sau khi “tham vấn toàn diện với các nhà sản xuất rượu vang”, chính phủ Australia cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Giới chức Australia cho biết đơn kiện nhắm vào thuế chống bán phá giá rượu vang do Trung Quốc áp đặt phù hợp với “sự ủng hộ của chính phủ với hệ thống thương mại dựa trên quy tắc”. Tuy nhiên, Australia bày tỏ “vẫn sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này”.
Trung Quốc chưa bình luận về đơn kiện của Australia.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Australia và Trung Quốc, đối tác thương mại nhất của nước này. Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo chính phủ của ông sẽ đáp trả các quốc gia tìm cách sử dụng “biện pháp cưỡng chế kinh tế” để chống lại Australia.
Đơn khiếu nại được Australia trình lên WTO vài ngày sau khi hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung kêu gọi lập trường cứng rắn hơn với hoạt động thương mại của Trung Quốc, cũng như các hành động “ngày một quyết liệt” của nước này trên thế giới.
Video đang HOT
Cờ Trung Quốc và Australia tại một gian hàng rượu ở triển lãm thương mại quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc tháng 11/2020. Ảnh: AFP .
Trung Quốc áp loạt biện pháp trừng phạt kinh tế với nhiều sản phẩm xuất khẩu của Australia những tháng qua, bao gồm áp thuế hoặc giám sát khắt khe nông sản, than đá, rượu vang nhập từ nước này, đồng thời khuyến cáo công dân không tới Australia du lịch.
Nhiều quan chức Australia cho rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc mang động cơ chính trị, nhằm trả đũa việc Canberrra chống lại các hoạt động gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh, bao gồm từ chối đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm cũng như kêu gọi điều tra công khai nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc ngày 12/6 với việc công bố dự án “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (B3W) nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc.
Thủ tướng Australia cùng lãnh đạo Hàn Quốc, Nam Phi và Ấn Độ tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 theo lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Tại hội nghị, Morrison tuyên bố sẽ thúc đẩy các quốc gia khác cùng hành động chống lại “các chính sách thương mại hung hăng của Trung Quốc”.
“Cách thiết thực nhất để giải quyết vấn đề cưỡng chế kinh tế là khôi phục hệ thống giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc của cơ quan thương mại thế giới”, Morrison nói trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7.
Australia chính thức kiện Trung Quốc lên WTO
Australia đã nộp đơn khiếu kiện Trung Quốc tên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO liên quan tới mặt hàng rượu vang xuất khẩu của Canberra, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước chưa giảm nhiệt.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (Ảnh: AFP).
AFP đưa tin, Australia ngày 19/6 thông báo đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang xuất khẩu của Canberra.
Australia giải thích rằng quyết định này nhằm bảo vệ các nhà sản xuất rượu vang của nước này và phù hợp với quan điểm của chính phủ Canberra trong việc "ủng hộ một hệ thống thương mại dựa trên quy tắc".
Tuy nhiên, trong thông báo ngày 19/6, Australia cho hay họ vẫn "sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này".
Hồi cuối năm ngoái, Australia từng tuyên bố kiện Trung Quốc lên WTO liên quan tới việc Bắc Kinh áp thuế chống phá giá và thuế chống độc quyền đối với sản phẩm lúa mạch của Canberra.
Động thái nộp đơn kiện lên WTO được cho tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Australia và đối tác thương mại lớn nhất của nước này, Trung Quốc. Trước đó, Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo rằng chính phủ của ông sẽ đáp trả các quốc gia sử dụng chiến lược "cưỡng ép kinh tế" để chống lại Australia.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc xấu đi rõ rệt từ năm ngoái sau khi Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc Covid-19, động thái Bắc Kinh không hài lòng. Trung Quốc sau đó đã đáp trả bằng cách cấm nhập khẩu hoặc áp thuế quan lên hàng loạt các mặt hàng Australia như thịt bò, lúa mạch, than đá, rượu...
Tuần trước, Thủ tướng Morrison đã tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 với tư cách khách mời và ông tuyên bố sẽ thúc đẩy các quốc gia khác cùng hành động chống lại các "chính sách thương mại hung hăng" của Trung Quốc.
"Cách thiết thực nhất để giải quyết vấn đề cưỡng ép kinh tế là khôi phục cơ chế giải quyết tranh chấp của cơ quan thương mại toàn cầu. Nếu hành vi cưỡng ép không nhận lấy hậu quả, bên có hành vi đó sẽ có rất ít động cơ để kiềm chế", ông Morrison cho hay.
Mỹ, EU có triển vọng giải quyết được tranh chấp thương mại Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 13/5, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có khả năng giải quyết được những tranh chấp giữa hai bên liên quan tới trợ cấp cho các nhà sản xuất máy bay Boeing và Airbus cũng như thuế nhôm và thép. Mỹ, EU có triển vọng giải...