Apple xác nhận chip bảo mật T2 sẽ chặn việc sửa chữa bởi bên thứ 3 trên các máy Mac mới
Các máy Mac mới nay sẽ buộc phải chạy một công cụ chuẩn đoán độc quyền của riêng Apple sau khi hoàn tất việc thay thế bảng mạch logic hay cảm biến Touch ID.
Apple đã giới thiệu MacBook Air và Mac Mini mới tại sự kiện phần cứng tháng 10 thường niên cách đây chưa lâu. Cả hai mẫu máy tính này, cũng như MacBook Pro mới nhất và iMac Pro ra mắt năm ngoái, đều được trang bị chip bảo mật T2 của Apple. Chip T2 đóng vai trò như một co-processor (chip đồng xử lý), là một tính năng thuộc hàng bí ẩn nhất trong số các tính năng mới và tiên tiến của hãng thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc chip T2 xuất hiện trên ngày càng nhiều máy tính, và khả năng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi máy Mac từ nay trở về sau, đã một lần nữa làm dấy lên quan ngại rằng Apple đang cố “khóa” chặt các thiết bị của mình khỏi việc sửa chữa từ các dịch vụ bên thứ ba.
Chip T2 là “một cỗ máy chém mà Apple đang đung đưa trên đầu những người sở hữu sản phẩm”, trích lời CEO iFixit là Kyle Wiens. Đó là bởi chip T2 là chìa khóa khóa chặt các sản phẩm Mac, chỉ cho phép các linh kiện thay thế nhất định đến từ một nguồn đã được ủy quyền, và con chip này sẽ thực hiện thêm một bước nữa sau khi thay thế linh kiện: chạy một bài kiểm tra trong lần khởi động lại sau thay thế.
“ Rất có khả năng mục đích của Apple là nắm quyền kiểm soát chặt chẽ hơn nữa những ai có thể tiến hành sửa chữa bằng cách giới hạn việc cung cấp các linh kiện” – Wiens nói – “ Đây có thể là một nỗ lực nhằm chiếm nhiều thị phần hơn từ tay các nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa độc lập. Hoặc nó có thể là một lời đe dọa nhằm giữ cho mạng lưới dịch vụ ủy quyền của hãng hoạt động nghiêm chỉnh. Chúng ta chẳng thể biết được“.
Apple đã xác nhận rằng chính sách này chỉ áp dụng khi sửa một số linh kiện nhất định trên các máy Mac mới, như bảng mạch logic và cảm biến Touch ID. Đây cũng là lần đầu tiền công ty công khai các yêu cầu mới khi sửa chửa các máy Mac được trang bị chip T2. Nhưng Apple không cung cấp danh sách các linh kiện sửa chữa bị buộc phải áp dụng chính sách này, hay những thiết bị bị tác động. Hãng cũng không nói liệu chính sách mới này đã áp dụng từ khi ra mắt chiếc iMac Pro vào năm ngoái hay chỉ mới gần đây.
Chip T2 là một linh kiện được chính Apple thiết kế dùng để xử lý các dữ liệu vân tay Touch ID. Nó còn lưu trữ các khóa mã hóa cần để khởi động bảo mật thiết bị. Apple cho biết con chip này là rất cần thiết đối với nhiều chức năng mới, như cho phép MacBook Pro phản hồi với câu lệnh “Hey Siri” mà không đòi hỏi người dùng phải nhấn bất kỳ nút nào. Nó còn ngăn microphone của laptop bị điều khiển từ xa bởi các hacker khi nắp máy đã được đóng lại. Đặc biệt hơn, chip T2 có khả năng giao tiếp với các linh kiện khác nhằm thực hiện một số tác vụ quan trọng và tinh vi nhất mà các máy Mac hiện đại có thể làm được.
