‘Apple vẫn là công ty sáng tạo số 1 thế giới’
Từ năm 2005 đến nay, Apple luôn được đánh giá là công ty sáng tạo và đổi mới hàng đầu thế giới, trong khi Google chỉ đứng vị trí thứ 2.
Theo Boston Consulting Group (BCG), công ty tư vấn và quản lý chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới, công nghệ không phải là ngành công nghiệp duy nhất luôn tìm tòi khám phá và đổi mới. Ngành chế tạo máy móc, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ bán lẻ và các sản phẩm công nghiệp khác cũng thường xuyên đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ.
Apple luôn dẫn đầu danh sách các công ty đổi mới hàng đầu thế giới từ 2005 đến nay.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát gần đây của BCG, công nghệ và viễn thông luôn nằm trong top 10 ngành công nghiệp luôn đổi mới không ngừng. Đặc biệt trong số này, hãng công nghệ Mỹ Apple luôn nằm ở vị trí số 1, trong khi đó “Gã khổng lồ” tìm kiếm Google chỉ đứng ở vị trí thứ 2.
7 trong số 10 vị trí đứng đầu trong danh sách khảo sát của BCG đều là các công ty công nghệ và viễn thông. Trong số đó có rất nhiều công ty luôn đạt được thành công rất ấn tượng và duy trì được vị thế của mình. Cụ thể, kể từ năm 2005 đến nay, Apple luôn chiễm chệ ở ngôi vị số 1; Microsoft, IBM và Sony hầu như luôn nằm trong top 10. Với Google, từ năm 2006 đến nay, hãng luôn nằm ở vị trí thứ 2, chỉ xếp sau hãng công nghệ Apple.
Video đang HOT
Google chỉ xếp vị trí thứ 2.
Kể từ năm 2004, công ty Boston Consulting Group (BCG) đã tiến hành khảo sát với hơn 1.500 vị Giám đốc điều hành cấp cao ở một loạt các quốc gia và ngành công nghiệp nhằm làm sáng tỏ và xác định các tiêu chuẩn của sự đổi mới. Các báo cáo chi tiết của BCG đã chỉ rõ xu hướng và sự thành công của 4 ngành công nghiệp lớn luôn khám phá và đổi mới trong năm 2012: công nghệ sản xuất sản phẩm, chế tạo máy móc, dịch vụ khách hàng và bán lẻ, công nghệ viễn thông.
Như chúng ta có thể hình dung, các hãng lớn như Google, Amazon, Facebook, Samsung, Sony, Toyota hay Dell đều đã chứng minh được khả năng cũng như sự đổi mới trong các chiến lược và hình thức kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ngành công nghệ thông tin không còn nắm được vị thế vốn có trong thời gian gần đây. Trong khi đó, ngành công nghiệp truyền thống như chế tạo ô tô chiếm tới 40% danh sách những công ty đổi mới hàng đầu của BCG. Riêng trong năm 2012, các nhà sản xuất chế tạo ô tô chiếm tới 7 trong top 25 công ty hàng đầu thế giới.
Baidu của Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới.
Một thông tin đáng chú ý nữa là hãng công nghệ Baidu của Trung Quốc hiện đang xếp thứ 5 toàn thế giới về sự khám phá, đổi mới và chiếm vị trí số 1 tại thị trường châu Á.
Theo Genk
Dell muốn "bán mình"?
Cổ phiếu của Dell tăng gần 13% vào hôm qua 14/1 sau khi Bloomberg News cho biết Dell đang đàm phán với ít nhất 2 công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân về vụ mua lại công ty máy tính đang gặp khó khăn này.
Thương vụ mua lại có thể không giải quyết mọi vấn đề của Dell nhưng sẽ cho phép Công ty thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm vượt qua khó khăn mà không khiến cổ đông phải khó chịu.
Thế nhưng, Dell là thương vụ thâu tóm sẽ rất khó nuốt đối với những người mua tiềm năng. Bởi lẽ, thương vụ mua lại dựa trên vay nợ này có thể sẽ ngốn tới hơn 20 tỷ USD, nhất là khi Dell đang mang trong mình món nợ lên tới 9 tỷ USD.
