Audio-Technica ra mắt tấm Mat lót mâm than “limited” in tác phẩm của họa sĩ Eugene Berd, Ukraine
Có tổng cộng chỉ 300 tấm Mat phiên bản đặc biệt in bức họa được vẽ bởi Eugene Berd, Ukraine. Audio-Technica cho biết, tổng số tiền thu được từ việc bán các tấm Mat này sẽ được chia cho các bệnh viện lớn nhất dành cho trẻ em và quỹ từ thiện động vật UAnimals.
Hãng chia sẻ rằng những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine đã khiến ông Eugene tìm cách để kết nối, chia sẻ với thế giới về biểu tượng hòa bình của Ukraine. Thông qua tác phẩm được in trên tấm Mát với họa tiết bông hoa có hai tông màu chủ đạo vàng và xanh dương tương trưng cho hòa bình và sự sống. Những bài đăng trên các phương tiện xã hội của ông đã nhận được hàng nghìn lượt tương tác và chia sẻ rộng rãi.
Eugene Berd đã có thời gian dài nghiên cứu thư pháp ở Châu Âu, Ả Rập và ông đang cố gắng đưa các ý tưởng mới lạ, cổ điển này vào các phương tiện như ván trượt, gương và đĩa than cũ. Tấm lót đĩa than có độ dày 2mm được làm từ vải nỉ mật độ trung bình và được tráng men trên bề mặt in họa tiết giúp tăng độ trượt và cứng trong khi vẫn đảm bảo sự mịn màng trên đó.
Tấm mat phiên bản giới hạn của Audio-Technica và Eugene Berd được bán với giá qui đổi khoảng 350 nghìn đồng.
Thương hiệu Audio-Technica được phân phối bởi Nguyễn Audio – https://nguyen.audio/
Video đang HOT
Mawlamyine - vẻ đẹp phong ấn
Chẳng biết cô nàng Moulmein của tác giả Kipling thế nào, trên bức tường ở dorm (phòng trọ tập thể) tôi chép được nguyên văn khổ thơ tiếng Anh được dịch như trên cùng bức họa nàng mặc longyi vàng, áo cánh trắng bên ngoài áo quây bó ngực, nàng đi tông, một tay cầm ô vàng, một tay e ấp nắm hờ vạt váy,
Bên ngôi chùa cổ Moulmein, mơ màng nhìn hướng biển
Tôi biết em đang nghĩ về tôi, hỡi em cô gái Miến
"Road to Mandalay" (Đường đến Mandalay) - Rudyard Kipling (Nguyễn Viết Thắng dịch.
Chẳng biết cô nàng Moulmein của tác giả Kipling thế nào, trên bức tường ở dorm (phòng trọ tập thể) tôi chép được nguyên văn khổ thơ tiếng Anh được dịch như trên cùng bức họa nàng mặc longyi vàng, áo cánh trắng bên ngoài áo quây bó ngực, nàng đi tông, một tay cầm ô vàng, một tay e ấp nắm hờ vạt váy,
Còn cô nàng Moulmein của tôi thì hơi láu cá và chợ búa. Nàng phinh phính má và cười giả lả với tôi. Nàng mặc chiếc longyi hoa đã cũ, đôi má rám, bóng hồng lên dưới ánh mai. Nàng là người "ít mồm ít miệng" nhất dãy hàng chôm chôm này. Cả vũ trụ thu về mấy sọt chôm chôm nhà nàng. Tôi hỏi: "Bao nhiêu tiền cân chôm chôm?".
Quần thể đền chùa quanh chùa cổ Kyaik Tha Lan
Nàng lấy cho mỗi đứa một quả ở mẹt bên này và bảo: "2.000 kyat. Đây ăn thử đi này". Tôi liếc nhìn nàng: "Mỗi người một cân chị nhé!". Nàng liền đổi giá: "Ơ, 2.000 là ở mẹt này, còn mẹt vừa thử là 2.500". "Cái gì cơ, sao chị rao 2.000 lại đòi bán 2.500. 2.000 là 2.000. Không bán tôi đi về". Thấy tôi cứng, nàng chẳng dám giở trò mèo. Xong, tôi săm soi mấy chùm sala xem là ngọt hay chua thì cô bạn Trung Hoa đi cùng hỏi: "Thế đằng ấy đã trả tiền cho mình chưa?". Tất nhiên là tôi trả rồi. Cô bạn thắc mắc: "Sao bà ý còn bắt tớ trả cho cả hai đứa". Tôi quay ngoắt về nàng: "Này này, chị gian quá đấy nhé. Tôi ghi hình chị đây này". Nàng vội nhanh nhảu: "Xin lỗi. Xin lỗi". Đấy, cứ thế này bảo sao tôi chẳng có thơ cho nàng...
