Asus Eee Pad Slider – Anh tài của Android
Tuy máy tính bảng Android đã trở nên rất phổ biến phong phú với nhiều chủng loại, cấu hình và giá cả khác nhau nhưng hầu hết chúng đều sử dụng bàn phím ảo cho các thao tác soạn thảo văn bản. Hiểu rõ vấn đề này, Asus đã tạo cho mình một sự độc đáo riêng khi sản xuất chiếc máy tính bảng kèm bàn phím rất đa năng mang tên Transformer nhưng có vẻ như đó vẫn là chưa đủ với người dùng, hãng lại tiếp tục cho ra mắt một sản phẩm tablet kèm bàn phím mới không kém phần độc đáo là Eee Pad Slider SL101. Có thể nói Eee Pad Slider SL101 là chiếc máy tính bảng Android 10 inch sở hữu bàn phím QWERTY trượt duy nhất trên thị trường, máy có kiểu dáng đẹp, màn hình IPS sáng và sắc nét cùng với ổ USB để sử dụng với chuột hoặc ổ gắn ngoài. Cũng không ngoài dự đoán của nhiều người khi mà để có được thiết kế bàn phím trượt thì Asus đã phải hy sinh đi cân nặng của máy, Eee Pad Slider SL101 nặng 2,1 pounds (0.95 kg). Chiếc máy tính bảng của Asus có mức giá 479 USD.
Thiết kế
Mặc dù khá cồng kềnh và nặng nhưng Eee Pad Slider vẫn là một tablet Android có thiết kế khá hấp dẫn với người dùng. Khi bàn phím cứng được rút lại thì máy có kích thước 10,7 x 7,1 x 0,7 inch. Đồng hành với kích thước to là cân nặng khá lớn lên đến 2,1 pounds tương đương 0.95 kg. Nhìn chung thì Eee Pad Slider SL101 không thuộc loại tí hon về thiết kế khi so sánh với Samsung Galaxy Tab 10,1 (9,7 x 6,7 x 0,3 inch nặng 1,2 pounds và Eee Pad Transformer (10,7 x 6,9 x 0,5 inch nặng 1,4 pounds). Tuy nhiên thì khi sử dụng với dock bàn phím, “kẻ biến hình” Eee Pad Transformer lại nặng tới 2,8 pounds (1,27 kg).
Viền màn hình của máy khá dầy với độ rộng là 0,9 inch ở hai cạnh trên của máy và 1 inch ở hai cạnh trái phải của máy, thông số này với Galaxy Tab 10,1 là 0,6 inch. Viền màn hình máy dày cũng là có lý do bởi có như thế thì bàn phím của Eee Pad Slider sẽ lớn hơn và dễ sử dụng hơn. Mặt sau của máy trông khá là chau truốt và đem lại cảm giác cầm êm tay bằng lớp nhựa mềm.
Chỉ với thao tác đặt ngón tay vào giữa hai phần của tablet Eee Pad Slider rồi đẩy lên là người dùng đã có thể thấy được bàn phím cứng của máy. Khi đó thì màn hình của Eee Pad Slider nghiêng một góc 45 độ trông giống như một chiếc netbook nho nhỏ. Bàn phím QWERTY của Eee Pad Slider mang phong cách chiclet thời thượng như của laptop, nó cũng được Asus thiết kế cùng một chất liệu và tông xuyệt tông với vỏ sau của máy. Cơ cấu trượt của bàn phím QWERTY này rất dễ dàng nhưng cũng không kém phần chắc chắn.
Bàn phím
Không vượt trội về cấu hình, tablet của Asus gây ấn tượng mạnh bởi bộ bàn phím QWERTY ẩn giấu bên dưới màn hình của máy. Hãng cũng đã thể hiện sự chu đáo trong thiết kế của mình bằng một bàn phím cứng khá là đầy đủ với những phím số, phím mũi tên và bốn phim tắt cơ bản của Android bao gồm: Home, Back, Menu, Search dù rằng vị trí của phím Search không được hợp lý cho lắm.
