Apple xét nghiệm Covid-19 cho các nhân viên quay lại trụ sở làm việc
Theo đó, các nhân viên của Apple quay trở lại làm việc tại trụ sở ở Thung lũng Silicon sẽ được đề xuất xét nghiệm virus Corona chủng mới.
Trụ sở hình phi thuyền của Apple ở Cupertino đã sẵn sàng đón nhân viên quay lại làm việc
Nguồn tin của Bloomberg cho biết, Apple bắt đầu cho phép một số nhân viên trở lại khuôn viên công ty Apple Park tại Cupertino, California (Mỹ) vào tháng trước, nhưng để đảm bảo an toàn họ đã cung cấp các dịch vụ xét nghiệm y tế thông qua dịch mũi và họng cũng như kiểm tra thân nhiệt để phòng ngừa virus Corona, ngoài ra các nhân viên được yêu cầu phải đeo khẩu trang khi giao tiếp. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm đóng cửa nhà bếp và giới hạn 2 người trong thang máy (thông thường là 10 người) trong mỗi lần vận chuyển.
Công ty công nghệ hàng đầu này đã đóng cửa trụ sở và các trung tâm bán lẻ trên toàn thế giới vì đại dịch, nhưng gần đây Apple bắt đầu mở cửa trở lại bên cạnh các biện pháp an toàn bổ sung như đeo khẩu trang hoặc rửa tay khi ra vào các nơi này. Cụ thể, Apple cho phép hơn 100 cửa hàng trên toàn nước Mỹ hoạt động trở lại kể từ tháng trước, dù nhiều trong số đó chủ yếu mở cửa để nhận các đơn hàng trực tuyến. Các khách hàng khi ra vào các cửa hàng này vẫn sẽ bị yêu cầu đeo khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt.
Ngoài Apple, các công ty công nghệ lớn khác cũng thực hiện các cách tiếp cận khác nhau để từng bước đưa nhân viên trở lại làm việc bình thường tại văn phòng. Nhưng một số công ty đã quy hoạch lại và cho phép một số nhân viên làm việc tại nhà (nếu họ muốn), chẳng hạn như các nhân viên Facebook có thể làm việc tại nhà đến hết năm nếu họ muốn và CEO Mark Zuckerberg ước tính có khoảng 50% nhân viên của Facebook có thể làm việc từ xa (hoặc tại nhà) toàn thời gian trong thập kỷ tới.
Twitter cũng sẽ cho phép nhân viên làm việc tại nhà “vô thời hạn” nếu vị trí của họ không nhất thiết phải có mặt ở văn phòng. Trong khi đó, Google cho biết họ sẽ mở cửa trở lại một số văn phòng vào tháng 7 tới và đặt mục tiêu ban đầu sẽ hoạt động ở mức 30% công suất vào tháng 9 năm nay trước khi có thể khôi phục hoàn toàn năng suất làm việc sau đại dịch.
Apple Store Mỹ dựng tường gỗ, sơn đen để tránh cướp bóc
Apple cho đóng cửa những cửa hàng ở những vùng bạo loạn để bảo vệ nhân viên và khách hàng của họ. Đồng thời, Apple Store cũng được vây kín bằng khung gỗ và ván để ngăn cướp bóc.
Video đang HOT
Theo 9to5mac, có hơn 10 Apple Store đã bị cướp từ ngày 27/5 đến nay. Đáp lại việc này, Apple cho đóng cửa những cửa hàng ở những vùng bạo động gia tăng để bảo vệ nhân viên và khách hàng của họ. Đồng thời, Apple Store được vây kín bằng khung gỗ và ván để ngăn những nhóm bạo loạn phá.
Bề mặt ván này nhanh chóng trở thành nơi những người biểu tình ôn hòa thể hiện chính kiến một cách văn minh. Tại Apple Store, thành phố Naperville, Illinois những người biểu tình ôn hòa đã phủ kín ván với các tờ ghi chú hình trái tim. Mỗi miếng dán mang một thông điệp tích cực về phong trào chống phân biệt sắc tộc.
Trái tim đầu tiên được dán lên bức tường ván là của một thanh niên đã bị thương khi tham gia biểu tình và bị nhóm bạo động tấn công. Các doanh nghiệp khác đóng cửa tại khu vực trung tâm thành phố Naperville cũng đã được bao phủ bởi những trái tim đầy màu sắc trong những ngày qua.
Tại một số khu vực khác như Irvine Spectrum, những bức tường ván vẫn chưa được trang trí. Tuy vậy, nó vẫn thực hiện tốt chức năng bảo vệ những cửa hàng bằng kính đặc trưng của Apple khỏi các nhóm bạo loạn.
Apple Store tại thành phố Minneapolis, Minnesota nơi diễn ra vụ việc của George Floyd, bức tường ván được sơn đen toàn bộ. Nhiều tài khoản Twitter cho rằng đây là cách Apple ngầm ủng hộ cộng đồng người da màu chống lại nạn phân biệt chủng tộc.
Tại Apple Store ở Chicago, chỉ một phần kính nhỏ được phủ bằng tường ván trong khi cả toàn nhà được bọc bằng các tấm nhôm.
Ngoài việc Apple tự phòng thủ, nhiều nghệ sĩ có sức ảnh hưởng cũng tham gia để biến làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng thành những hành động văn minh.
Tại Portland, nghệ sĩ Emma Berger đã vẽ một bức tranh chân dung của George Floyd và dòng chữ "Tôi không thể thở được" trên bức tường xung quanh Apple Store Pioneer Place, nơi bị hư hại nặng nề sau khi những kẻ cướp bóc tấn công.
Trả lời KPTV, Berger nói cô đang thêm khuôn mặt của các nạn nhân khác của phân biệt chủng tộc vào đài tưởng niệm như một lời nhắc nhở về bạo lực chủng tộc đang diễn ra.
Tuy không chính thức lên tiếng nhưng Apple đã có hành động cụ thể để chống lại phân biệt chủng tộc. Bà Deirdre O'Brien, Phó Chủ tịch Cấp cao về Bán lẻ và Con người tại Apple đã tuyên bố mở rộng hỗ trợ cho các nhân viên da màu tại công ty. Tim Cook cũng công bố trên Twitter sẽ quyên góp cho các nhóm bao gồm Sáng kiến Công lý Bình đẳng.
Tuy vậy, những bức tường ván cũng bị thành phần bạo loạn kích động với các ngôn từ thù địch. Nhân viên công cộng liên tục kiểm tra và sơn đen lại tất cả từ gây kích động đám đông.
Một nhân viên đang sơn lại tường ván Apple Store để che đi các từ kích động.
Apple Carnegie Library là một trong những nơi bị tàn phá mạnh nhất bởi nhóm bạo động. Đây là tòa nhà nằm ở Quảng trường Mount Vernon, Wasshington D.C. Đây cũng là tòa nhà công cộng đầu tiên của thành phố, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động của cộng đồng nghệ sĩ người da màu.
Hình ảnh George Floyd cùng những thông điệp ý nghĩa về chống phân biệt chủng tộc được vẽ sẵn trên carton và dán lên tường ván ở Apple Store.
Tim Cook lên án vụ George Floyd Trong email gửi công ty, Tim Cook lên án hành vi bạo lực của cảnh sát với George Floyd và khuyến khích nhân viên tạo ra "một thế giới công bằng hơn". Trước tình trạng bất ổn và bạo loạn đang diễn ra, CEO Apple cho biết lịch sử phân biệt chủng tộc là "quá khứ đau đớn" của nước Mỹ nhưng vẫn...