Thế nhưng, gần đây, người ta còn phát hiện ra rằng chip T2 có thể được Apple tận dụng để ngăn chặn những người dùng muốn tự mình sửa máy, cũng như các dịch vụ sửa chữa bên thứ ba. Cụ thể, trong một tài liệu nội bộ của Apple cho thấy chip T2 có thể khiến máy tính ngừng hoạt động nếu bảng mạch logic bị thay thế, trừ khi con chip này nhận diện được một phần mềm chẩn đoán đặc biệt đã được thực thi trên máy. Có nghĩa là, nếu bạn muốn sửa chữa các linh kiện trọng yếu nhất định của MacBook, iMac, hay Mac Mini, bạn sẽ cần phải đến Apple Store chính thống hay một cửa hàng chuyên sửa chữa nằm trong mạng lưới Nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền (ASP) của công ty. Nếu bạn muốn tự mình làm mọi thứ, thì theo tài liệu của Apple, bạn không thể.
Các phần linh kiện bị tác động bởi chính sách mới nói trên, cũng theo tài liệu của Apple, là cụm màn hình, bảng mạch logic, cụm nắp trên, và bảng mạch Touch ID đối với MacBook Pro, và bảng mạch logic cũng bộ nhớ flash của iMac Pro. Ngoài ra còn có bảng mạch logic trên MacBook Air 2018 và bảng mạch logic cùng bộ nhớ flash của Mac Mini 2018. Tuy nhiên, tài liệu này, vốn được phân phối vào đầu năm nay, thực ra lại không nhắc đến hai sản phẩm sau cùng ở trên vì ở thời điểm đó, chúng vẫn chưa được công bố.
Để sửa chữa các linh kiện trên, chuyên viên kỹ thuật cần chạy bộ phần mềm AST 2 System Configuration – một bộ phần mềm Apple chỉ cung cấp cho các Apple Store và các ASP đã được xác nhận. Do đó, các cửa hàng sửa chữa độc lập và không nằm trong mạng lưới của Apple sẽ phải chấp nhận…bó tay. Tài liệu của Apple ghi rõ như sau:
“ Đối với các máy Mac với chip T2, quá trình sửa chữa sẽ không hoàn thành khi thay thế một số linh kiện nhất định cho đến khi bộ phần mềm AST 2 System Configuration đã được khởi chạy. Thất bại khi thực hiện bước này sẽ dẫn đến hệ thống ngừng hoạt động và quá trình sửa chữa không hoàn thành“.
Vấn đề còn phức tạp hơn khi không rõ liệu chính sách này có phải được áp dụng từ tháng trước hay không. Các chuyên gia “mổ xẻ” tại iFixit, vốn là những người ủng hộ mạnh mẽ phong trào quyền được sửa chữa, đã mua một chiếc MacBook Pro 2018 và phát hiện ra rằng họ vẫn có thể thay thế màn hình của nó bằng một màn hình linh kiện đã mua trong mùa hè trước đó. “ Chúng tôi rất ngạc nhiên khi cả màn hình và MaBook hoạt động bình thường sau nhiều lần thử. Chúng tôi còn cập nhật nó lên MacOS Mojave và thay đổi bảng mạch logic, kết quả vẫn tốt” – Adam O’Comb tại iFixit viết trên blog như vậy.
Apple xác nhận rằng cụm màn hình sẽ không đòi hỏi công cụ chẩn đoán, nhưng không rõ tại sao iFixit có thể thay bảng mạch logic mà vẫn khởi động được máy. Một lời giải thích hợp lý là iFixit đã sử dụng các linh kiện được Apple chứng nhận, và công cụ chẩn đoán có lẽ chỉ được yêu cầu đối với các linh kiện hoàn toàn mới, chưa qua sử dụng.
Video đang HOT
iFixit nhận định phần mềm chẩn đoán đó có thể là một cơ chế để kiểm tra xem có phải các cửa hàng sửa chữa bên thứ 3 đang sử dụng các linh kiện phù hợp và không lợi dụng các món đồ rẻ tiền để lừa gạt khách hàng, kiếm lợi cho bản thân. Cũng có thể nó được dùng để hiệu chuẩn lại mọi linh kiện. Nhưng O’Comb nói rằng Apple có lẽ muốn kiểm soát từ đầu đến cuối cách thức người dùng sửa chữa máy Mac của họ, những linh kiện nào được sửa, và chi phí sửa chữa.