Hành trình của tôi ở Myanmar đã gần khép lại. Hai mươi lăm ngày qua, tôi đã đi từ Myawaddy đến Hpa-an, Kyaikto rồi Yangon, Bagan, Naypyidaw, rồi lại Kyaikto, sau đó đến Mawlamyine và cuối cùng sẽ về thị trấn biên giới Myawaddy.
Mawlamyine cất đi cho tôi gánh nặng mỗi khi ai đó hỏi ở Myanmar thích nơi nào nhất, vừa không phải bối rối sợ làm phật lòng hay cụt hứng người hỏi, vừa không phải vắt óc nói bừa ra một chốn nào đó. Cây cầu sắt bắc qua nơi hội tụ của hai con sông Thanlyin (bắt nguồn từ tận vùng bắc Myanmar, làm một đường biên giới phía bắc với Thái) và sông Huangthayaw (bắt nguồn từ tận bên Nam Thái Lan). Cây cầu dài mấy km, nhìn xuống mấy cù lao trên sông xanh mướt màng, trù phú, vừa bí hiểm vừa khoáng đạt của những thân thốt nốt ken dày. Đâu rồi cái khô cháy, vàng úa, hắt hiu, mệt mỏi của vùng đồng bằng sông Irrawaddy. Dòng sông đổ từ thượng nguồn về đây mênh mang nước, rồi rẽ ra tám chín nhánh mới đổ ra biển. Chỗ hội tụ này mênh mông chẳng khác gì một con hồ lớn. Đối diện cây cầu là hòn đảo Bilu chắn ngang đường nước đi ra biển, như một con rùa xanh ở phía xa xa mịt mờ.
Phía bên kia cầu thấy thấp thoáng mũi đất Mawlamyine với tháp chùa vàng cao vút. Mấy nhà cao tầng nằm sát bên con đường viền quanh mặt nước nghe điệu giao thương có vẻ sầm uất. Đi hết cây cầu, hiện ra toàn cảnh thành phố nằm hơi thấp bên dưới. Những tòa nhà nho nhỏ nằm chen chúc, lấp ló dưới lùm cây. Hai ngọn tháp khác của chùa ngự ngay đối diện như một lời chào trân trọng. Mawlamyine, thủ phủ của bang Môn, trước tên là Moulmein, có nghĩa là "con mắt hỏng". Truyền thuyết kể lại rằng xa xưa vua Môn có con mắt thứ ba coi sóc chuyện trong thiên hạ và giám sát những vương quốc lân cận. Thế rồi một nàng Huyền Trân của nước lân cận được gả cho vua Môn và đã thành công phá hỏng con mắt đó.
Đến Moulmein, tôi ấp ủ một hi vọng được lần theo những nơi mà trong sách "Theo dấu George Orwell ở Burma" (Emma Larkin) nói đến. Cuốn sách đó dường như chỉ mượn việc tìm dấu chân George Orwell để nói về tình hình thế sự đương thời của Myanmar (vào năm 2004), một phần nhỏ là giải mã lý do tại sao Orwell từ bỏ con đường binh nghiệp quen cầm súng để về cầm bút.
Thành phố này đẹp đẽ, nhộn nhịp nhất vào thời thuộc địa Anh. Là thủ đô của miền Hạ Miến khi nước Anh chưa chiếm được vùng Thượng, là hải cảng thuyền ra thuyền vào trên biển Andaman, là nơi xuất khẩu gỗ tếch và nhiều mặt hàng khác, Moulmein dần dần mất đi địa vị của mình khi Anh quốc chiếm được Thượng Miến và lập Yangon làm thủ đô cho cả đất nước. Rồi trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử trong suốt thế kỷ 20, giờ đây, những đền chùa, nhà thờ và cả những công trình đổ nát, hoang tàn như trong một khu rừng quên lãng dường như đang trở thành một nét thu hút du khách đến với miền hoài niệm này.
