App.net – Mạng xã hội của tương lai?
Bắt đầu thành lập một mạng xã hội mới bây giờ có là một ý tưởng tồi tệ? Nhưng, giá cổ phiếu Facebook đã xuống dốc chưa từng thấy, thậm chí tốc độ tăng trưởng của Twitter cũng đã giảm.
Tuy nhiên, điều đó lại không đúng với sự thành công của mạng xã hội non trẻApp.net, được thành lập bởi Dalton Caldwell, một doanh nhân ở San Francisco.
Caldwell đã có một buổi trò chuyện với hơn 200 nhà phát triển tại trụ sở AirBnB vào tuần trước. Thay vì than phiền về những lỗ hổng tồn tại ở các dịch vụ khác, anh ấy nói, đây là thời điểm để tạo nên một phương thức mở hơn.
“Dalton Caldwell nói ở San Francisco rằng App.net được tạo vì “những nguy cơ trong nền tảng của Facebook là không thể chấp nhận”.
Khi lên kế hoạch cho App.net, Caldwell đã đảo lộn những kiến thức và quy luật thông thường của thung lũng Sillicon về việc kinh doanh.
Đầu tiên, chi phí đăng kí tài khoản thấp nhất là 50 USD một năm (Những khoản phí này có thể sẽ biến mất). Kế đó, App.net sẽ mở cửa cho các nhà phát triển trước khi những phần quan trọng như chức năng tin nhắn riêng tư xuất hiện – trái ngược hoàn toàn với mạng xã hội Google , vẫn chưa cho phép các nhà phát triển truy cập sâu vào Google .
Thứ ba, App.net dự định sẽ là nhà cung cấp nền tảng, như phiên bản ngoài xã hội của các công ty điện lực, thu tiền bằng cách giữ mọi thứ ổn định mà không quan tâm đến các khách hàng của họ đang làm gì.
Điều này nghe có vẻ sẽ không thể thành công, nhưng, App.net đã làm được. App.net đã có được 803.000 USD từ hơn 12.000 người đóng góp, vượt qua dễ dàng mục tiêu 500.000 USD của hãng. Ấn tượng hơn, có gần 40 ứng dụng, tiện ích cho điện thoại di dộng và máy tính, những công cụ miễn phí sẵn sàng để code ở hầu hết các môi trường, bao gồm Python, PHP, Java, .NET và JavaScript.
So sánh với sự phổ biến của Twitter và Facebook và thậm chí những gì còn lại của MySpace, App.net thật sự không đáng kể. Nói vui, chỉ cần năng lượng từ hàng triệu cú click vào status của Justin Bieber cũng đủ để chạy cụm server duy nhất của App.net. Trên mạng xã hội này, chỉ khoảng 10.000 posts được tạo mỗi ngày.
Thời điểm tốt
Thời điểm ra mắt của App.net không thể tốt hơn. Facebook và Twitter đã thắt chặt các chính sách đối với các nhà phát triển, những người có thể nói góp phần rất lớn vào thành công liên tiếp của các mạng xã hội này.
Mới đây, Twitter đã giáng một đòn mạnh vào các nhà phát triển các ứng dụng như HootSuit, Tweetbot và Echofon, bằng các quy định giới hạn số người dùng. Hay, quy định bắt buộc về cách hiển thị mới, với lời đe dọa “khóa ứng dụng” từ Twitter, án tử hình đối với các nhà phát triển, nếu họ không áp dụng theo.
Video đang HOT
Qui định mới về tweet của Twitter.
Các nhà phát triển lên án chính sách thắt chặt mới của Twitter.
Đó là lý do vì sao các lập trình viên rất hứng thú với App.net, nơi khác biệt bởi là mạng xã hội đầu tiên mà các nhà phát triển, các lập trình viên có tiếng nói riêng của mình.
Tuy nhiên, ngoài sự nhiệt tình của các nhà phát triển, vẫn còn rất nhiều khó khăn mà App.net phải đối mặt. Facebook có lượng tiền mặt 10 tỷ USD. Hầu hết những người dùng Twitter đều hài lòng.
Vic Gundotra, phó giám đốc điều hành mạng xã hội của Google, phát biểu gần đây rằng thời đại “mở cửa” đối với các nhà phát triển đang đến gần, rằng công ty đang “thận trọng vì chúng tôi muốn khác biệt”. App.net có thể tăng mức giá quá cao, hoặc hạn chế sự truy cập vào một vài lĩnh vực, và làm xa lánh những người đang ủng hộ họ hăng hái nhất.
Tuy vậy, App.net vẫn là một mảnh đất màu mỡ, đầy hứa hẹn. Caldwell và đồng sáng lập Bryan Berd, đều đã bắt tay vào công việc, và tránh được những sai lầm từng gặp phải với dự án Diaspora. Họ giữ server còn sống và, đón nhận những người dùng mới.
