Apple và Samsung: Hai vị vua phải đối mặt với sức ép quá lớn từ sự trỗi dậy mang tên “Trung Quốc”
Sức ép từ sự phản đổi của người tiêu dùng, từ nền kinh tế và từ các nhà sản xuất smartphone tại Trung Quốc.
Hồi giữa năm ngoái, Samsung báo cáo doanh số Galaxy S9 và S9 thấp hơn kỳ vọng đã kéo hiệu suất kinh doanh của gã khổng lồ Hàn Quốc xuống. Mới đây, Apple thừa nhận doanh số iPhone không cao như kỳ vọng, dẫn đến dự báo doanh thu sụt giảm so với ban đầu.
CEO Tim Cook đã nêu ra một loạt các lý do giải thích việc doanh số iPhone thấp hơn kỳ vọng, nhưng có thể tóm gọn lại là “người tiêu dùng không còn muốn nâng cấp những chiếc smartphone mới”. Đơn giản là vì họ đã sở hữu những chiếc smartphone thực sự tốt trước đó, và việc bỏ ra một số tiền rất lớn để tiếp tục nâng cấp là không cần thiết.
Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy sự đình trệ của thị trường smartphone, đặc biệt là những ông lớn như Apple và Samsung, trong cả một năm 2018. Đó cũng là những gì đã từng xảy ra đối với thị trường máy tính, khi hầu hết mọi nhà đều đã sở hữu một chiếc máy tính đủ tốt, để không cần phải mua mới mỗi năm.
Cách đây vài năm, người dùng thường có thói quen nâng cấp smartphone mới mỗi năm để bắt kịp xu hướng. Nhưng giờ đây, thói quen đó không còn cần thiết và cũng khó có thể đáp ứng được nữa. Dể hiểu bởi vì smartphone cao cấp ngày càng đắt đỏ hơn, trong khi sự khác biệt và đổi mới lại không nhiều.
Khi người dùng chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn, ví dụ như khoảng 1.000 USD cho một chiếc iPhone X. Tất nhiên họ sẽ muốn thiết bị của mình sử dụng được lâu dài hơn so với những chiếc iPhone giá rẻ hơn cách đây vài năm trước.
Các chuyên gia phân tích của IDC cho rằng thị trường smartphone đã đạt đến đỉnh, cho đến khi một công nghệ mới xuất hiện khiến người dùng bắt buộc phải cập nhật và mua thiết bị mới. Trước năm 2018, chúng ta đã từng thấy những lần cập nhật như vậy.
Đó là công nghệ 4G mới với tốc độ kết nối nhanh hơn, đó là smartphone với kích thước màn hình lớn hơn khiến người dùng thích hơn, đó là thiết kế hoàn toàn thay đổi giống như iPhone X. Hay các cập nhật nhỏ hơn như sạc không dây, sạc nhanh, chống nước.
Video đang HOT
Doanh số sụt giảm, tăng giá bán, lợi nhuận vẫn đạt kỷ lục
Apple đúng là thiên tai khi nghĩ ra chiến lược đó. Tăng giá bán của mỗi chiếc iPhone để giúp bù đắp lại doanh số sụt giảm, kết quả là vẫn đạt được lợi nhuận kỷ lục. Nhưng chiến lược đó chỉ thành công với iPhone X, một chiếc iPhone có thiết kế hoàn toàn thay đổi và nhiều tính năng mới hấp dẫn như Face ID.
Năm 2018, Apple ra mắt một chiếc iPhone Xs với thiết kế giống hệt iPhone X, một chiếc iPhone Xs Max đắt hơn với màn hình lớn hơn, một chiếc iPhone XR rẻ hơn nhưng không thực sự rẻ so với thị trường. Kết quả là người tiêu dùng không còn chấp nhận chiến lược tăng giá của Apple nữa.
Trên thực tế cả 3 chiếc iPhone mới của Apple đều có giá quá đắt so với những chiếc smartphone cao cấp khác. Bằng chứng là tại Ấn Độ, một thị trường mới nổi có nhiều sự cạnh tranh về giá, Apple đã thất bại hoàn toàn và doanh thu từ iPhone chưa bằng được một nửa so với dự báo.
