Apple vất vả tìm hướng đi cho dịch vụ streaming của họ
Năm ngoái, một nhà đầu tư dự đoán rằng Apple sẽ chi tới 4,2 tỷ đô la cho dịch vụ streaming media trong 2022, nhưng nếu những đánh giá gần đây về các nội dung đó là chính xác thì có lẽ công ty sẽ phải nghĩ lại quyết định của mình.
Một bài báo trên tờ Wall Street Journal đã chỉ ra một số nguy cơ mà Apple phải đối mặt khi tạo ra một dịch vụ streaming media trong thời đại mà vô số các đối thủ nặng kí liên tục xuất hiện như Handmaid’s Tale, House of Cards, Orange is the New Black, Game of Thrones, và thậm chí cả The Marvelous Mrs. Maisel.
Theo một nguồn tin bên trong, series truyền hình Vital Signs đã bị chính Tim Cook từ chối vì nó quá bạo lực và không phải thứ mà Apple có thể phát sóng.
Đối với Apple, những nội dung thô tục, tình dục hoặc bạo lực đều khá khó chấp nhận khi công ty cố gắng trở thành nhà sản xuất nội dung chất lượng cao. Đây là một việc vô hình chung bóp nghẹt khả năng sáng tạo các nội dung mà Apple có thể làm ra.
Mục tiêu của Apple là biến dịch vụ của hãng trở nên thân thiện với gia đình, vốn cũng có nguy cơ bị cản trở bởi đối thủ nặng kí nhất – Disney.
Với sự cạnh tranh khốc liệt đến mức gần như không đem lại giá trị nào rõ rệt cho Apple, liệu quyết định xâm nhập vào thị trường vốn đã rất chật này có thật sự đáng hay không?
Video đang HOT
Tin rằng với tiềm lực lên tới 200 tỷ đô la, Apple chắc chắn vẫn còn cơ hội chiến đấu. Câu hỏi đặt ra là liệu khán giả có thèm để ý xem những gì mà hãng cho rằng là phù hợp với các tiêu chí của họ.
Theo trang cong nghe
Thuê ngoài dịch vụ CNTT sẽ ngày càng "nở rộ" trong bối cảnh cách mạng 4.0
Thuê ngoài dịch vụ CNTT (IT Outsourcing) đã là xu hướng phổ biến trên thế giới.
Tại Việt Nam, Chính phủ khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ CNTT để tối ưu hóa chi phí. Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh cách mạng 4.0, IT Outsourcing sẽ ngày càng "nở rộ".
Xu hướng phát triển tất yếu
Theo các chuyên gia, thuê ngoài dịch vụ CNTT (IT Outsourcing, ITO) là khái niệm để chỉ việc một tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ liên quan đến CNTT từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài, thay vì tự tổ chức thực hiện. Các dịch vụ được thuê ngoài có thể là một phần hoặc toàn bộ các công việc từ xây dựng đến quản lý, vận hành và chuyển giao tất cả các thành phần của hệ thống thông tin gồm phần mềm, hạ tầng CNTT, chính sách khai thác, vận hành, nguồn nhân lực.
Mục đích của việc thuê ngoài dịch vụ CNTT là nhằm tối ưu hóa chi phí, tận dụng nguồn nhân lực của các nhà cung cấp dịch vụ CNTT bù đắp thiếu hụt về nhân lực CNTT của tổ chức để nâng cao chất lượng hệ thống CNTT, đạt được một mức độ an toàn và sẵn sàng cao hơn của hệ thống, cũng như khả năng tập trung phát huy những mặt mạnh của tổ chức, doanh nghiệp.
Thuê ngoài dịch vụ CNTT hiện đã trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới. Theo thống kê từ Gartner, tổng chi tiêu toàn cầu cho toàn ngành CNTT đến năm 2022 dự báo đạt 4.234 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 3,7% trong giai đoạn 2016-2022. Trong đó, chi tiêu cho dịch vụ CNTT toàn cầu dự báo đến 2022 đạt 1.222 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng chi tiêu toàn ngành CNTT và tăng trưởng 4,3%. Chi tiêu cho dịch vụ hỗ trợ IT doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng đám mây chiếm xấp xỉ 41% chi tiêu toàn ngành dịch vụ IT và có mức tăng trưởng 5,3% giai đoạn 2016-2022.
