ATM tiền số được ưa chuộng tại Argentina do khủng hoàng kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến đồng nội tệ Peso của Argentina mất giá đang giúp cho thị trường tiền số bùng nổ tại quốc gia Nam Mỹ này.
Ảnh Internet
Athena Bitcoin – một công ty chuyên về các máy ATM tiền số – đã cho ra mắt máy ATM Bitcoin đầu tiên ở Argentina hồi tháng trước tại một trung tâm mua sắm trong thủ đô Buenos Aires, hãng tin Reuters cho hay.
Một công ty khác là Odyssey Group, có trụ sở tại Mỹ, cho biết sẽ lắp đặt 150 máy AMT tại Argentina vào cuối năm nay, trong đó 80% sẽ hỗ trợ Bitcoin và được hoạt động từ những tháng đầu năm 2019.
“Hiện tại, ATM tiền số trên thế giới đang phát triển theo cấp số nhân. Tại Argentina chưa có ATM thương mại nào. Chúng tôi muốn là người đầu tiên nắm bắt thị trường”, Giám đốc hoạt động của Athena Bitcoin Dante Galeazzi cho biết.
Theo ông Galeazzi, Athena Bitcoin đã có 12 máy ATM Bitcoin tại Colombia, và cuộc khủng hoảng tài chính ở Argentia với mức lạm phát được dự báo vượt hơn 40% vào cuối năm nay sẽ là cơ hội tốt cho tăng trưởng của thị trường tiền số.
Video đang HOT
Đồng Peso của Argentina đã mất hơn 50% giá trị so với đồng USD kể từ đầu năm 2018 đến nay. “Với sự mất giá của đồng nội tệ, chúng tôi nhận thấy mức tăng trưởng đột biến trong giao dịch Bitcoin. Chúng tôi coi đây là cách bảo về giá trị đồng Peso, cũng như là cơ hội đầu tư vào thị trường”, ông Galeazzi chia sẻ. Ban đầu, các máy ATM sẽ chỉ hỗ trợ Bitcoin, nhưng sau đó sẽ bổ sung thêm các đồng tiền số khác như Litecoin, Ethereum và Bitcoin Cash.
Không giống như Athena Bitcoin, bên cạnh việc cho phép khách hàng giao dịch tiền số, các máy ATM của Odyssey Group có thể hoàn tất các giao dịch ngân hàng truyền thống như rút và gửi tiền mặt, chuyển tiền giữa các tài khoản. Odyssey Group kỳ vọng có thể lắp 1.600 ATM hỗ trợ Bitcoin tại Argentina trong vòng một năm tới.
Hoàng Hải (Theo báo chí nước ngoài)
Đồng tiền châu Á rơi rụng
Các nền kinh tế mới nổi châu Á đang lo ngại bóng ma khủng hoảng 1997 sẽ quay lại trước đà lao dốc của đồng nội tệ.
"Điều khủng khiếp"
Có nhiều cách để bảo vệ đồng nội tệ. Ayam Geprek Juara, một chuỗi nhà hàng Indonesia phục vụ món gà rán, đã cung cấp các suất ăn miễn phí trong tháng 9.2018 cho những khách hàng chứng minh họ đã bán đồng USD đổi lấy rupiah trong ngày hôm đó. Nhà hàng này đã cung cấp hơn 80 suất ăn như vậy cho những "chiến binh bảo vệ đồng rupiah" này, theo Reuters.
Có lẽ, Ayam Geprek Juara cũng nên đưa ra đề xuất như vậy cho các nhân viên của Ngân hàng Trung ương Indonesia. Để bảo vệ đồng rupiah, cơ quan này đã và đang bán ra hàng tỉ USD dự trữ ngoại hối, vốn đã giảm từ mức hơn 125 tỉ USD trong tháng 1.2018 còn chưa tới 112 tỉ USD trong tháng 8.
Mặc cho đã bán ra hàng tỉ USD và đã có 4 lần tăng lãi suất kể từ tháng 5.2018, nhưng đồng rupiah vẫn đã mất gần 10% giá trị so với USD tính từ đầu năm đến nay, chạm mức thấp đã từng được chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.
Đồng rupee của Ấn Độ còn rơi rụng mạnh hơn thế, đạt mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Thậm chí ở những quốc gia châu Á mà đồng nội tệ vẫn còn đứng vững thì các thị trường chứng khoán ở những nước đó cũng lao dốc. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm 20% từ cuối tháng 1 đến ngày 12.9.2018. Các thị trường chứng khoán ở đại lục Trung Quốc cũng loạng choạng.