Samsung cũng gặp phải vấn đề tương tự với Galaxy S9 và S9 , bởi hai chiếc smartphone flagship cao cấp mới nhất này không có nhiều cải tiến so với người tiền nhiệm Galaxy S8 và S8 . Tuy nhiên Samsung may mắn hơn Apple bởi hãng điện thoại Hàn Quốc này còn có vị cứu tinh Galaxy Note9.
Người tiêu dùng đang gây ra một sức ép rất lớn đối với Apple và Samsung, bởi họ không bao giờ chấp nhận sự không đổi mới. Bằng chứng sống là cái chết của Nokia hay BlackBerry khi đang ở trên đỉnh cao. Sức ép này sẽ buộc Apple và Samsung phải không ngừng thay đổi, không có một phút giây nào nghỉ ngơi.
Sức ép đến từ thị trường Trung Quốc và các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc
Với dân số lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang trở thành thị trường smartphone lớn hơn cả Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào tại Châu Âu. Chính vì vậy mà từ nhiều năm nay, Trung Quốc luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Apple. Thậm chí Apple còn phải ra mắt những chiếc iPhone trang bị 2 SIM vật lý dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
Nhưng kết quả thật không may mắn, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang khiến các công ty công nghệ như Apple phải gánh chịu hậu quả. Nền kinh tế suy yếu, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, các làn sóng phản đối sản phẩm công nghệ của Mỹ (đặc biệt là iPhone) đã khiến cho Apple gặp rất nhiều khó khăn.
Cả Samsung và Apple đều nỗ lực để chiến thắng tại thị trường lớn nhất thế giới này, nhưng đây là một sân chơi hoàn toàn khác. Tại Trung Quốc, WeChat thực sự là một hệ điều hành phổ biến nhất với mọi tính năng cần thiết. Do đó người dùng không bị trói buộc bởi hệ sinh thái iOS hay App Store của Apple. Trong khi đó, smartphone Android cũng gặp khó khăn vì các dịch vụ của Google bị cấm cửa (bao gồm cả kho ứng dụng Play Store).
Các khách hàng Trung Quốc đang được phục vụ rất tốt bởi các nhà sản xuất trong nước (Huawei, Oppo, Xiaomi hay Vivo). Họ có từ smartphone giá rẻ cho đến cả cao cấp nhất, từ tính năng đến cấu hình đều không thua kém, họ có cửa hàng trải nghiệm, các dịch vụ bảo hành và tư vấn khách hàng từ thành phố đến làng quê.
Các nhà hãng smartphone Trung Quốc không chỉ còn sản xuất smartphone giá rẻ và bán hàng trực tuyến nữa, họ dám cạnh tranh ngang bằng với Apple và Samsung. Chính điều đó khiến cho hai gã khổng lồ này gặp rất nhiều sức ép và khó khăn hơn so với trước đây.
Không chỉ vậy, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc còn liên tục đổi mới, tìm ra những thiết kế mới, chạy đua về công nghệ. Có vẻ như trong một năm 2018 ảm đạm của Apple và Samsung, thì các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc lại thành công hơn cả mong đợi.
Chưa phải là kết thúc, chưa biết ai thắng hay bại
Nếu nói Apple và Samsung đã thất bại, có vẻ như hơi vội vã. Thất bại thực sự là phải như Nokia hay BlackBerry kia, mà ngay cả thương hiệu smartphone Nokia cũng đang được vực dậy từng bước một. Đây vẫn chưa phải là kết thúc, mà mới chỉ là một dấu chấm, sang trang để tiếp tục một chương mới.
Apple đang có mảng dịch vụ tăng trưởng thần tốc, dựa trên nền tảng các thiết bị iOS đang được sử dụng đông đảo trên toàn thế giới. Ngay cả khi đang sở hữu một chiếc iPhone 6s cũ kỹ, Apple vẫn có cách moi tiền ra khỏi ví của bạn. Đó là các ứng dụng trong App Store, các dịch vụ như iCloud hay Apple Music. 10 tỷ USD doanh thu từ dịch vụ trong Q3/2018 không phải là một con số nhỏ.
