Atlat, biểu đồ – Chìa khóa vàng “ăn” điểm Địa
Sử dụng thành thạo Atlat và rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ giúp thí sinh tự tin hơn khi bước vào phòng thi môn Địa lý.
Những kĩ năng trên được cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giáo viên trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ trước kì thi tốt nghiệp và đại học sắp tới.
Thành thạo kĩ năng vẽ biểu đồ
Theo cô Mai, chương trình địa lý lớp 12 chia thành 4 phần bao gồm: địa lý tự nhiên Việt Nam, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế và địa lý các vùng kinh tế. Trong đó, địa lý vùng kinh tế là một trong những phần rất khó. Mỗi vùng có đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau, khiến thí sinh nhầm lẫn. Vì vậy, thí sinh cần phải lập dàn ý và nêu rõ thế mạnh của từng vùng. Ví dụ: khu vực Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh về lâm nghiệp, các cây dược liệu, chăn nuôi gia súc. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về thủy sản, lương thực thực phẩm, các ngành kinh tế biển. Cần phải có dàn ý. Cũng theo cô Mai, thí sinh cần có tư duy logic. Mỗi vùng kinh tế cần trả lời được 4 câu hỏi: cái gì? ở đâu? như thế nào? vì sao?
Trong quá trình làm bài thi, việc xác định vẽ biểu đồ dạng nào rất quan trọng. Những thí sinh xác định sai kiểu vẽ phần lớn là do chỉ chú ý tới bảng số liệu mà không đọc kĩ yêu cầu của đề. Vì vậy, thí sinh cần phải xem yêu cầu của đề như thế nào để thể hiện cơ cấu và vẽ phù hợp.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giáo viên trường THPT Việt Đức (Hà Nội)
Cô Mai đưa ra một số bí quyết đạt điểm cao phần vẽ biểu đồ. Thí sinh nên chọn biểu đồ hình tròn trong trường hợp số liệu dưới 3 năm. Nếu số liệu khoảng 6, 7 năm thí sinh nên chọn biểu đồ miền. Nếu đề thi ra theo dạng 2, 3 sản phẩm nhưng có đơn vị tính khác nhau như điện (tỉ kwh), dầu mỏ (triệu tấn),… thì biểu đồ nên chọn là dạng cột và miền. “Thí sinh cần có thêm kĩ năng tính toán, chuyển số liệu sang dạng % chính xác. “Khi vẽ biểu đồ phải cân đối, kích cỡ biểu đồ vừa phải, trực quan, đẹp. Không cần cầu kì quá đối với với các kí hiệu để đạt điểm tối đa”, cô Mai cho biết.
Sử dụng Atlat hiệu quả để ghi điểm
Hiện nay, rất nhiều học sinh có thói quen không sử dụng Atlat. Đây là một thiệt thòi cho các em. Tất cả các câu hỏi liên quan tới việc phân bố sản xuất, đặc điểm từng ngành kinh tế,… thí sinh có thể dùng Atlat để trả lời, không tốn thời gian học thuộc lòng các số liệu. Cô Mai đưa ra ví dụ cụ thể: Đối với dạng đề, dựa trên Atlat của các trang nêu các điều kiện để phát triển vùng kinh tế, thí sinh có thể sử dụng Atlat trang khí hậu, Atlat trang đất đai, Atlat trang thủy văn, khoáng sản để xác định sự phát triển của các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm.
Bất kì bài học nào cũng nằm trong mối quan hệ với nhiều bài khác. Vì vậy, trên lớp cần phải chú ý nghe giảng, về nhà ôn lại bài và trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa. “Nên làm thêm một số dạng bài trong sách nâng cao và chuẩn bị bài giảng cho tiết học sau”, cô Mai nhấn mạnh.
Thí sinh không nên ôn theo kiểu đọc lần lượt từ đầu đến cuối bài, như vậy kiến thức lưu lại sẽ rất ít. Trong quá trình học, thí sinh nên xem mỗi bài có bao nhiêu mục lớn, từng mục lớn có những mục nhỏ nào và ôn theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Đánh dấu lại những ý, những câu, những từ, số liệu quan trọng. “Khi ôn tập lại, những chỗ đánh dấu này sẽ giúp các em nhanh chóng tái hiện toàn bộ bài học”, cô Mai cho biết thêm.
Theo 24h
Lenovo tự tin giúp Motorola sớm thoát lỗ
CEO của Lenovo tự tin rằng công ty sẽ giúp Motorola có lãi chỉ "sau một vài quý".
Lenovo gây "sóng" trong làng công nghệ hồi tháng trước khi mua lại Motorola Mobility từ Google với giá 2,91 tỷ USD. Và điều mà nhiều người quan tâm là hãng sẽ làm gì để vực dậy thương hiệu điện thoại nổi tiếng một thời này. Nhân dịp công bố báo cáo tài chính quý 3 năm tài khóa (kết thúc ngày 31/12/2013) mới đây, CEO Yang Yuanqing của Lenovo đã chia sẻ một số kế hoạch mà hãng sẽ đưa ra cho nhiệm vụ khó khăn và đã khiến cho ngay cả ông lớn như Google cũng phải từ bỏ này.
Theo đó, Yang Yuanqing tự tin rằng Lenovo sẽ giúp Motorola thoát lỗ và có lãi trở lại "chỉ sau một ít quý". "Tôi tin rằng ngay sau khi chúng tôi hoàn tất mua lại Motorola, mảng kinh doanh của Motorola sẽ nhanh chóng đóng góp vào sự tăng trưởng của Lenovo, đồng thời về lâu dài Motorola sẽ là một mảng trụ cột, có mức tăng trưởng bền vững của công ty". Lenovo cũng công bố một biểu đồ nói về kế hoạch tái thiết Motorola của mình:
Theo như biểu đồ mà Lenovo cung cấp, hãng sẽ đưa thương hiệu Motorola quay lại thị trường tỉ dân Trung Quốc, "quê nhà" của Lenovo, cùng các thị trường mới nổi khác. Tất nhiên Lenovo vẫn sẽ duy trì sự có mặt của thương hiệu Motorola tại các thị trường phát triển. Ngoài ra, Lenovo cũng tự tin rằng họ có thể tiết kiệm chi phí (từ đó giúp Motorola có lãi) bằng cách giảm chi phí nguyên liệu, dựa vào thương hiệu Motorola để tạo ra các sản phẩm cách tân...
Với việc mua lại cả Motorola lẫn mảng máy chủ của IBM, trong tương lai gần, rất có thể Lenovo sẽ phải chịu các ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên ít nhất thì ở thời điểm quý 3 hiện tại, tình hình của công ty vẫn đang ổn định. Và nếu như Lenovo thành công trong việc phục hưng Motorola, thì về lâu dài, công ty Trung Quốc hứa hẹn sẽ có một tương lai tươi sáng.
Theo VNE
Sony bán bộ phận máy tính Vaio Japan Industrial Partners dự kiến sẽ thành lập một công ty mới để tiếp quản thương hiệu Vaio tại Nhật Bản. Đồng thời Sony sẽ rút ra khỏi thị trường máy tính cá nhân (PC) và laptop toàn cầu. Như vậy, không lâu nữa sẽ không còn thương hiệu máy tính Sony Vaio. Biểu đồ 1: Giá cổ phiếu hãng Sony trên sàn...