Argentina kéo dài lệnh giãn cách xã hội
Ngày 30/1, Chính phủ Argentina đã quyết định kéo dài biện pháp giãn cách xã hội bắt buộc, đồng thời thông báo cho phép các cơ sở giáo dục mở cửa đón học sinh các cấp trở lại trường vào năm học mới sau gần một năm áp dụng biện pháp học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mendoza, Argentina ngày 6/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo sắc lệnh do Tổng thống Alberto Fernandez ký và được tờ Công báo đăng tải, các quy định về giãn cách xã hội và an toàn dịch tễ sẽ tiếp tục có hiệu lực đến 28/2. Các hoạt động văn hóa, xã hội, giải trí, tôn giáo hoặc gia đình tại các không gian kín từ trên 20 người trở lên vẫn sẽ bị cấm tổ chức.
Ngoài ra, các rạp chiếu phim, nhà hát và câu lạc bộ cũng chưa được phép hoạt động. Trong khi đó, các hoạt động ngoài trời dưới 10 người đã được phép tổ chức với điều kiện bắt buộc phải tuân thủ quy trình vệ sinh dịch tễ và hướng dẫn của giới chức y tế địa phương.
Video đang HOT
Trong khi đó, học sinh các cấp được trở lại lớp học khi năm học mới 2021 khai giảng vào đầu tháng 3 và chính quyền các địa phương sẽ quyết định về việc cho phép các hoạt động ngoại khóa được triển khai tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch tễ của từng địa bàn.
Theo số liệu thống kê chính thức, đến nay Argentina đã ghi nhận trên 1,9 triệu trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 47.775 ca tử vong. Trong 2 tuần gần đây, trung bình quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận gần 10.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, song con số này được cho là đã giảm so với hồi đầu tháng khi tỷ lệ trung bình số ca nhiễm mới theo ngày 13.000 trường hợp.
Biểu tình phản đối tiêm phòng cúm bắt buộc
Hàng trăm người biểu tình ở thành phố Boston, Massachusetts, phản đối quy định mới của bang về tiêm phòng cúm bắt buộc cho học sinh.
Đám đông tụ tập ôn hòa bên ngoài cơ quan lập pháp bang Massachusetts ngày 30/8, gọi yêu cầu tiêm phòng cúm mùa bắt buộc với học sinh là "hành vi tấn công tới quyền cá nhân". Những người tham gia biểu tình gồm học sinh, phụ huynh và nhiều nhân viên y tế.
"Tôi kịch liệt phản đối tiêm chủng bắt buộc. Phụ huynh nên được lựa chọn có nên tiêm chủng cho con của mình hay không, đặc biệt là đối với vaccine cúm, một loại thậm chí còn không an toàn, cần thiết hay hiệu quả", Carla Leclerc, một nhân viên y tế tham gia biểu tình, cho biết.
Hàng trăm người biểu tình phản đối tiêm vaccine cúm bắt buộc cho học sinh ở thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, hôm 30/8. Ảnh: AFP.
Một số quan chức y tế cấp cao của chính phủ Mỹ, bao gồm lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Robert Redfield, đã kêu gọi người dân tiêm phòng cúm mùa trong năm nay.
Giới chức y tế khuyến khích tiêm phòng cúm để tránh làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch Covid-19, song nói thêm việc tiêm phòng cúm không phải là "yêu cầu bắt buộc".
Massachusetts hôm 19/8 trở thành bang đầu tiên ở Mỹ bổ sung các mũi tiêm phòng cúm mùa vào danh sách các loại vaccine bắt buộc cho học sinh, nhưng vẫn cho phép miễn tiêm chủng với lý do tôn giáo hay sức khỏe.
Bang Massachusetts, do Thống đốc đảng Cộng hòa Charlie Baker lãnh đạo, người thường bị Trump chỉ trích gay gắt, nằm trong số các bang đông bắc Mỹ từng bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất trong những tháng đầu tiên bùng phát, song đã kiểm soát được tình hình.
Greta Thunberg đi học trở lại Nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg thông báo sẽ quay trở lại trường học sau một năm đi khắp thế giới để truyền thông điệp về khí hậu. "Một năm gián đoạn việc học của tôi đã kết thúc, thật tuyệt khi cuối cùng cũng được trở lại trường học", Thunberg đăng Twitter hôm 24/8, kèm bức ảnh cô tươi cười ngồi...