Asian School phát triển kỹ năng cho học sinh qua dạy trực tuyến
Trường Quốc tế Á Châu ( Asian School) triển khai dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo chương trình, kế hoạch giáo dục trong bối cảnh Covid-19.
Theo đại diện trường Quốc tế Á Châu (Asian Shool), dạy học trực tuyến giúp học sinh duy trì thói quen học tập, tích lũy kiến thức, mang đến cơ hội phát triển năng lực, kỹ năng cho học sinh.
Một tiết học âm nhạc online của giáo viên trường Quốc tế Á Châu.
Asian School áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến theo hướng sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Các bài học được truyền tải sinh động với sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh qua ứng dụng giảng dạy trực tuyến. Để khuyến khích học sinh học tập và tăng tương tác, giáo viên gửi nội dung bài học, bài tập cho học sinh mỗi ngày nhằm đảm bảo lượng kiến thức.
Việc dạy học trực tuyến được giáo viên Việt Nam và giáo viên người nước ngoài áp dụng theo thời khóa biểu của từng lớp.
Đối với bậc tiểu học, ngoài sử dụng triệt để ứng dụng trò chuyện hình ảnh để giữ nhịp độ học tập cần thiết, giáo viên còn lồng ghép khéo léo kiến thức vào các hoạt động vui chơi, tạo sự lôi cuốn cho mỗi tiết học. Theo đại diện Asian School, với tinh thần trách nhiệm, nỗ lực từ phía nhà trường và người học, các buổi học online đang phát huy hiệu quả.
Video đang HOT
Nguyễn Hoàng Nhật Tân, học sinh lớp 12/7 trường Quốc tế Á Châu cho biết học online là giải pháp bảo đảm sức khỏe cộng đồng và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
“Học online là cơ hội để chúng em rèn luyện tính tự giác, tinh thần tự học của mình”, Nhật Tân chia sẻ.
Việc học tập trực tuyến giúp Nguyễn Hoàng Nhật Tân rèn luyện tính tự giác và tinh thần tự học.
Không chỉ học sinh, phụ huynh đồng hành học trực tuyến cùng con cũng yên tâm hơn khi trẻ có thể học ở nhà, được tiếp nhận kiến thức đầy đủ với tinh thần tự học, chủ động cao.
Phụ huynh của Võ Phương Linh, học sinh lớp 1/2 chia sẻ: “Việc học online giúp con tôi chủ động, tiếp xúc sớm với công nghệ, rèn luyện tính tự lập”.
Cũng có con theo học bậc tiểu học, phụ huynh em Huỳnh Tuấn Minh (lớp 4/2) cảm thấy thú vị với nội dung bài giảng của giáo viên. Theo phụ huynh này, khi trẻ chủ động trao đổi, tiết học sẽ sinh động hơn.
Với học sinh bậc phổ thông, việc học online dễ dàng hơn các em lớp nhỏ. Theo dõi lớp học trực tuyến của con, phụ huynh em Nguyễn Ngọc Đông Nghi (lớp 10/2) đánh giá cao chương trình học online vẫn theo thời khóa biểu chính quy như ở trường, kiến thức được thầy cô giảng đầy đủ, chi tiết. Gia đình còn có cơ hội quan sát cách dạy của thầy cô ở từng bộ môn, nhất là các môn thuộc chương trình quốc tế, tạo cơ hội cho bé học và nói tiếng Anh nhiều hơn.
Đại diện trường Quốc tế Á Châu cho biết trường luôn khuyến khích tính tự lập cho học sinh trong học tập, nghiên cứu, sinh hoạt. Vì vậy, học trực tuyến là trải nghiệm giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề.
“Đó là những kỹ năng cần thiết để các em dễ dàng thích nghi, hội nhập trước những biến đổi không ngừng của thế giới”, đại diện Asian School nói.
Dạy trực tuyến chỉ hiệu quả khi đừng coi đó là giải pháp tình thế
"Dạy và học trực tuyến nhiều khi cả người dạy, người học như đang ngồi xem một bộ phim không yêu thích trong khoảng thời gian dài 45 đến 90 phút dẫn đến sự mệt mỏi." - Thầy Trần Mạnh Tùng chia sẻ.
Trải qua 2 đợt dạy học trực tuyến trong vòng một năm qua, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã đưa ra nhận định, chất lượng dạy học trực tuyến không hiệu quả bằng dạy trực tiếp.
Kết quả, chất lượng học tập có sự khác nhau giữa các trường, các lớp hoặc giữa các em học sinh với nhau. Ví dụ, khi dạy học trên lớp học sinh không đáp ứng được yêu cầu bài học giáo viên dễ dàng phát hiện và có ngay biện pháp để khắc phục. Tuy nhiên khi dạy trực tuyến giáo viên khó lòng phát hiện một em học sinh nào đó không học bài và khi phát hiện thì việc hỗ trợ cũng không thực sự thuận tiện bằng dạy trực tiếp.