Với giá trị hơn 20 tỷ USD, đây sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất trong ngành công nghệ kể từ vụ mua lại Freescale Semiconductor giá 17,6 tỷ USD của một nhóm đi thâu tóm đứng đầu là Tập đoàn Blackstone Group vào năm 2006 (phát ngôn viên của Dell đã từ chối trả lời về vấn đề này).
Bất kỳ thỏa thuận mua lại nào cũng sẽ dính líu đến Michael Dell, nhà sáng lập Công ty, vì ông đang sở hữu gần 16% cổ phần của Dell. Tại một hội nghị vào tháng 6/2010, khi được hỏi liệu ông có cân nhắc đến việc đưa Dell trở thành công ty tư nhân, Michael Dell đã trả lời là "Có".
Kể từ khi quay trở lại vị trí Tổng Giám đốc cách đây 6 năm, ông Michael Dell đã nỗ lực đưa Công ty chuyển từ mảng kinh doanh chính là máy tính cá nhân và máy chủ sang mảng kinh doanh tăng trưởng ổn định hơn là trang bị phần cứng và phần mềm cho các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, mảng máy tính cá nhân vẫn chiếm tới 50% tổng doanh thu của hãng máy tính này.
Trong khi đó, mảng máy tính cá nhân ngày càng sa sút thấy rõ. Hôm thứ Hai, hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết Dell chỉ bán được 37,6 triệu chiếc máy tính cá nhân trên toàn thế giới trong năm 2012, giảm tới 12,3% so với năm 2011.
Lĩnh vực máy tính cá nhân đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ máy tính bảng và điện thoại thông minh. Việc Microsoft tung ra hệ điều hành Windows 8 vào tháng 10/2012, vốn được các nhà sản xuất máy tính kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tình hình kinh doanh của họ, có thể khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Bởi lẽ, các khách hàng dường như không mấy thích thú với lối thiết kế và các cải tiến về màn hình cảm ứng của Microsoft.
Thấy rõ điều này, ông Michael Dell đang cố gắng giảm sự lệ thuộc vào mảng máy tính cá nhân. Nhưng nỗ lực của ông đang gặp quá nhiều làn gió ngược. Tháng 7 năm ngoái, Dell đã mua lại Quest Software, một hãng sản xuất phần mềm cho các trung tâm dữ liệu, với giá 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, John A. Swainson, đứng đầu mảng phần mềm doanh nghiệp của Dell, cho biết sẽ phải mất 5 năm mới xây dựng được một bộ phận đủ lớn và mạnh để có thể tác động lên kết quả kinh doanh chung của cả Tập đoàn.
Hồi tháng 10, Dell cũng đã công bố một loạt cải tiến trong lĩnh vực máy chủ, lưu trữ dữ liệu và kết nối mạng máy tính nhưng lại gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ Hewlett-Packard, IBM và Oracle. Những khó khăn này đã khiến cho cổ phiếu của Công ty liên tục lao dốc. Trước ngày 14/1, giá cổ phiếu của Dell đã giảm tới 30% trong suốt 12 tháng qua.
Sau những nỗ lực không thành này, dường như Michael Dell cũng đã hết cách. Việc bán đi doanh nghiệp là một khả năng rất cao. Một số chuyên gia cho rằng, hơn 20 tỷ USD có thể là cái giá quá cao đối với một công ty đi thâu tóm, nhưng nếu là nhiều công ty cùng mua thì sẽ khác. Hơn nữa, những người mua này có thể đi vay giá rẻ nhờ vào sức cầu cao trên các thị trường nợ. Ngoài ra, Dell có lượng tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn lên tới 11,3 tỷ USD tính đến ngày 2/11/2012.
Những điều này khiến cho thương vụ thâu tóm Dell trông có vẻ không quá "đáng sợ" đối với những người mua tiềm năng.
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
Panasonic ký hợp tác kinh doanh với GM và IBM Chủ tịch tập đoàn điện tử Panasonic của Nhật Bản, Kazuhiro Tsuga vừa cho biết tập đoàn của ông đã ký kết hợp tác làm ăn với hãng sản xuất xe hơi GM và tập đoàn công nghệ IBM của Mỹ trong bối cảnh Panasonic đang có chiến lược phục hồi phát triển thông qua việc tập trung vào hợp tác dịch vụ...