Đáng chú ý, số liệu thống kê của Gartner cũng cho thấy, trong 3 năm gần đây, từ năm 2016 - 2018, chi tiêu cho thuê ngoài dịch vụ CNTT toàn cầu đã tăng từ 296 tỷ USD (năm 2016) lên 309 tỷ USD (năm 2017) và ước tính sẽ đạt 336 tỷ USD trong năm nay. Thống kê của hãng này cũng dự báo, trong 4 năm tới chi tiêu cho thuê ngoài dịch vụ CNTT sẽ tiếp tục tăng và đạt 426 tỷ USD vào năm 2022. Tốc độ tăng trưởng bình quân của chi tiêu cho thuê ngoài dịch vụ CNTT trên toàn thế giới trong cả giai đoạn 2016 - 2022 đạt xấp xỉ 6,2%.
Nghiên cứu của Gartner cũng chỉ ra rằng, cơ cấu chi tiêu cho thuê ngoài dịch vụ CNTT tại các khu vực được dự báo ít thay đổi trong giai đoạn 2016-2022. Trong đó, khoảng 80% nhu cầu thuê ngoài dịch vụ CNTT vẫn ở các khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Khu vực các quốc gia mới nổi thuộc châu Á/Thái Bình Dương chiếm khoảng 3% toàn cầu.
Chi tiêu cho thuê ngoài dịch vụ CNTT khu vực khu vực các nước mới nổi châu Á/Thái Bình Dương (ngoài Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Malaysia) trong đó có Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình 8,5% giai đoạn 2016-2022
Chi tiêu cho thuê ngoài dịch vụ CNTT (IT Outsoucing) khu vực các nước mới nổi châu Á/Thái Bình Dương (ngoài Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Malaysia) trong đó có Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình là 8,5% giai đoạn 2016-2022, đạt mức 1,6 tỷ USD năm 2022. Và dịch vụ hỗ trợ CNTT doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng đám mây được dự đoán là dịch vụ chiếm tỷ trọng thuê ngoài lớn nhất, chiếm 35% tổng chi tiêu trung bình các dịch vụ CNTT tại khu vực này giai đoạn 2016-2022.
Còn theo báo cáo khảo sát đánh giá về hoạt động thuê ngoài CNTT chuyên nghiệp được Deloitte thực hiện với các doanh nghiệp lớn đến rất lớn tại Mỹ, châu Âu và châu Á trải rộng trên 25 lĩnh vực khác nhau, những lợi ích chính từ việc thuê ngoài dịch vụ CNTT mà các công ty quan tâm nhất là: công cụ để cắt giảm chi phí; giúp doanh nghiệp tập trung vào các chức năng kinh doanh doanh chính; giải quyết các vấn đề tiềm năng; nâng cao chất lượng dịch vụ; có tầm quan trọng đối với nhu cầu kinh doanh; tiếp cận nguồn vốn trí tuệ; quản lý môi trường kinh doanh; thúc đẩy sự thay đổi nhanh hơn.
Thống kê từ khảo sát của Deloitte cũng chỉ ra rằng, có tới 58% doanh nghiệp sau khi thuê ngoài dịch vụ CNTT đã tăng chất lượng sản phẩm-dịch vụ, 44% doanh nghiệp cắt giảm được chi phí vận chuyển, 38% doanh nghiệp nâng cao được trải nghiệp người dùng và 31% doanh nghiệp đã tăng trưởng doanh thu.