Một người trở về từ sao Hỏa chắc hẳn sẽ cho rằng điều gì rất khủng khiếp đã xảy ra tại châu Á, theo đánh giá của Chris Wood thuộc hãng môi giới CLSA. Nhưng thực ra, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á đang tận hưởng một thời kỳ vui vẻ với tăng trưởng cao và giá cả tiêu dùng ổn định (chỉ mỗi Pakistan vướng cả hai mối lo là thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khóa). Bằng chứng là GDP của Ấn Độ đã tăng trưởng hơn 8% trong quý vừa qua. Kinh tế Indonesia tăng trưởng hơn 5% và Trung Quốc cũng tăng trưởng hơn 6% như xưa nay vẫn thế.
Dù rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến cho các doanh nghiệp ở đại lục Trung Quốc và Hồng Kông cảm thấy bất an, nhưng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ vẫn tăng trưởng hơn 13% trong tháng 8 và hội chợ thương mại Canton vẫn nhộn nhịp nhất trong 6 năm qua, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
Nhiều khách hàng Mỹ rõ ràng rất hăm hở đi mua hàng trước khi các mức thuế quan bắt đầu được áp trên diện rộng hơn. Một số nước láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam tin rằng họ có thể hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng cách chào đón những nhà sản xuất muốn di dời khỏi Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế quan.
Ấn Độ và Indonesia phần lớn được cách ly khỏi những tác động của cuộc chiến tranh thương mại, nhờ vào nhu cầu nội địa mạnh. Nhưng lợi thế sức cầu mạnh này lại khiến họ dễ bị tổn thương trước 2 mối nguy khác: giá dầu cao hơn và chính sách siết chặt tiền tệ không thương tiếc của Mỹ.
Hóa đơn nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ trong 5 tháng qua đã cao hơn 50% so với cách đây 1 năm. Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể sẽ lên tới 3% GDP trong năm tài chính này (kết thúc vào tháng 3), theo một số dự báo. Indonesia cũng có thể rơi vào nguy cơ tương tự.
Những thiếu hụt này có thể dễ dàng được bù đắp nếu các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn hứng thú với các thị trường mới nổi châu Á. Nhưng tiếc là họ đã không còn hào hứng như trước. Bởi lẽ, khi lãi suất ở Mỹ đã tăng lên, các thị trường mới nổi ngày càng trở nên kém sinh lợi và kém an toàn trong mắt họ.
Để đối phó, Chính phủ Ấn Độ đang thực hiện nới lỏng các chính sách thuế và quy định pháp luật để thu hút vốn nước ngoài nhiều hơn và nhập ít hàng ngoại hơn. Chẳng hạn, Ấn Độ đã quyết định ngưng nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu.
Trong khi đó, Chính phủ Indonesia đang khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước pha loãng nhiên liệu nhập khẩu với nhiên liệu sinh học, được chiết xuất từ dầu cọ trong nước. Indonesia cũng đã hoãn các dự án hạ tầng lớn và tăng thuế quan nhập khẩu đối với hơn 1.000 loại mặt hàng, trong đó có nước hoa, nước sốt cà chua.
Ký ức khủng hoảng 1997
Dẫu vậy, các mối nguy vẫn bủa vây. Indonesia lo ngại nợ bằng ngoại tệ sẽ khó kiềm chế hơn trong bối cảnh đồng rupia yếu hơn. Các món nợ này đã lên tới khoảng 28% GDP. Hơn nữa, khoảng 40% trái phiếu chính phủ bằng đồng rupiah được nắm giữ bởi khối ngoại, theo Joseph Incalcaterra, chuyên gia kinh tế trưởng về khu vực ASEAN thuộc Ngân hàng HSBC. "Rủi ro tháo chạy dòng tiền là rất lớn", ông đúc kết. Và đó cũng là một lý do vì sao Indonesia đã tăng lãi suất nhanh hơn so với Ấn Độ.
Cả hai nước cũng lo ngại đồng tiền giảm giá sẽ càng kích thích đà giảm giá sâu hơn nữa. Sau khi chống đỡ đà lao dốc của đồng rupiah vào năm 2013, ông Chatib Basri, Bộ trưởng Tài chính của Indonesia khi đó, nhận định, đồng tiền lao dốc mạnh đã làm khơi dậy ký ức kinh hoàng của cuộc khủng hoảng năm 1997 và khiến cho nhà đầu tư hoảng loạn. Chắc chắn các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ không muốn ký ức này tái diễn trong tương lai
(Theo The Economist)
Nga hạn chế thanh toán bằng đồng USD Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Chính phủ Nga đang soạn thảo kế hoạch hạn chế thanh toán bằng đồng USD nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các thanh toán bằng đồng nội tệ ruble. Đồng tiền xu ruble của Nga và đồng đôla Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Báo The Bell dẫn ba nguồn thạo tin cho biết kế hoạch dựa trên đề...