Mặc dù phím mũi tên trên bàn phím có thể dùng để di chuyển các biểu tượng và mở ứng dụng tuy nhiên thì có lẽ người dùng sẽ thích sử dụng màn hình cảm ứng hơn để tiết kiệm thời gian. Một điều đáng tiếc của bàn phím đó là nó không được tích hợp touchpad để sử dụng như một con chuột đó có thể là do không gian trên bàn phím của Eee Pad Slider đã quá chật chội nhưng người dùng cũng sẽ không phải thất vọng khi mà Asus cho phép sử dụng chuột gắn ngoài với Eee Pad Slider thông qua USB. Lúc này rất có thể sẽ có người muốn gọi Slider là netbook.
Một điều khá dễ hiểu khi các phím trên bàn phím của Eee Pad Slider nhỏ hơn so với netbook nên cảm giác gõ phím cũng không được thoải mái cho lắm, một khuyết điểm nữa là bàn phím này cũng không có điểm tỳ tay khi gõ phím như để gây khó khăn cho người dùng. Dẫu vậy thì bàn phím cứng cũng là một trong những điểm hấp dẫn người dùng của Slider. Về bàn phím ảo, Slider hỗ trợ 2 bản phím ảo một của Android và một của Asus cho bạn chọn lựa. Có lẽ là bạn sẽ thích dùng bàn phím của Asus vì bàn phím này có cung cấp các phím số và các biểu tượng trên cùng một bàn phím ảo mà không phải chuyển đổi như bàn phím mặc định của Android. Bàn phím ảo của máy cũng có tính năng Swype giúp người dùng không phải bấm phím nhiều lần nhằm soạn thảo nhanh hơn.
Cổng kết nối
Các cồng kết nối của Slider cho thấy sự đa năng và tiện dụng. Phía bên phải của tablet là cổng USB có khả năng kết nối với ổ USB, ổ đĩa cứng gắn ngoài, bàn phím hoặc chuột ở phía trên đó một chút là cổng mini HDMI giúp kết nối với TV hoặc màn hình ngoài và một bộ chuyển đổi cho sạc AC hoặc máy tính. Cạnh trái của mày gồm có đầu đọc thẻ nhớ micro SD, nút chỉnh âm lượng và nút nguồn.
Khi cắm chuột gắn ngoài qua cổng USB với Slider thì một con trỏ sẽ xuất hiện và người dùng có thể sử dụng nó như một con chuôt bình thường. Thử nghiệm với chuột gắn qua cổng USB khá nhanh và trơn tru tuy nhiên khi sử dụng với chuột không dây thì hiện tượng lag sẽ xảy ra.
Màn hình
Màn hình của Slider có kích thước 10.1 inch độ phân giải 1280×800 đem lại chất lượng khá tốt, hình ảnh sắc nét, mầu sắc tươi sáng. Thử nghiệm xem phim Spider Man và Mission Impossible, tablet của Asus cho chuyển động khung hình rất mượt mà và hình ảnh thì đầy mầu sắc. Việc xem phim trên Slider sẽ rất thú vị vì bàn phím của máy sẽ giúp màn hình có độ nghiêng nhất định tạo cảm giác thoải mái khi thưởng thức phim ảnh cho người dùng. Lúc này thì trông Slider giống như là một chiếc TV thu nhỏ hơn là một chiếc tablet.
Góc nhìn của màn hình Slider cũng rất rộng lên đến 178 độ và sẽ còn rộng hơn nữa khi máy hoạt động ở chế độ mở bàn phím do màn hình có được độ nghiêng. Tuy màn hình của Slider sáng và sắc nét là thế nhưng nếu so sánh với màn hình của Samsung Galaxy Tab 10,1 thì Slider vẫn còn thua kém nhiều. Bạn có thể thấy rõ điều này khi đặt hai chiếc tablet cạnh nhau.
Được tạo ra bởi bàn tay của Asus, một hãng sản xuất phần cứng danh tiếng và có tên tuổi nên không có gì ngạc nhiên khi màn hình cảm ứng của Slider rất mượt, nhanh và nhạy.
Loa
Video đang HOT
Loa của Slider cho chất lượng tốt cùng âm lượng ở mức vừa phải. Asus đã thiết kế loa nằm ở giữa hai phần của máy nên đôi khi bạn sẽ thấy âm thanh như bị nén lại khi sử dụng ở Slider ở chế độ không bàn phím cứng.