Tất cả những chức năng này đều được hiện thực hóa nhờ chip T2, nay đã trở thành một phần thống nhất của phần cứng Mac và hệ sinh thái phần mềm mà Apple khẳng định được trang bị mọi chức năng bảo mật chặt chẽ. Như vậy, việc chạy phần mềm chẩn đoán trên các thiết bị với chip T2 có thể chỉ là một cách để đảm bảo mọi tính năng bảo mật con chip này mang lại không bị ảnh hưởng sau khi sửa chữa bảng mạch logic trên iMac Pro hay bảng mạch Touch ID trên MacBook Pro. Chắc chắn đây là một lý do thích đáng, nhưng việc Apple thiếu minh bạch về khi nào, tại sao, và họ yêu cầu công cụ chẩn đoán này đến mức độ nào đã dẫn đến những hiểu lầm và quan ngại.
Apple cho biết phần lớn các sửa chữa có thể được tiến hành mà không cần đến công cụ chẩn đoán, và chắc chắn phần lớn người dùng Mac sẽ không bao giờ phải tự mình thay thế bảng mạch logic hay cảm biến Touch ID. Cả hai linh kiện này là những thứ chỉ Apple mới phân phối, còn ổ cứng SSD trên hầu hết các máy Mac hiện đại như Mac Mini mới, đều không thể được thay thế bởi người dùng bởi chúng được hàn cứng vào các linh kiện khác, hoặc vào bộ khung máy.
Do đó, dù Apple có lẽ không kích hoạt thủ tục này đối với mọi thiết bị có chip T2, hay đơn giản là không yêu cầu nó đối với các linh kiện đã qua sử dụng (như trường hợp của iFixit), lời xác nhận của công ty rằng họ yêu cầu khởi chạy một loại phần mềm độc quyền đã như đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc tranh cãi kịch liệt tiếp diễn trong một thời gian dài liên quan vấn đề sửa chữa. Giới chỉ trích trước đây từng vùi dập không thương tiếc Apple khi hãng thề thốt bảo vệ môi trường và tạo ra những sản phẩm có khả năng tái sử dụng, nhưng trên thực tế lại khiến chúng khó sửa chữa hơn và khiến vòng đời của chúng bị thu ngắn lại.
Trên sân khấu của sự kiện phần cứng tháng 10, Apple quảng bá chiếc MacBook Air và Mac Mini mới là những sản phẩm đầu tiên được làm từ nhôm tái chế. Apple còn được cho là đang dự định mở rộng dịch vụ sửa chữa của hãng để hỗ trợ cho các sản phẩm đã lỗi thời như iPhone 4S và MacBook Pro 2012 – những sản phẩm vốn đã bị loại khỏi danh mục sửa chữa. Bên cạnh đó, Apple có vẻ đã làm pin MacBook Air mới dễ dàng thay thế hơn và cho phép người dùng Mac Mini 2018 thay thế RAM của máy – một điều mà mẫu 2014 không làm được.
Thế nhưng, các thiết bị Apple vẫn luôn là một trong những phần cứng khó sửa chữa nhất trong ngành công nghiệp di động vì sử dụng những con ốc đặc biệt, thân máy nguyên khối, và bản thân hãng thì đưa ra những quyết định trong quá trình sản xuất thiết bị khiến việc tháo gỡ các linh kiện nhất định trở nên khó khăn hơn mức cần thiết. Kết quả là đại đa số người dùng iPhone và Mac phải dựa dẫm vào Apple hoặc các thành viên trong mạng lưới sửa chữa được ủy quyền của hãng để sửa hoặc tái sử dụng các thiết bị cũ. Vấn đề sẽ nảy sinh nêu bạn không sống gần một Apple Store hay một nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của hãng; đồng thời việc sửa chữa tại Apple Store sẽ có chi phí đắt đỏ hơn các bên thứ 3, và sau này sẽ còn tăng cao hơn nữa khi không hề có đối thủ nào cạnh tranh được với hãng.
