ASEAN ra tuyên bố chung về vụ TQ đặt giàn khoan trái phép
Các ngoại trưởng ASEAN đều bày tỏ quan ngại sâu sắc và sự bất bình trước những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Ngoại trưởng các quốc gia ASEAN
Ngày 10/5, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Myanmar, các ngoại trưởng đã nhất trí thông qua tuyên bố chung về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam gây căng thẳng trong những ngày gần đây.
Trước đó, hôm 9/5, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã tuyên bố việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan trái phép và cố tình gây hấn với tàu của cảnh sát biển Việt Nam là “vô cùng nghiêm trọng”.
Trong Hội nghị hôm qua (10/5), các ngoại trưởng ASEAN đều bày tỏ quan ngại sâu sắc và sự bất bình trước những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Hãng tin Kyodo News dẫn lời một quan chức ngoại giao ASEAN cho hay, xử sự của Trung Quốc trong những ngày gần đây đã vi phạm trắng trợn Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông, một văn kiện mà ASEAN đã kí kết với Trung Quốc năm 2002.
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho rằng, ASEAN “không thể lặng im” được nữa. Ông nói: “Chúng ta phải trung lập. Việt Nam có lập trường của mình, Trung Quốc cũng nói theo cách riêng của họ, ASEAN khó có thể nghiêng về bên nào, nhưng trung lập không có nghĩa là im lặng. Chúng tôi không thể lặng im được nữa”.
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên sau khi Hội nghị kết thúc, ông Shanmugam nói rằng: “Sự tín nhiệm của chúng tôi ít nhiều đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây”.
Ông nhận định: “Nếu sự kiện xảy ra vài ngày trước đây, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp ngày hôm nay và ngày mai mà không đề cập gì tới nó thì tôi cho rằng mong muốn đóng vai trò trung lập, mong muốn được thống nhất, mong muốn xây dựng một khu vực hòa bình và đặc biệt là tính toàn vẹn của riêng ASEAN sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng”.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết: “Trong tinh thần trung lập và đoàn kết, ASEAN sẽ đưa ra một tuyên bố chung để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực”.
Video đang HOT
Cả hai vị bộ trưởng đều cho biết các quan chức cấp cao ASEAN hiện đang làm việc để đưa ra một bản báo cáo.
Ông Shanmugam cho hay: “Chúng tôi đều nhất trí rằng các Ngoại trưởng ASEAN sẽ đưa ra một tuyên bố trên cơ sở thỏa thuận chung bằng báo cáo và các quan chức cấp cao ASEAN đang họp để soạn thảo bản tuyên bố đó”.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hôm qua là bước chuẩn bị để tiến hành Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào ngày 11/5.
Theo Xahoi
Giàn khoan Trung Quốc phủ bóng hội nghị cấp cao ASEAN
Ít ngày trước khi Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng khi TQ hạ giàn khoan HD-981, xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của VN.
Việc Trung Quốc điều giàn khoan HD-981 ra Biển Đông xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
Sự kiện giàn khoan HD-981 được cho là một trong những nội dung quan trọng nhất tại Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới, ảnh hưởng tiêu cực đến vòng đàm phán đa phương giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông.
Chỉ ít ngày trước khi Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng với sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan HD-981, xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, cảnh sát Philippines bắt giữ 11 thuyền viên trên một tàu cá Trung Quốc ở gần bãi đá Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa.
Giới phân tích nhận định rằng hai sự kiện cho thấy diễn biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn trước và nguy cơ xung đột tăng cao.
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho rằng các sự kiện trong tuần qua khiến Biển Đông trở thành nghị trình quan trọng hàng đầu trong hội nghị sắp tới, đồng thời sẽ hé lộ những bất đồng giữa các nước ASEAN trên vấn đề này.
Hiện có bốn quốc gia ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các thành viên của khối này cũng từng có phản ứng hoàn toàn khác nhau trước yêu sách chủ quyền ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh.
Việt Nam và Philippines được dự đoán sẽ có động thái tích cực nhất tại hội nghị lần này. Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 7/5, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho biết "Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào".
Tờ Wall Street Journal dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho hay Tổng thống Benigno Aquino dự định hối thúc các bên tăng tốc tiến trình đàm phán bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ông Jose cũng nhấn mạnh chính phủ Philippines hy vọng ASEAN biểu đạt mối quan ngại sâu sắc trước tình hình Biển Đông gần đây, đồng thời tái khẳng định quyết tâm bảo vệ luật pháp của khối.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chiến lược cho rằng hội nghị cấp cao lần này khó có thể đạt được kết quả thực chất trên vấn đề Biển Đông. "Hội nghị sẽ không đạt được tiến triển quan trọng nào. Quá trình đàm phán đạt được COC sẽ kéo dài, có thể mất nhiều năm", chuyên gia Storey nhận định.