Giao diện
Slider sử dụng hệ điều hành Android 3.2 và Asus đã thực hiện một số thay đổi trên giao diện mặc định này. Thay đổi dễ nhận thấy nhất đó là ảnh nền động hình mặt nước với các tảng băng và các icon ứng dụng. Khi người dùng nghiêng máy thì khối nước và các icon này cũng sẽ nghiêng theo chiều mà người dùng nghiêng máy. Bên cạnh đó thì mực nước ở ảnh nền động này còn thể hiện thời lượng pin của máy.
Asus cũng đã thực hiện một số thay đổi nhỏ ở các widget và các trang ứng dụng, người dùng sẽ phải mất nhiều thời gian để làm quen với giao diện của Android 3.2 trên Slider vì nó khá là phức tạp.
Ứng dụng
Các ứng dụng kèm theo Slider tùy không được phong phú như Lenovo IdeaPad K1 nhưng chúng cũng tỏ ra rất hữu ích đối với người dùng. Có thể kể đến như các tiện ích File Manager cho phép người dùng quản lý các dữ liệu có trên bộ nhớ của máy, trên thẻ nhớ microSD hay trên bất kỳ ổ lưu trữ gắn ngoài thông qua cổng USB, tiện ích Fuze Meeting còn có thể tạo và quản lý các buổi họp online theo chế độ thời gian thực. Và cuối cùng là bộ ứng dụng Polaris Office giúp cho người dùng có thể tạo và sử dụng các tài liệu văn phòng.
Ứng dụng Asus Cloud mang lại cho người dùng một phương thức đồng bộ hóa và lưu trữ dữ liệu thông qua nền điện toán đám mây miễn phí trong vòng một năm. Sau thời hạn một năm kết thúc, bạn sẽ phải trả từ 30 đến 50 USD mỗi năm để duy trì và sử dụng tiếp dịch vụ này.
Hiệu năng
Với bộ xử lý Nvidia Tegra 2 xung nhịp 1GHz cùng 1GB RAM, Eee Pad Slider SL101 đem lại một hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, các ứng dụng được khởi động một cách nhanh chóng và mượt mà.
Ở thử nghiệm Linpack nhằm đo hiệu suất tổng thể của tablet Android, Eee Pad Slider SL101 ghi được 51,2 điểm ở chế độ đa luồng và 26,9 điểm ở chế độ đơn luồng, thấp hơn một chút so với 61,7 điểm và 34,5 điểm của Lenovo IdeaPad K1.
Thử nghiệm Linpack
Trong khi đó thì ở thử nghiệm An3DBench nhằm đo khả năng hiển thị 3D, Eee Pad Slider SL101 ghi được điểm số cao nhất với 8946 điểm.
Thử nghiệm An3DBench.
Camera
Slider được trang bị cả camera trước và sau với độ phân giải lần lượt là 1,2 và 5 Megapixels. Hình ảnh chụp từ camera sau của máy cho chất lượng khá tốt khi chụp ở ngoài trời với thời tiết đẹp nhưng vào những ngày mưa thì hình ảnh có phần bị mờ đi. Trái với chụp ảnh thì những đoạn clip được ghi lại bằng Slider trông rất sắc nét và sống động. Camera trước của máy cũng không có nhiều khuyết điểm.
Một ảnh chụp từ camera sau của máy.
Thời lượng pin
Asus cho biết Eee Pad Slider có thời lượng pin từ 8 đến 8,5 giờ khi xem video ở độ sáng trung bình, thời lượng pin của máy sẽ giảm xuống còn từ 7 đến 7,5 giờ trong trường hợp Slider hoạt động ở chế độ đa nhiệm với Wi-Fi được kích hoạt. Với thời lượng pin như vây thì Slider chỉ được xếp vào lớp máy có thời lượng pin ở mức trung bình ngang với IdeaPad K1 (8 giờ) và Samsung Galaxy Tab 10.1 (8 giờ 23 phút). Thời lượng pin của Slider vẫn còn thua xa người anh em Transformer với 16 giờ hoạt động khi đi kèm với cả dock bàn phím.