Apple cũng kịch liệt phản đối luật quyền được sửa chữa, vốn sẽ buộc hãng phải cung cấp các hướng dẫn và công cụ cho những người muốn tự mình làm mọi thứ, và cả các cửa hàng sửa chữa bên thứ 3 không nằm trong mạng lưới của Apple. Chính thái độ này dẫn đến việc người dùng sản phẩm Apple sẽ có xu hướng mua một thiết bị mới thay vì sửa thiết bị hiện tại hoặc tân trang lại một thiết bị cũ – một hành vi mà các nhà bảo vệ môi trường lo sợ sẽ khiến các nỗ lực giảm thiểu rác thải điện tử đổ xuống sông xuống biển.
Apple có thể chỉ tái sử dụng một phần lớn của một thiết bị, những phần còn lại sẽ bị tái chế, nhưng hãng vẫn phải khai thác một lượng giới hạn khoáng sản và các nguyên tố quan trọng khác để sử dụng vào việc sản xuất điện thoại và máy tính. Và cả ngành công nghiệp công nghệ cũng đang tăng cường sản xuất các thiết bị mới, chứ không chỉ mỗi Apple – nhà sản xuất có tiếng tăm nhất, chứ không hẳn là hãng lớn nhất và duy nhất đáng bị kết tội.
Tất nhiên, cuộc tranh cãi xung quanh khả năng sửa chữa của iPhone phức tạp hơn rất nhiều so với Mac. Người tiêu dùng có xu hướng thay thế điện thoại thường xuyên hơn máy tính, và có một loạt các ưu đãi – như chương trình nâng cấp iPhone của Apple, cùng sự thật không thể tránh khỏi là pin smartphone xuống cấp nhanh hơn pin laptop – đã khuyến khích người ta càng lúc càng mua điện thoại mới thường xuyên hơn. Một người dùng MacBook Pro có khả năng mang máy đi sửa cao hơn, ngay cả khi việc đó đòi hỏi họ phải chuyển máy đến Apple trong 2 tuần, chứ không muốn bỏ hẳn chiếc máy đó và sắm một chiếc máy mới.
Dù vậy, với sự tồn tại của chip T2 và đòi hỏi phần mềm chẩn đoán của nó, Mac có thể sẽ sớm trở nên khó sửa hơn nữa so với lúc này, và không cần biết động lực của Apple là gì, việc họ buộc bạn phải mang máy đến Apple Store hay các nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền trong mạng lưới Apple có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với các bên liên quan. “ Nó sẽ là một tiền lệ rất nguy hiểm, và sẽ mang mọi thứ vào một tấn bi kịch pháp lý” – Wiens nói.
Wiens còn đề cập đến Error 53, một lỗi khiến iPhone ngừng hoạt động khi sử dụng linh kiện bên thứ 3, đã buộc Apple phải đưa ra giải pháp khắc phục như thế nào. Chính phủ Úc đã phạt công ty 6,6 triệu USD khi các nhân viên Apple Store thông báo với người dùng rằng chiếc điện thoại đã thành cục gạch của họ sẽ không thể khôi phục được. Tương tự, sự cố pin năm ngoái, trong đó Apple thừa nhận đã giảm hiệu năng các iPhone đời cũ để ngăn tình trạng tắt nguồn đột ngột, đã dẫn đến một chương trình thay pin giảm giá kéo dài suốt 12 tháng và khiến Quốc hội Mỹ phải vào cuộc điều tra.
“ Nếu họ làm điều này, họ sẽ vô tình làm tăng khả năng luật quyền được sửa chữa được thông qua và buộc họ phải đảo ngược lại quy trình” – Wiens nói – “ Khóa cứng mọi quyền sửa chữa là không tốt cho người tiêu dùng, cho môi trường, và cho bản thân Apple“.