Trải qua 2 đợt dạy online trong một năm qua, thầy Trần Mạnh Tùng gặp không ít tình huống "bi-hài" trong đó có tình huống học sinh vào "nhầm lớp" và khi bị gọi, hỏi bài thì không trả lời được
Một trong những trở ngại, khó khăn khi dạy học trực tuyến theo thầy Trần Mạnh Tùng chính là sự tương tác. Tính tương tác giữa giáo viên và học sinh khi dạy online thua kém hơn rất nhiều so với việc dạy học trực tiếp. Thứ hai là sự không ổn định của đường truyền, ứng dụng và công nghệ. Khó khăn thứ 3 là kỹ năng xử lý kỹ thuật của giáo viên, học sinh còn hạn chế. Và cuối cùng là việc thiết kế giáo án theo hình thức dạy trực tuyến với đa phần giáo viên chưa thực sự thành thạo.
Những khó khăn, trở ngại này khiến cho việc dạy và học online trong thời gian qua trở nên nặng nề. Thầy Tùng cho hay, không ít đồng nghiệp thừa nhận, để chuẩn bị được một bài dạy trực tuyến vất vả hơn rất nhiều so với dạy trực tiếp. Thậm chí, khi dạy giáo viên phải nói nhiều hơn khi giảng dạy trên lớp.
Người học cũng chưa thực sự sẵn sàng tư thế học online nên nhiều khi cả người dạy, người học như đang ngồi xem một bộ phim không yêu thích trong khoảng thời gian dài 45 -90 phút gây ra sự mệt mỏi. Không những vậy, phụ huynh cũng tỏ ra mệt mỏi khi phải đôn đáo, nghỉ làm, mua sắm thêm thiết bị để hỗ trợ con em mình học trực tuyến. Vất vả mà nhiều khi hiệu quả không như mong muốn nên dễ nảy sinh ra những lo lắng, chán nản.
Mặc dù tồn tại nhiều bất cập, hạn chế song thầy Trần Mạnh Tùng khẳng định, việc tổ chức dạy học trực tuyến là điều cần thiết. Trước mắt khắc phục việc học sinh không được đến trường. Nếu các em không đến trường mà không phải học thì hậu quả để lại là vô cùng tệ hại. Nó không chỉ không hoàn thành được năm học mà còn tạo ra sức ỳ, thậm chí dẫn đến việc "nhàn cư vi bất thiện".
Để việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả những giáo viên như thầy giáo Trần Mạnh Tùng đã sáng tạo những không gian dạy học phù hợp.
Để việc dạy học trực tuyến đạt được hiệu quả như mong muốn, thầy Tùng nêu quan điểm, không nên coi dạy học online là một giải pháp tình thế mà phải coi đây là một giải pháp thực sự, một kênh dạy và học trong tương lai. Nhiều nước đã triển khai việc dạy học trực tuyến từ rất sớm và đã đi được một chặng đường dài. Và ngay như ở Việt Nam có những trung tâm ngoại ngữ đã tiến hành dạy trực tuyến hàng chục năm nay ngay cả khi không có dịch bệnh.
Thứ hai, Bộ GD&ĐT cần sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng, cụ thể, minh bạch để hỗ trợ việc dạy học trực tuyến được thuận lợi. Ví dụ, có những quy định rõ ràng về số tiết dạy, thời gian dạy, cách đánh giá, sổ điểm như thế nào, thậm chí có những gợi ý về việc thu học phí (đối với những trường tư) để không có sự tranh cãi như trong thời gian vừa qua.
Thứ ba, các Sở GD&ĐT cần chuẩn bị và hỗ trợ các cơ sở giáo dục cơ sở vật chất, phần mềm, phương pháp, nội dung dạy học trực tuyến... để tạo ra được sự đồng đều trong chất lượng dạy học giữa các trường.
Và điều quan trọng, theo thầy Trần Mạnh Tùng, mỗi một giáo viên cần phát huy tinh thần tự học, tận dụng những ưu điểm của Internet để tự trau rồi, tự khắc phục điểm yếu. Còn người học cần có sự thay đổi về nhận thức, có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác và phát huy được tính chủ động, tích cực khi học tập trực tuyến./.
Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên Chiều 21/12, Bộ GD&ĐT tổ chức diễn đàn Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV năm 2020. Các diễn giả chia sẻ tại diễn đàn. Tại diễn đàn, HSSV đã nhận được những chia sẻ thú vị của các anh chị doanh nhân, qua đó tích lũy được thêm...