Apple và các nhà cung cấp chi thêm 1 tỷ USD để đẩy mạnh sản xuất tại Ấn Độ
Apple và các nhà cung cấp của họ dường như đang tìm cách đẩy mạnh sản xuất ở Ấn Độ, vì vậy, họ đã đầu tư thêm 1 tỷ USD vào chuỗi cung ứng tại quốc gia này.
Một nguồn tin chính thức đã nói với tờ Times of India rằng: Apple sẽ đầu tư 1 tỷ USD thông qua các đối tác tại Ấn Độ, điều này sẽ giúp tăng cường năng lực sản xuất để đáp ứng thị trường toàn cầu cho các sản phẩm Apple.
Nhà cung cấp chính của Apple là Foxconn sẽ là đối tác đầu tư, và số tiền trên sẽ được sử dụng để thành lập một nhà máy tại Chennai, nơi các sản phẩm sẽ được sản xuất cho thị trường toàn cầu.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Trong khi đó, một số nhà cung cấp linh kiện cũng sẽ đầu tư vào Ấn Độ để bắt đầu sản xuất và lắp ráp các sản phẩm của Apple.
Nhà cung cấp Wistron đã có các nhà máy ở Ấn Độ để lắp ráp iPhone. Tuy nhiên, các nhà máy này chủ yếu chỉ lắp ráp những mẫu iPhone thế hệ cũ để đáp ứng nhu cầu tại Ấn Độ. Trong khi đó, nhà máy Foxconn tại Chennai sẽ lắp ráp dòng iPhone X cao cấp.
Apple hiện đang tìm cách để giảm thiểu thiệt hại do cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mỹ đã áp thuế 20% đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới Apple bởi các sản phẩm của hãng hầu hết được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc.
Theo Thế Giới Di Động
Apple khó từ bỏ sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc
Dữ liệu chuỗi cung ứng trong giai đoạn 5 năm từ 2015-2019, do Apple công bố cho thấy gần một nửa số nhà cung cấp, sản xuất hợp đồng cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ đến từ Trung Quốc.
Dữ liệu từ chuỗi cung ứng cho thấy, các nhà máy ở Brazil và Ấn Độ đã không giúp Apple giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, qua đó làm dấy lên những lo ngại đối với nhà sản xuất iPhone trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump có xu hướng mạnh tay hơn trong cuộc chiến tranh thương mại.
Apple phải đối mặt với mức thuế 15% do chính quyền Tổng thống Mỹ Trump áp đặt, áp dụng đối với các sản phẩm công nghệ điện tử sản xuất tại Trung Quốc như đồng hồ thông minh và tai nghe không dây vào ngày 1/9 và mặt hàng chủ lực iPhone sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12.
Rất ít công ty Mỹ có liên kết chặt chẽ với nền kinh tế lớn nhất châu Á như Apple. Các nhà máy hợp đồng thuộc sở hữu của Foxconn, Pegatron Corp, Wistron Corp và các công ty khác sử dụng hàng trăm nghìn công nhân để lắp ráp các thiết bị của Apple.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất hợp đồng của Apple đã mở rộng sang các quốc gia khác. Ví dụ, Ấn Độ, từ không có địa điểm sản xuất hợp đồng của Apple vào năm 2015, đến nay đã có tới ba cơ sở lắp ráp vào năm 2019, bao gồm một nhà máy thuộc sở hữu của Foxconn, dự định sản xuất các mẫu thuộc dòng iPhone X.
Apple khai thác các hoạt động ở Ấn Độ, Brazil để tránh thuế nhập khẩu mạnh đối với iPhone tại một trong những thị trường điện thoại di động đang phát triển nhanh nhất trên hành tinh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Nhưng các nhà máy bên ngoài Trung Quốc lại có quy mô nhỏ hơn và trong trường hợp của Ấn Độ và Brazil, Apple chỉ sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa hai quốc gia này. Trong khi đó, các nhà máy hợp đồng của Apple ở Trung Quốc đã không ngừng bổ sung nhiều địa điểm hơn, với riêng Foxconn mở rộng từ 19 địa điểm trong năm 2015 lên 29 vào năm 2019 và Pegatron từ 8 đến 12. Các địa điểm mới xuất hiện khi Apple ra thêm các sản phẩm mới như đồng hồ, loa thông minh và tai nghe không dây.
Ngoài các nhà máy hợp đồng, phần còn lại của các nhà cung cấp Apple - những công ty bán chip, kính, vỏ nhôm, dây cáp, bảng mạch và nhiều thứ khác - cũng đã tập trung ở Trung Quốc. Trong tổng số tất cả các địa điểm nhà cung cấp linh-phụ kiện cho Apple thì có đến 44,9% là ở Trung Quốc vào năm 2015 và đến 2019 thì tăng lên 47,6%.
Dữ liệu chuỗi cung ứng trong giai đoạn 5 năm từ 2015 - 2019, do Apple công bố, hãng này có hơn 750 địa điểm sản xuất, cung ứng linh kiện, với 200 nhà cung cấp hàng đầu dựa trên chi phí của hãng công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, Apple không tiết lộ số tiền chi cho mỗi nhà cung cấp, sản xuất hợp đồng và các công ty trong danh sách có thể thay đổi qua các năm.
Theo VietNamPlus
Foxconn chỉ sản xuất 1 triệu chiếc iPhone tại Ấn Độ mỗi năm Nguyên nhân được cho là bởi mức thuế xuất khẩu mà chính phủ Ấn Độ áp dụng cho iPhone là quá cao, khiến iPhone tại đây chỉ phục vụ cho thị trường trong nước. Theo đó, dây chuyền sản xuất iPhone của Foxconn tại Ấn Độ đã chính thức hoạt động từ đầu tháng 8/2019. Tuy nhiên, do Apple phải đối mặt với...