Theo GenK
Chi tiết Macbook Air 2018 vừa về VN, giá từ 36 triệu
MacBook Air mới có thiết kế đẹp và nhẹ hơn phiên bản tiền nhiệm, tích hợp Touch ID. Model này vừa về VN và có giá 36 triệu đồng.
Trải nghiệm Macbook Air 2018 tại VN Macbook Air 2018 được nâng cấp về thiết kế, cấu hình và tích hợp Touch ID.
Cách đóng hộp của MacBook Air mới giống như các phiên bản trước, các phụ kiện đi kèm theo máy bao gồm cáp USB-C, củ sạc 30 W và sách hướng dẫn.
MacBook Air mới có thiết kế gần giống MacBook Pro từ 2018 với phần vỏ nhôm được hoàn thiện tốt và ít bám mồ hôi, dấu vân tay.
Năm nay, Apple đã bổ sung thêm phiên bản màu vàng mới trên MacBook Air 2018, khá giống với màu vàng hồng trên iPhone SE. MacBook Air mới nặng 1,25 kg, cho cảm giác cứng cáp và nhẹ hơn so với phiên bản trước.
MacBook Air mới có màn hình 13,3 inch, độ phân giải đạt chuẩn Retina với 4 triệu điểm ảnh. Máy có phần viền màn hình mỏng hơn 50% so với thế hệ trước, cho tổng thể khá nhỏ gọn. Màn hình của máy cho khả năng hiển thị tốt, hình ảnh sắc nét và độ sáng cao hơn.
Bên cạnh đó, máy cũng được tích hợp cảm biến vân tay Touch ID nằm ở trên cùng bên phải của bàn phím.
MacBook Air 2018 dùng con chip Apple T2 tương tự trên hai mẫu MacBook Pro và iMac Pro, giúp nâng cao khả năng bảo mật. Chip Apple T2 còn giúp cho máy có thêm tính năng ra lệnh bằng giọng nói Hey Siri tương tự trên iPhone hay iPad.
Tuy nhiên, model này không được trang bị thanh cảm ứng TouchBar như trên những chiếc MacBook Pro.
Giống như MacBook Pro 2018, máy được trang bị bàn phím cánh bướm thế hệ thứ 3. Bàn phím của MacBook Air mới cho cảm giác gõ tốt, tốc độ phản hồi nhanh và độ ồn ít hơn.
Trackpad trên MacBook Air mới được làm to hơn và cho khả năng phản hồi tốt hơn, hỗ trợ cảm ứng phản hồi lực ForceTouch với nhiều mức độ lực nhấn khác nhau.
Máy được tích hợp hai loa ngoài, cho trải nghiệm âm thanh ở mức khá, âm lượng không quá to và chi tiết vừa phải.
Bên cạnh trái của máy có hai cổng USB-C tích hợp công nghệ Thunderbolt giúp người dùng có thể xuất ra màn hình ngoài độ phân giải tối đa 5K hoặc kết hợp với card đồ họa eGPU để nâng cao khả năng xử lý đồ họa.
Trong khi đó, cạnh phải của model này chỉ có jack cắm tai nghe 3,5 mm, khe đọc thẻ SD cũng đã được lược bỏ.
MacBook Air 2018 dùng vi xử lý Intel Core i5 thế hệ 8, RAM 8 GB LPDDR3 và SSD có dung lượng 128 GB. Cấu hình này có thể đáp ứng các tác vụ văn phòng và những ứng dụng xử lý hình ảnh, video không quá nặng.
Theo Báo Mới
So sánh MacBook Air mới với MacBook Pro 2018: sự khác biệt là gì? Dưới đây, hãy cùng so sánh MacBook Air với MacBook Pro 2018 trên nhiều yếu tố để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dòng laptop của Apple. Sau khi ra mắt vào cuối tháng 10 vừa qua, chiếc laptop MacBook Air thế hệ mới của Apple nhận về vô số lời khen ngợi nhờ tổng hòa được các...