Bằng việc xây dựng một App.net thân thiện với các nhà phát triển, điều này khuyến khích tạo ra những mẫu thử mới và kích thích khả năng sáng tạo của các lập trình viên. Hi vọng, App.net sẽ tiến xa hơn trong cuộc chiến gian nan hiện nay của các mạng xã hội không phải “chết” trong tức tưởi như Unthink – kẻ một thời mạnh miệng tuyên bố sẽ đánh bại Facebook
Theo Vietbao
"Cửa sống" mạng di động nhỏ ngày càng hẹp
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) mới đây đã tăng tới gần 300% giá thuê kênh riêng (kênh truyền dẫn) đối với các mạng di động nhỏ như Gtel Mobile và Vietnamobile.
Các nhà mạng lớn đang dồn nhà mạng nhỏ vào tình thế khó khăn hơn.
Kênh truyền dẫn, hiểu đơn thuần là hạ tầng truyền dẫn để kết nối cuộc gọi giữa các mạng di động với nhau. Với những mạng có hệ thống truyền dẫn thấp và không đầy đủ như Gtel Mobile và Vietnamobile thì phải thuê lại kênh truyền dẫn của VNPT và Viettel.
Ví dụ tại Hải Phòng, Gtel Mobile và Vietnamobile không có hạ tầng truyền dẫn thì buộc phải thuê của VNPT và Viettel thì các thuê bao của các mạng nhỏ này tại Hải Phòng mới gọi nội mạng được và mới gọi được tới các mạng khác. Nếu không có sự chuyển dẫn kênh thuê bao của mạng nhỏ sẽ không thể liên lạc được. Điều đó, đủ để thấy việc thuê kênh để phát triển hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng không đầy đủ quan trọng tới mức nào.
Nào cùng tăng giá
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), đơn vị quản lý mạng di động Vietnamobile, ngày 13/3/2012, nhận được công văn số 594/VTN-KD của Công ty Viễn thông liên tỉnh (thuộc VNPT) thông báo điều chỉnh mức cước thuê kênh, với giá thuê tăng lên... 276% so với giá cũ.
Đến ngày 26/4, Hanoi Telecom tiếp tục nhận được công văn 2131/VTT-Viettel từ Công ty Viễn thông Viettel, cũng thông báo thay đổi giá thuê kênh với mức tăng hơn hai lần, tương đương 207%.
Cùng cảnh với mạng Vietnamobile, mạng di động của Gtel Mobile những tháng qua cũng liên tục nhận được "tráp" tăng giá thuê kênh của các đơn vị thành viên VNPT và của Viettel, cũng với mức tăng gấp hai, gấp ba, thậm chí có những kênh truyền dẫn tăng gấp bốn, gấp năm lần.
"Thời điểm từ 2009 2011, nhìn chung giá thuê vẫn cao nhưng Gtel Mobile buộc chấp nhận. Nhưng đến thời điểm này, với mức tăng như trên của Viettel và VNPT, chúng tôi quá bất ngờ và gây sốc cho Gtel Mobile, mức giá tăng này như đang quá sức chịu đựng đối với doanh nghiệp", ông Nguyễn Văn Dư, Tổng giám đốc Gtel Mobile, chưa khi nào lại tỏ ra lo lắng như thời điểm này.
Nhìn vào bảng báo giá thuê kênh thay đổi của "hai anh cả" viễn thông, có thể cảm nhận "nỗi lo sợ" của các mạng nhỏ.
Giá thuê rất nhiều tuyến đường trục mà Gtel Mobile phải thuê của Viettel được điều chỉnh tăng từ hơn 37,7 triệu đồng lên gần 123,2 triệu đồng từ 130 triệu đồng lên xấp xỉ 249 triệu đồng hay từ điểm Lạc Long Quân (Hà Nội) đến quận 1 (Tp.HCM) tăng từ 173,6 triệu đồng lên 309,3 triệu đồng...
Trong khi đó, về phía VNPT, cũng rất nhiều đường trục trước doanh nghiệp cho thuê là 130 triệu đồng/đường thì giờ tăng lên 280 triệu đồng/đường hàng trăm kênh nội hạt được tăng từ 3,6 triệu đồng lên 5,8 triệu đồng...
Trong hầu hết các công văn về việc điều chỉnh tăng giá, thời điểm khi hợp đồng thuê kênh của các doanh nghiệp viễn thông như Vietnamobile, Gtel Mobile trước đó sắp hết hạn, cả VNPT và Viettel đều không nêu rõ lý do, cơ sở tăng giá, dù mức điều chỉnh lên tới vài trăm phần trăm, cùng với yêu cầu nếu không ký lại hợp đồng theo giá mới sẽ cho dừng đường truyền.
Không chỉ tăng kênh thuê truyền dẫn, doanh nghiệp lớn còn tăng mạnh giá thuê cơ sở hạ tầng, nhà trạm. Cụ thể, cuối năm 2011, công ty con của VNPT gửi công văn tới Hanoi Telecom về tăng giá thuê cơ sở hạ tầng, nhà trạm và sẽ áp dụng từ 1/1/2012, và giá thuê trung bình tăng hơn 2 lần so với giá cũ, có trường hợp tăng gần 6 lần.