Samsung còn tươi sáng hơn nhiều, khi Note9 vẫn thành công, trong khi mảng kinh doanh chip nhớ vẫn đem về lợi nhuận kỷ lục. Vì vậy nếu so một chặng đường dài, Apple và Samsung vẫn có thể tiếp tục cạnh tranh với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Để xem ai mới là kẻ hụt hơi trước.
Có thể là năm 2019 hoặc 2020, hay thậm chí là 2021, Apple sẽ lại ra mắt một chiếc iPhone mới vô cùng độc đáo, hoàn toàn khác lạ, với những tính năng và phần mềm chúng ta chưa từng được thấy trước đây. Rồi mọi người lại đổ xô đi mua chiếc iPhone đó, cho dù giá bán có là 1.000 USD hay cao hơn. Lúc đó, tôi sẽ lại ngôi đây để viết một bài viết ca ngợi sự thành công của Apple.
Theo Genk
Để trấn an mọi người, ông Tim Cook cho biết, lượng iPhone kích hoạt trong Ngày Giáng Sinh cao kỷ lục
Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết các phiên bản iPhone được kích hoạt.
Tin tức nóng hổi về việc Apple cắt giảm dự báo kết quả kinh doanh Quý 1 do doanh số iPhone thấp hơn dự kiến đã làm nên một cú sốc với mọi người. Tuy nhiên, theo một bản ghi nhớ do Bloomberg thu được, CEO Tim Cook dường như đang cố gắng làm dịu đi ảnh hưởng của cú đòn đó.
Trong bản ghi nhớ đó, ông nhấn mạnh rằng, cho dù doanh số thấp hơn, nhưng " lượng iPhone kích hoạt tại Mỹ và Canada trong Ngày Giáng Sinh vừa qua đã đạt một kỷ lục mới" đối với công ty.
Bản ghi nhớ nội bộ này càng củng cố thêm dự đoán ban đầu của ông Cook về việc doanh thu sẽ sụt giảm khoảng 9 tỷ USD do sức cầu kém của iPhone tại thị trường Trung Quốc. Ông Cook cũng nhấn mạnh rằng "chúng tôi dự kiến sẽ đạt mức doanh thu kỷ lục cao nhất từ trước đến nay ở các thị trường quan trọng, bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các quốc gia Tây Âu bao gồm Đức và Italy, cùng các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong khi bản ghi nhớ của ông Cook chỉ ra rằng, số lượng iPhone kích hoạt vào Ngày Giáng Sinh đạt mức cao nhất từ trước đến nay của công ty, nhưng ông không cho biết chi tiết về các phiên bản đã kích hoạt.
Rất có thể phần lớn các thiết bị kích hoạt là những mẫu iPhone cũ, có giá rẻ hơn như iPhone 7, iPhone 8 hoặc thậm chí cả dòng iPhone X đã dừng sản xuất, thay vì những mẫu máy (và đắt tiền hơn) iPhone XS và iPhone XR.
Thông tin này như một chút ánh sáng hy vọng giữa bóng đen lo ngại về tương lai của Apple, nhưng ngay cả khi doanh số ở Mỹ và Canada có thể tốt hơn bao giờ hết, rõ ràng rằng sự hiện diện của Apple trên toàn cầu mới là yếu tố quan trọng hơn cho thành công của họ trong tương lai.
Theo Tri Thuc Tre
CEO Tim Cook: Càng nhiều người biết việc thay pin, iPhone càng ế Trong lá thư gửi các nhà đầu tư mới đây để giải thích lý do iPhone kinh doanh chậm, CEO Apple Tim Cook thừa nhận ít người chọn mua iPhone mới từ khi biết tới chương trình thay pin. Apple đổ lỗi iPhone ế vì người dùng chọn cách thay pin chứ không nâng cấp máy Theo Phone Arena, với việc sụt giảm...