AstraZeneca công bố vắcxin COVID-19 có thể hiệu quả tới 90%
Hãng AstraZeneca của Anh cho biết vắcxin COVID-19 của họ có thể đạt hiệu quả khoảng 90% mà không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Nhân viên phòng thí nghiệm vắcxin COVID-19 ở Oxford, Anh – Ảnh: PA
Theo dữ liệu từ các thử nghiệm giai đoạn cuối ở Anh và Brazil, vắcxin của AstraZeneca – do Đại học Oxford, Anh phát triển có thể đạt hiệu quả lên tới 90%.
Vắcxin vừa công bố của ĐH Oxford và AstraZeneca có hiệu quả trong việc phòng bệnh ở các nhóm tuổi khác nhau, bao gồm cả người cao tuổi.
Thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy hiệu quả trung bình của vắcxin là 70%, nhưng đây là kết quả của hai chế độ dùng vắcxin khác nhau, một chế độ đạt 90% và còn lại đạt 62%.
Chế độ có hiệu quả 90% bao gồm dùng trước nửa liều và sau đó dùng một liều đầy đủ, cách nhau ít nhất một tháng, theo hãng tin Reuters. Hiệu quả giảm xuống còn 62% khi tiêm 2 liều đầy đủ cách nhau 1 tháng.
Video đang HOT
Không có phản ứng xấu nghiêm trọng nào cho tới hiện tại và vắcxin dung nạp tốt trên người ở cả 2 chế độ dùng.
Mặc dù hiệu quả có phần thấp hơn so với vắcxin của Pfizer và Moderna đang phát triển ở Mỹ, nhưng Peter Horby, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại ĐH Oxford, nói vắcxin của họ có lợi thế hơn ở chỗ chúng “có thể được bảo quản trong tủ lạnh, thay vì tủ đông như hai loại vắcxin kia”.
Vắcxin của Pfizer – BioNTech cần được bảo quản lạnh ở -70 độ C, đồng nghĩa với việc vắcxin của ĐH Oxford và AstraZeneca là giải pháp thiết thực hơn để sử dụng trên toàn cầu.
Vắcxin của AstraZeneca sử dụng một phiên bản sửa đổi của virus cảm lạnh thông thường ở loài tinh tinh để chỉ thị cho các tế bào chống lại virus mục tiêu. Cơ chế này khác với công nghệ RNA thông tin (mRNA) do Pfizer – BioNTech và Moderna triển khai trên vắcxin của họ.
Anh bắt đầu đánh giá về vắcxin ngừa COVID-19 của AstraZeneca
MHRA đang đánh giá về vắcxin trên cơ sở xem xét các dữ liệu lâm sàng, trao đổi với hãng dược phẩm về tiến trình sản xuất và những thử nghiệm để đẩy nhanh tiến trình thông qua.
Chuyên gia nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại Burgess Hill, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tập đoàn dược phẩm AstraZeneca Plc (trụ sở tại Anh) ngày 1/11 cho biết các nhà quản lý y tế của Vương quốc Anh đã bắt đầu một tiến trình đánh giá đối với vắcxin tiềm năng của hãng này ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo một người phát ngôn của AstraZeneca, Cơ quan Quản lý Dược phẩm của Anh (MHRA) đang đánh giá về vắcxin trên, xem xét các dữ liệu lâm sàng, trao đổi với hãng dược phẩm về tiến trình sản xuất và những thử nghiệm để đẩy nhanh tiến trình thông qua.
Vắcxin tiềm năng ngừa COVID-19 của AstraZeneca được phát triển cùng với Đại học Oxford.
Ngày 30/10, hãng tin Bloomberg đưa tin rằng MHRA cũng đã bắt đầu đánh giá về vắcxin ngừa COVID-19 của Pfizer Inc.
AstraZeneca cùng với Pfizer nằm trong số những tập đoàn dược phẩm đang dẫn đầu cuộc đua phát triển một loại vắcxin ngừa COVID-19, bên cạnh những tên tuổi lớn khác như Johnson & Johnson và Moderna.
Các vắcxin tiềm năng này đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối và dữ liệu sơ bộ sẽ có trong những tuần tới.
Tuần trước, AstraZeneca cho biết trong quá trình thử nghiệm, vắcxin của hãng tạo ra được phản ứng miễn dịch ở cả người già và người trưởng thành, cũng như gây ra ít phản ứng phụ có hại ở người cao tuổi.
Ngày 1/11, Israel bắt đầu những thử nghiệm lâm sàng một loại vắcxin tiềm năng ngừa COVID-19, trong bối cảnh chính phủ nước này nới lỏng tình trạng phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm dịch bệnh.
Khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Israel, Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu đã giao nhiệm vụ cho Viện Nghiên cứu sinh học Israel (IIBR) phát triển một loại vắcxin và ngày 1/11 chứng kiến công việc này bước vào giai đoạn mới khi hai tình nguyện viên được thử vắcxin.
Theo kế hoạch, ban đầu Israel sẽ thử nghiệm vắcxin này trên 80 người, trước khi mở rộng lên 980 người ở giai đoạn hai và 25.000 người ở giai đoạn cuối dự kiến vào giữa năm sau.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc thử nghiệm vắcxin của Israel là một trong số khoảng 40 "ứng viên vắcxin" được thử nghiệm trên toàn thế giới. 10 trong số đó đang ở giai đoạn cao nhất, với tính hiệu quả được đo lường trên quy mô hàng chục nghìn tình nguyện viên tham gia thử nghiệm.
Việc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắcxin của Israel được tiến hành khi mà những hạn chế nghiêm ngặt được nới lỏng.
Sau khi đạt đỉnh dịch với hơn 10.000 ca nhiễm mỗi ngày hồi tháng Chín (khi đó là tỷ lệ lây nhiễm trên đầu người cao nhất thế giới), số ca nhiễm ở Israel đã giảm xuống dưới 1.000 ca/ngày vào lúc này. Từ ngày 1/11, các trường tiểu học bắt đầu mở cửa trở lại đón học sinh.
Tổng cộng đến thời điểm hiện tại, theo số liệu chính thức, Israel ghi nhận khoảng 314.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.541 ca tử vong./.
Sự cố thách thức nỗ lực phát triển vaccine Covid-19 Giáo sư Oxford hồi tháng 4 tự tin 80% sản xuất thành công vaccine Covid-19 vào tháng 9, nhưng hai lần phải dừng thử nghiệm vì lý do an toàn. Tuyên bố đầy tự tin và rất đáng chú ý của Sarah Gilbert, nhà khoa học người Anh phụ trách phát triển vaccine Covid-19 của Đại học Oxford, được đưa ra vào thời...