Tiêu biểu như mã trạm 105001 (thuộc VTN1), mã trạm Rep204 216019 (thuộc VTN3) tăng từ 3,575 triệu đồng lên 19,500 triệu đồng và từ 16,857 triệu đồng lên 91,725 triệu đồng, tương đương tăng trên 270% cá biệt có trạm tăng 562% từ hơn 8,161 triệu đồng lên 91,725 triệu đồng...
"Cửa sống" ngày càng hẹp
Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, sở hữu hạ tầng mạng đầy đủ, hiểu đơn giản nhất là không phải phụ thuộc vào thuê mượn, sẽ có vai trò tiên quyết tới việc thành bại đối với doanh nghiệp.
Vì thế, với những doanh nghiệp kém thế về hạ tầng truyền dẫn như Hanoi Telecom hay Gtel Mobile, nếu không thuê kênh truyền dẫn đã được phủ khắp của tập đoàn VNPT và Viettel thì coi như tự thu nhỏ mình trong ốc đảo vốn cần một mạng lưới liên kết càng rộng lớn càng quan trọng để phát triển.
Nhưng theo thông tin từ Hanoi Telecom và Gtel Mobile, 70% trong tổng số hạ tầng truyền dẫn của hai doanh nghiệp là phải đi thuê ngoài, điều đó có nghĩa, gần như phần lớn hạ tầng truyền dẫn của các đơn vị này phụ vào hạ tầng của các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, chí phí hạ tầng thường xuyên của các mạng nhỏ chiếm 20-30% trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh.
Lãnh đạo các mạng nhỏ này cho rằng, trước đây, EVN Telecom là nhà cung cấp kênh truyền dẫn lớn với hơn 40.000 km cáp quang trên toàn quốc nên giá thuê của doanh nghiệp "nhà đèn" tương đối hợp lý và thấp hơn giá thuê của Viettel và VNPT, vì thế mức độ tăng giá thuê hạ tầng của doanh nghiệp lớn cũng hạn chế.
Theo ông Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch Hanoi Telecom, sau khi EVN Telecom sáp nhập với Viettel thì VNPT và Viettel trở thành hai doanh nghiệp cung cấp kênh truyền dẫn lớn nhất, chiếm thị phần khống chế trên thị trường.
"Cũng từ đó, giá thuê kênh truyền dẫn mà Vietnamobile hay Gtel Mobile thuê Viettel và VNPT bắt đầu tăng mạnh", ông nói.
Ông Lãng phân tích, do Vietnamobile là doanh nghiệp viễn thông nhỏ và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của các nhà mạng lớn nên rất bất lợi trong việc đàm phán giá thuê. Vì thế, với hàng trăm kênh truyền dẫn và nhà trạm đang thuê của VNPT và Viettel, việc tăng giá thuê đã làm cho chi phí vận hành của Hanoi Telecom ước tính tăng lên hàng chục tỷ đồng mỗi tháng.
Trong khi đó, theo ước tính của Gtel Mobile, mỗi tháng chi phí của doanh nghiệp này cũng sẽ bị đội lên 4 - 5 tỷ đồng do hệ quả của việc tăng giá thuê hạ tầng truyền dẫn của Viettel và VNPT.
Việc tăng mạnh giá thuê hạ tầng khiến sức mạnh tài chính của các nhà mạng nhỏ thêm khó khăn, làm gia tăng mạnh chi phí. Tuy nhiên, đó không chỉ là con số đơn thuần về mặt doanh thu. Khi cùng kinh doanh một lĩnh vực dịch vụ, các doanh nghiệp phụ thuộc về hạ tầng cơ sở truyền dẫn sẽ rất dễ bị khống chế phát triển bởi những doanh nghiệp có sẵn hạ tầng.
Cái khó của các doanh nghiệp viễn thông nhỏ là có thị phần thuê bao thấp, ít hơn hàng chục lần so với các doanh nghiệp lớn. Trong khi, từ lâu, bài toán cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp viễn thông nhỏ và mới ra nhập thị trường là đều bằng chính sách giá rẻ, do đó, nguồn lợi nhuận thu được ở đầu ra của các mạng này cũng sẽ thấp. Vì lợi nhuận đầu ra thấp, chi phí đầu vào tăng mạnh, "cửa sống" của các nhà mạng nhỏ vốn rất khó khăn xem ra lại càng thêm hẹp!
"Chúng tôi đang làm việc, đàm phán với các nhà mạng lớn để họ hiểu hoàn cảnh của Gtel Mobile, với tư cách nhà mạng nhỏ không có hạ tầng truyền dẫn thì xem xét để doanh nghiệp tiếp cận với giá thuê cũ", ông Dư cho biết.
Theo vietbao
15 công nghệ còn được trọng dụng tới năm 2030 Bàn phím QWERTY, PC, laptop vỏ sò hay cổng USB là một số công nghệ còn được sử dụng tới năm 2030. 1. Bàn phím QWERTY Dù công nghệ nhận diện giọng nói, nhận diện chữ viết tay và điều khiển bằng cử chỉ sẽ ngày càng chính xác và trở nên thông dụng trong hai thập kỉ tới, bàn phím QWERTY vẫn...