Cấu hình
Eee Pad Slider SL101 có hai phiên bản cho các mức giá khác nhau: phiên bản 16 GB và 32 GB bộ nhớ trong với mức giá lần lượt là 479 USD và 579 USD.
Tổng quan
Nếu bạn đang quan tâm tới một máy tính bảng cho mục đích soạn thảo văn bản thì tablet của Asus sẽ rất phù hợp với bạn. Hai sự lựa chọn là Asus Eee Pad Transformer và Slider đều sử dụng bàn phím cứng chắc chắn sẽ đem lại cho bạn cảm giác gõ phím thoải mái và nhanh chóng. Chúng đều là những chiếc máy tính bảng độc đáo và dành riêng cho dân văn phòng. Còn nếu soạn thảo văn bản chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của bạn thì có lẽ bạn nên lựa chọn Galaxy Tab 10,1 bới chiếc tablet của Samsung cho chất lượng màn hình tốt hơn và nhỏ gọn hơn.
Thông số kỹ thuật của máy
- CPU: 1-GHz Nvidia Tegra 2.
- Ram : 1GB.
- Bộ nhớ: Flash Memory 16GB.
- Màn hình: 10,1 inch.
- Độ phân giải 1280×800.
- Wi-Fi: 802.11/a/b/g/n.
- Bluetooth.
- Hệ điều hành: Android 3.2.
- Camera: 5MP.
- Camera trước: 1,2 MP.
- Đầu đọc thẻ: micro SD.
- Kích thước: 10,7 x 7,1 x 0,72 inches.
- Trọng lượng: 2,1 pounds (0,95 kg).
Theo ICTnew
Cận cảnh Asus Eee Pad Slider chính hãng tại Việt Nam
Máy tính bảng với bàn phím cứng dạng trượt của hãng Asus chuẩn bị được tung ra thị trường trong nước vào cuối tháng 9. Hiện tại chỉ có bản Wi-Fi, chưa có phiên bản 3G. Giá bán khoảng dưới 600 USD.
Eee Pad Slider dùng màn hình 10,1 inch, thiết kế khá dày vì có thêm bàn phím.
Mặt sau gắn camera 5 megapixel và có thêm hai cục cao su giúp máy không bị trượt khi đặt trên bề mặt trơn láng.
Các nút điều khiển máy.
Cổng USB, giắc cắm tai nghe.
Đẩy nhẹ phía sau màn hình bàn phím QWERTY xuất hiện. Bàn phím có nhiều phím tắt giúp người dùng thực hiện nhanh các tác vụ.
Màn hình nằm một góc khoảng 45 độ so với bàn phím, tạo góc nhìn tốt và tư thế gõ bàn phím thoải mái. Giữa màn hình và bàn phím được kết nối bằng một sợi cáp mỏng.
Mặt sau máy khi trược bàn phím. Cạnh sau có thêm các cổng kết nối khác như HDMI...
Máy chạy hệ điều hành Android 3.1, dùng chip Tegra2 1 GHz, RAM 1 GB, dung lượng bộ nhớ 16 GB.
Giao diện Slider có thể tùy chỉnh.
Hỗ trợ thêm bàn phím QWERTY ảo.
Được cài nhiều ứng dụng như MyCloud, ứng dụng văn phòng Polaris Office, Amazon Kindle và Zinio Reader, cùng nhiều ứng dụng khác trên Android Market.
Truy cập mạng nhanh khi sử dụng kết nối Wi-Fi, hơi bất tiện khi không sử dụng được 3G.
Theo VNExpress
Asus lại hoãn bán máy tính bảng Eee Pad Slider Thời gian dự kiến mới đưa máy ra thị trường là vào mùa thu năm nay. Eee Pad Slider với bàn phím trượt. Ảnh: Engadget. Giới thiệu cùng một thời điểm vào đầu năm nay tại triển lãm CES 2011, tuy nhiên, trong khi Transformer đã bán ra thị trường được hơn hai tháng, mẫu Eee Pad Slider của Asus vẫn "mất hút"...