Nhu cầu thuê dịch vụ CNTT tại Việt Nam 4 năm gần đây liên tục tăng trưởng
Tại Việt Nam, thuê ngoài dịch vụ CNTT đã được triển khai nhiều ở khối các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Với khối cơ quan nhà nước (CQNN), tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 6/2014, Chính phủ đã đồng ý chủ trương thuê dịch vụ CNTT trong các CQNN, các đơn vị hành chính sự nghiệp và giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cụ thể hóa cơ chế thuê dịch vụ CNTT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là cơ sở đưa đến sự ra đời Quyết định 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong CQNN.
Có hiệu lực từ ngày 15/2/2015, Quyết định 80 đưa ra thêm một hình thức lựa chọn trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong CQNN, đó là hình thức thuê dịch vụ CNTT. Hình thức này được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục được khó khăn về nguồn kinh phí khi triển khai ứng dụng CNTT vì các cơ quan nhà nước không phải bỏ nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm, xây dựng lớn ban đầu mà chỉ phải trả kinh phí nhỏ hơn cho việc thuê dịch vụ CNTT trong khi vẫn được sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao của các doanh nghiệp về CNTT-TT. Từ góc độ của chuyên gia lâu năm trong ngành CNTT, Chủ tịch Công ty cổ phần Công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung cho rằng Quyết định 80 là một giải pháp để gỡ cho Chính phủ trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp và đầu tư kém hiệu quả.
Dịch vụ hỗ trợ CNTT doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng đám mây được dự đoán là dịch vụ chiếm tỷ trọng thuê ngoài lớn nhất, chiếm 35% tổng chi tiêu trung bình các dịch vụ CNTT tại khu vực các nước mới nổi châu Á trong đó có Việt Nam giai đoạn 2016-2022
Trên thực tế, trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai song vẫn có khá nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước đã tích cực triển khai thuê dịch vụ CNTT theo Quyết định 80 như Văn phòng Quốc hội, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, UBND TP.Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Đắk Nông... Và mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau song hầu hết các chuyên gia trong ngành đều có chung nhận định, thuê ngoài dịch vụ CNTT sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, tăng năng suất và hiệu quả quản lý nguồn nhân lực.
Hiện nay, theo số liệu nghiên cứu của IDC, thị trường Việt Nam đang được đánh giá là "mảnh đất màu mỡ" cho lĩnh vực IT Outsourcing, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng về thuê ngoài dịch vụ CNTT ở các tổ chức, doanh nghiệp khối Ngân hàng, Chính phủ, Sản xuất, Truyền thông và Giáo dục.
Cụ thể, theo thống kê của IDC, liên tục trong 4 năm từ 2015 đến nay, chi tiêu cho 3 nhóm dịch vụ Triển khai/Giám sát CNTT, Bảo hành duy trì/Hỗ trợ kỹ thuật và Vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp các doanh nghiệp khối Ngân hàng, Chính phủ, Sản xuất, Truyền thông và Giáo dục đều tăng. Đơn cử như, ở nhóm dịch vụ Vận hành, mức chi tiêu của doanh nghiệp khối Ngân hàng đã tăng từ 8,26 triệu USD năm 2015 lên 9,65 triệu USD vào năm 2016; đạt 11,38 triệu USD năm 2017 và dự kiến năm nay sẽ tăng lên gần 13 triệu USD. Với dịch vụ bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật, mức chi tiêu cho dịch vụ này của các doanh nghiệp khối sản xuất cũng đã tăng từ 10,95 triệu USD (năm 2015), lên 12,16 triệu USD (năm 2016), đạt 13,54 triệu USD năm 2017 và ước tính sẽ đạt 15,85 triệu USD trong năm 2018 này.
Theo ITC
Loạt dịch vụ của VNG như Zalo, Zing MP3 bị tê liệt, không thể truy cập vào trưa nay Vào lúc 11 giờ ngày hôm nay (23/9/18), một loạt các dịch vụ của VNG như Zalo, Zing MP3, trang thông tin điện tử Zing News, Zalo Pay hay cổng game VNG đều tạm dừng kết nối, không thể truy cập hay sử dụng được. Qua đó, gây nhiều hoang mang cho người dùng các dịch vụ trên của VNG. Vậy, thực hư...