Dorm nằm ngay trước bến xe, buổi sáng sớm nằm trong giường nghe thấy tiếng ngoài trời mưa, tôi dành nguyên một buổi sáng ngồi ngắm mưa mê mải, giọt nước hắt lên cửa kính rơi ngoằn ngoèo cho thỏa nỗi khát khao của biết bao tháng nắng hạn. Ngoài kia tiếng nước rơi lộp bộp trên cái bạt phủ xe, chiếc xe Thống Nhất tưởng không chuyên mà chuyên đến không tưởng. Phương Phương, cô nàng Trung Hoa, trọ cùng phòng rủ tôi đến thăm ngôi chùa nổi tiếng của thành phố, chùa Kyaik Tha Lan, ngôi chùa cổ xây dựng từ thế kỷ thứ 9 được nhắc đến trong câu thơ của thi sĩ nổi danh xứ sở sương mù.
Một phế tích nhà thờ
Chùa nằm tận trên đỉnh đồi, được xây hẳn hai cái thang máy lừng lững bên ngoài để khách thập phương tiện đường đi lên. Tất nhiên, vẫn có lối đi là những bậc thang với mái lán nho nhỏ xếp nếp chồng nhau lên đến tận đỉnh, như cấu trúc của chùa Burma vẫn thế, cho những ai lòng thành vượt qua hết kiếp nạn, ngấm hết cái khó khổ của việc trèo leo để lên được với đức Phật trên cao.
Thật chẳng "bõ công" đi thang máy. Từ trên cao này nhìn ra cảnh vật cả thành phố xanh bát ngát, nhìn thấy cây cầu sắt, ngã ba sông và hòn đảo Bilu thăm thẳm. Trên ấy nổi lên một dãy núi cao, lờ mờ in giữa nền trời xam xám, cả hòn đảo mênh mông phủ toàn cây cối, nhìn từ xa không có chút nào dấu hiệu của sự sống con người. Nhìn từ phía này, cảm tưởng xưa kia thời tiền sử thế nào thì nay vẫn còn nguyên vậy. Tôi tự hỏi đó có phải nơi Orwell từng bắn một con voi trong tiếng gầm thống thiết của nó, và tiếng gầm của lương tâm người cầm súng, của một sĩ quan thực dân. Trên nền mờ mờ của dãy núi kia, tôi như nhìn thấy cái bóng lừng lững sử thi của một con voi đang tiến về phía núi, như nghe thấy tiếng gầm sầu thương bi thảm, rống lên cho một cuộc đụng độ giữa một thiên nhiên với văn minh thuộc địa, hay cho cái chết của tự do mà Orwell từng thú nhận "khi gã da trắng biến thành bạo chúa, hắn đã giết đi chính tự do của mình." (Shooting an elephant - Bắn một con voi).
Tôi đưa mắt nhìn lại gần. Bản thân chùa vàng này thì giống như mọi chùa hoành tráng khác, lưu giữ nào răng, nào tóc của đức Phật. Nhưng nhìn về phía nam của chùa sẽ thấy một nhóm gồm 34 tu viện và đền thờ, chùa nhỏ khác rất ấn tượng. Mái bằng gỗ đỏ, tháp nhọn cao vút, nhiều tầng bậc. Một chút Thái, một chút Ấn, một chút Trung Hoa, một chút Myanmar, một chút Nhật. Tôi còn thấy một chút Việt Nam với tán cây lá non xanh mơn mởn tỏa xuống mái và mặt tiền tu viện tựa như mái tam quan quê nhà. Đặc biệt chếch bên tay phải là Yadana Thiri, tháp vươn cao, từ trên đỉnh nhìn xuống thấy mái gỗ đỏ nhiều cánh, tỏa ra nhiều hướng cứ như một tác phẩm gấp giấy origami bước ra ngoài đời thực. Không to lớn hoành tráng, không óng ả, hào nhoáng, mà như mưa thâm thấm trong ta một cảm giác thân quen dìu dịu.
