ASEAN tái khẳng định cam kết ủng hộ nỗ lực xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình của LHQ
Ngày 24/7, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng LHQ khóa 77 đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 92 để thảo luận và thông qua báo cáo năm 2023 của Ủy ban Xây dựng Hòa bình LHQ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp về những chính sách mới của LHQ tại New York, Mỹ, ngày 20/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Csaba Kőrsi nhấn mạnh thế giới đang chứng kiến ngày càng nhiều xung đột vũ trang với tính chất nghiêm trọng, phức tạp và khó giải quyết hơn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 ở nhiều quốc gia, khu vực. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các cơ chế của LHQ, nhất là Hội đồng Bảo an, Ủy ban Xây dựng Hòa bình LHQ và các quốc gia thành viên cần tăng cường hợp tác để tìm giải pháp ngăn ngừa xung đột mới, giải quyết hiệu quả xung đột hiện có và duy trì hòa bình, phát triển bền vững trong giao đoạn hậu xung đột.
Phát biểu thay mặt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, nêu rõ bản chất của các cuộc xung đột hiện nay đã có sự thay đổi và trở nên khó đoán định, đặt ra thách thức lớn hơn đối với các nỗ lực xây dựng và gìn giữ hòa bình. Đại sứ nhấn mạnh ASEAN mong muốn cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực và cam kết đa phương hơn nữa để giải quyết xung đột thông qua cách tiếp cận toàn diện và có sự phối hợp chặt chẽ, trong đó cần tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định cam kết vững chắc của ASEAN đối với các nỗ lực gìn giữ hòa bình và xây dựng hòa bình của LHQ, sẵn sàng thúc đẩy can dự và hợp tác với các đối tác đối thoại và đối tác ngoài khu vực, kể cả thông qua các cơ chế hiện có do ASEAN dẫn dắt, để thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển, đồng thời tăng cường khả năng tự cường của khu vực trước các thách thức đang nổi lên.
Video đang HOT
Đại diện ASEAN kêu gọi các bên liên quan cùng nỗ lực giải quyết các thách thức về nguồn lực cho xây dựng hòa bình; khuyến khích đảm bảo sự tham gia đầy đủ, công bằng và có ý nghĩa của phụ nữ ở tất cả các cấp độ khác nhau của tiến trình hòa bình.
Ủy ban Xây dựng Hòa bình (PBC) được thành lập theo các nghị quyết số A/RES/60/180 của Đại hội đồng LHQ và số S/RES/1645 của HĐBA năm 2005, có chức năng tư vấn cho LHQ trong xây dựng và duy trì hòa bình bền vững ở các quốc gia bị ảnh hưởng xung đột. PBC gồm 31 quốc gia thành viên, trong đó 21 thành viên được bầu từ Đại hội đồng, HĐBA và Hội đồng Kinh tế và Xã hội; 5 thành viên là các quốc gia đóng góp tài chính hàng đầu và 5 thành viên khác là các quốc gia đóng góp quân số nhiều nhất cho lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ.
Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ bàn kế hoạch ba điểm cho Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc họp báo ngày 7/7 rằng NATO sẽ phải đàm phán về một kế hoạch ba điểm trong hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius (Litva), nhằm đưa Ukraine tiến gần hơn tới việc gia nhập liên minh này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn Nga TASS, ông Stoltenberg nói: "Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo trong liên minh sẽ đồng ý một gói gồm ba yếu tố nhằm đưa Ukraine xích lại gần NATO hơn. Gói này sẽ bao gồm một chương trình hỗ trợ kéo dài nhiều năm để đảm bảo khả năng cộng tác; thắt chặt quan hệ chính trị qua việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự cuộc họp mở màn của Hội đồng NATO -Ukraine mới thành lập; tái khẳng định rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO".
Trả lời câu hỏi về sự khác biệt giữa thời điểm hiện nay và thời điểm năm 2008 - khi NATO tuyên bố rằng Ukraine có quyền tham gia NATO nhưng chỉ dừng lại ở đó, ông Stoltenberg nói: "Tất nhiên, một điểm khác biệt quan trọng là Ukraine đã tiến gần hơn đến NATO, bởi vì các thành viên NATO đã hợp tác chặt chẽ với Ukraine trong nhiều năm, đặc biệt là kể từ năm 2014. Điều này đã đảm bảo mức độ hợp tác và khả năng cộng tác cao hơn nhiều giữa Ukraine và NATO".
Vào tháng 4/2008, các nhà lãnh đạo NATO từ chối cung cấp cho Ukraine và Gruzia các kế hoạch hành động về tư cách thành viên, nhưng đã đưa ra một tuyên bố chính trị rằng dần dần Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên NATO, khi họ tuân thủ tất cả các tiêu chí của liên minh này.
Ông Stoltenberg gọi Hội đồng Ukraine - NATO là một cương lĩnh chính trị, giúp tổ chức các cuộc tham vấn giải quyết khủng hoảng và đưa ra quyết định về việc tăng cường hợp tác chính trị.
Ông nói: "Hội đồng NATO - Ukraine sẽ là một hội đồng do Ukraine và 31 thành viên NATO thành lập và hy vọng sẽ sớm có 32 thành viên trong trường hợp Thụy Điển gia nhập. Chúng tôi sẽ cùng nhau tham gia hội đồng này một cách bình đẳng. Chúng tôi sẽ nhất trí về các thể thức liên quan tần suất họp của hội đồng này, nhưng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhất trí cả về các thể thức để đảm bảo rằng từng thành viên hội đồng, gồm cả Ukraine, có thể triệu tập một cuộc họp để tham vấn khi có khủng hoảng".
Theo ông Stoltenberg, Hội đồng NATO - Ukraine cũng sẽ đưa ra quyết định sau các cuộc họp của mình.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên về những đảm bảo an ninh mà liên minh này có thể đưa ra cho Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, ông Stoltenberg cho biết đảm bảo an ninh tốt nhất là viện trợ quân sự từ NATO và viện trợ này phải tiếp tục ngay cả sau khi xung đột kết thúc.
Trong khi đó, ngày 7/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hy vọng sẽ thấy tinh thần đoàn kết giữa các nước thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở Litva, đồng thời mong muốn nhìn thấy các bước đi cụ thể liên quan tới nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine. Tổng thống Zelensky cho hay ông cũng hy vọng các nhà lãnh đạo NATO sẽ thảo luận về các gói hỗ trợ quân sự bổ sung cũng như đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga yêu cầu các bên tôn trọng các mối quan ngại của nước này về an ninh liên quan đến NATO.
Theo đài RT (Nga), trong bài phát biểu ngày 2/7, ông Medvedev nhấn mạnh Nga sẽ ngăn chặn mối đe dọa về việc Ukraine gia nhập NATO bằng mọi cách. Ông cũng cảnh báo rằng vì các thành viên NATO nói rằng họ không thể kết nạp một quốc gia đang tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang, nên cuộc xung đột hiện tại Ukraine sẽ còn kéo dài, bởi sự tồn vong của nước Nga đang bị đe dọa.
Mỹ cố gắng chiêu mộ những người muốn gia nhập Lực lượng Vũ trang Ukraine Trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine không thành công đối với chính quyền Mỹ, Washington đang thực hiện các động thái bổ sung để tăng cường tuyển dụng những người muốn chiến đấu trong hàng ngũ Lực lượng Vũ trang Ukraine, nguồn tin ngoại giao ở Damascus nói với Sputnik. Ông nhắc lại: "Vào cuối tháng 5, các hãng thông tấn,...