Nguy cơ bất đồng nội khối
Cùng với tranh chấp không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, Trung Quốc đang vận dụng chiến lược kép với ASEAN. Bắc Kinh một mặt tỏ thái độ muốn hiệp thương, đàm phán, mặt khác lại lợi dụng những bất đồng trong nội bộ khối để tránh đối mặt với quá nhiều áp lực.
"Trong 10 thành viên ASEAN chỉ có bốn nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Các nước khác chưa chắc vì thế mà có những phát ngôn bất lợi với Trung Quốc", ông Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, nhận định.
Giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa một số thành viên và Trung Quốc luôn là vấn đề khiến ASEAN đau đầu, bởi Bắc Kinh là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự kiện điều giàn khoan HD-981 là việc nghiêm trọng, cho thấy tham vọng tăng cường ảnh hưởng của nước này lên khu vực.
"Bắc Kinh đang tiến một bước lớn trong việc yêu sách chủ quyền của họ, từ đó thách thức quyết tâm của các nước Đông Nam Á và cả Mỹ", chuyên gia Christopher Len thuộc Viện nghiến cứu Năng lượng, đại học Quốc gia Singapore, cho biết.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/2012 tại Campuchia không thể ra được thông cáo chung vì bất đồng trên vấn đề Biển Đông. Kịch bản trên được cho là có thể tái diễn trong năm nay. Ảnh: AFP
Trên vấn đề tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc muốn giải quyết với từng quốc gia cụ thể một, trong khi các nước liên quan và Mỹ lại hy vọng đàm phán theo cơ chế đa phương.
Một trở ngại lớn khác là các quyết định của ASEAN phải được thông qua trên cơ sở hiệp thương, thống nhất, vì vậy các nước liên quan rất khó để thuyết phục cả khối có một thái độ chung mạnh mẽ trước Trung Quốc, đặc biệt là với các nước có quan hệ thương mại mật thiết với Bắc Kinh.
Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer cho rằng ASEAN không muốn đối kháng với Trung Quốc, để tránh khả năng nước này chấm dứt các vòng đàm phán với khối, vốn mất rất nhiều thời gian để khởi động.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), nhưng quá trình thực thi và tiến tới hình thành bộ quy tắc cụ thể lại không đạt được tiến triển thực chất sau nhiều năm đàm phán. Điều này là một trong các lý do khiến Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế, đồng thời ký kết hiệp ước tăng cường an ninh mới với Mỹ. Tuy nhiên, Philippines có lợi thế là nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, không lệ thuộc nhiều vào quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc.
Kịch bản ASEAN không thể ra được một thông cáo chung bởi vấn đề Biển Đông, như hai năm về trước tại hội nghị ở Phnom Penh, được cho là có thể tái diễn dù khả năng này là rất thấp.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/2012, lần đầu tiên trong lịch sử khối đã không thể ra được một thông cáo chung, bởi các bên tồn tại bất đồng sâu sắc.
Các chuyên gia chiến lược nhận định rằng, nước chủ nhà Myanmar sẽ không mạo hiểm tái diễn kịch bản trên, dù quốc gia này có mối liên hệ mật thiết về kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Storey cho rằng cùng với tiến trình dân chủ hóa trong vài năm trở lại đây, Myanmar đang nỗ lực mở cửa đất nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. "Myanmar có lẽ sẽ không đứng hoàn toàn về một bên nào trên vấn đề Biển Đông", ông nói.
"Tuyên bố kết thúc của hội nghị lần này có lẽ cũng sẽ giống như những năm trước. ASEAN sẽ lại kêu gọi các bên kiềm chế, tiến hành đối thoại và giảm thiểu căng thẳng, nhưng sẽ không công khai chỉ trích Trung Quốc", chuyên gia Lý Giang Minh thuộc Học viện quan hệ quốc tế Rajaratnam, dự đoán.
Theo Xahoi
Vụ TQ gây hấn ở Biển Đông: Báo Nhật lên tiếng ủng hộ Việt Nam Trong bài xã luận đăng tải ngày 9/5, tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) cho rằng Bắc Kinh phải ngừng ngay hành động khoan dầu trái phép ở vùng biển của Việt Nam. Bài xã luận của Asahi Shimbun phản đối hành động đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc Biện hộ cho hành động đem giàn khoan HD-981 vào...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏ

Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong treo trên dây điện

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời
Có thể bạn quan tâm

Ẩn mình bao năm, Thành Sơn sắp tỏa sáng trên bản đồ du lịch cộng đồng Hòa Bình
Du lịch
08:54:37 18/05/2025
5.100 tỷ đồng tiễn mối quan hệ 16 năm của Justin Bieber ra "chuồng gà"?
Sao âu mỹ
08:52:59 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025
"Gà cưng" cũ của Vũ Khắc Tiệp lên tiếng khi bị tố "lật lọng", nhận tiền xong rồi bặt vô âm tín
Sao việt
08:01:36 18/05/2025
3 không khi dùng mật ong
Sức khỏe
08:00:07 18/05/2025
Tân Binh Toàn Năng - show thay thế Anh Trai Chông Gai không nổi chút bọt sóng, khán giả thất vọng: Vấn đề ở đâu?
Tv show
07:35:46 18/05/2025
Universal khuấy đảo màn ảnh rộng 2025 bằng những bom tấn nhất định phải xem!
Phim âu mỹ
07:27:47 18/05/2025