Hóa ra từ trên này tôi mới thấy địa hình của Mawlamyine, như một bán đảo, có dãy núi kéo dọc từ đầu này đến đầu kia, tựa sống lưng của một con cá đuối. Trên sống lưng ấy là quần thể chùa chiền đền miếu dành cho đức Phật như hứa hẹn còn nhiều không gian, nhiều thế giới nữa ở đằng xa kia, ẩn giấu dưới lùm cây um tùm.
Đứng trên sống lưng con cá đuối, nhìn về vây cánh nó trải dài ra phía biển, còn thấy bao nhiêu nóc nhà thờ xa xa, dấu tích rõ ràng nhất cho một thời kỳ thuộc địa huy hoàng ở xứ này. Có những nhà thờ được cải tạo rất mới làm học xá, bệnh viện. Có nhà thờ bề thế đứng trước khoảng sân cỏ rộng rãi như trong một tấm bưu thiếp nước Anh. Có những tòa đổ nát tan hoang, cửa nẻo bạc phếch gỗ, thủng hoác nhiều chỗ dẫn vào những khoảng tối đen như nuốt chửng chút hiếu kỳ cuối cùng của du khách. Có nhà thờ nằm ẩn mình trong không gian rậm rạp, không lối vào tựa như tòa lâu đài của nàng công chúa ngủ trong rừng mà không khỏi đem tới cảm giác ma quái âm hồn. Có nhà thờ bị cây cổ thụ ăn gần hết, rễ cây như vòi bạch tuộc ôm cứng hàng cửa sổ gỗ bạc màu. Càng đi sâu càng khám phá thêm nhiều kiến trúc hoang phế khác, hành lang nọ nối với tòa nhà kia. Từ phía bên này sang sườn bên kia đồi có thể qua nhiều bậc cầu thang vắt ngang, xuyên qua những ngôi chùa vắng, thông qua những đền đài tu viện. Những vườn cây xanh rậm rịt vừa có cảm giác phiêu lưu bí ẩn vừa bàng bạc hơi thở của một chốn văn minh bị phong kín. Mỗi bước chân thêm một cảm giác như đang lật giở một cuốn nhật ký bị cháy dở trong đống tro tàn lãng quên.
Chúng tôi đi qua những khu phố người Ấn, họ hẳn là con cháu những người từ vùng hạ Bengan giong thuyền sang đây từ nhiều thế kỷ trước. Đôi mắt đứa trẻ con to tròn, hai má trắng bột thanakha nép mình sau váy mẹ, người đàn bà trẻ trùm khăn Hồi với nụ cười tươi rực rỡ. Dây điện vắt ngang qua phố, kín đặc những quạ chí cha chí chóe, bên dưới trắng xóa phân chim. Ngoài nhà thờ, nhà chùa đông đúc, thỉnh thoảng còn nhìn thấy cả thánh đường Hồi giáo nho nhỏ, thấy đền thờ Hindu rực rỡ sắc màu. Thánh đường thì nhất định phải có vòm củ hành thì mới nghe, chùa thì nhất định phải có stupa vàng chóe thì mới thích, còn đền thờ Hindu thì các thần thánh quan viên tề hội hết trên nóc đền.
Cũng như nhiều thành phố Myanmar khác, sự đô thị hóa dường như vẫn còn nán chân ngoài ngưỡng cửa. Ở Mawlamyine, đường vẫn đất và cây vẫn um. Ở Mawlamyine, nhà ván gỗ vẫn ken với nhà phố kiểu thuộc địa. Ở Mawlamyine, chợ vẫn đông và tháp cổ vẫn thâm u, tịch mịch. Và tôi cứ có cảm giác những huy hoàng của thời quá vãng chắc chắn sẽ trở lại một ngày không xa.
TikToker vẽ chân dung được Hòa Minzy vào xin mua hóa ra từng họa dung nhan cho Erik và còn được chính chàng ca sĩ vào nói một điều hãnh diện Erik dành sự ngưỡng mộ đến bạn TikToker khi đã họa chân dung của mình. Không chỉ thức hiện bức họa ca sĩ Hòa Minzy khiến nữ ca sĩ vào tận nơi để xin hỏi mua nhận về hơn 18K lượt thích. Trước bức họa về Hòa Minzy thì anh chàng này đã vẽ một bức họa chân dung Erik trong MV "Yêu...