Apple tung kế hoạch sản xuất Iphone không cần Trung Quốc
Tập đoàn công nghệ Apple đã lên sẵn kế hoạch dự phòng trường hợp thương chiến Mỹ-Trung diễn biến trầm trọng hơn.
Tờ Bloomberg hôm 11-6, dẫn lời một lãnh đạo cấp cao của ‘gã khổng lồ’ Đài Loan Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử chuyên lắp ráp điện thoại hàng đầu thế giới và là đối tác chính chịu trách nhiệm gia công các sản phẩm công nghệ của Apple tại Trung Quốc, cho hay tập đoàn này hoàn toàn có đủ nguồn lực để chuyển tất cả dây truyền lắp ráp Iphone qua Mỹ nếu cần thiết.
Được biết, Young Liu, Trưởng bộ phận bán dẫn tại Foxconn, đã đưa ra nhận định trên tại một cuộc họp nhà đầu tư ở Đài Bắc hôm 11-6. Ông khẳng định khi thương chiến Mỹ-Trung ngày càng leo thang và khó lường, Foxcon sẽ hỗ trợ hoàn toàn cho Apple nếu họ cần phải điều chỉnh hoạt động sản xuất.
“25% công suất của chúng tôi là ở bên ngoài Trung Quốc và chúng tôi có thể giúp Apple đáp ứng nhu cầu ở thị trường Mỹ”, ông Liu cho hay, đồng thời nói thêm họ đang đầu tư ở Ấn Độ để chuẩn bị cho Apple. “Chúng tôi có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của Apple”.
Sự kiện APPLE WWDC 2019.
Video đang HOT
Ông Liu cũng cho biết mặc dù Apple vẫn chưa yêu cầu Foxconn phải chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi trung Quốc, nhưng tập đoàn này vẫn có khả năng chuyển hoạt động sản xuất ra nơi khác theo nhu cầu của đối tác.
“Công ty sẽ phản ứng nhanh chóng trước diễn biến của chiến tranh thương mại và sẽ địa phương hóa các cơ sở sản xuất hóa, giống như cách mà chúng tôi đã dự đoán trước và xây dựng một cơ sở tại bang Wisconsin hai năm trước”, dẫn lời ông Young Liu.
Theo Bloomberg, hiện vẫn chưa rõ liệu Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đặt cơ sở sản xuất của Foxconn trong tương lai hay không. Mặc dù vậy, tập đoàn này được cho là đang tiến hành các quy trình thử thẩm định chất lượng dòng iPhone Xr mới nhất ở đây và đang có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt tại một cơ sở ở thành phố Chennai phía Đông Ấn Độ.
Ngoài ra, lí do Foxconn chịu đồng ý xây dựng một cơ sở sản xuất tại bang Wisconsin, Mỹ và thuê 13.000 công nhân tại đây được cho là nhằm để đổi lấy món lợi hơn 4,5 tỉ USD ưu đãi thuế của chính phủ. Tuy nhiên, dự án này sau đó đã phải nhận chỉ trích nặng nề với lí do trả lương thấp, công nhân thường xuyên bị sa thải đột ngột và mục tiêu phát triển không rõ ràng.
Các lãnh đạo Foxcon hôm 11-6 đã phải đưa ra thông báo tái khẳng định mục tiêu của cơ sở và cho biết tiến độ xây dựng của dự án vẫn đang trong thời hạn cho phép cũng như tuyên bố sẽ thuê thêm gần 2.000 nhân công Mỹ vào cuối năm 2020.
Theo PLO
Hãng chip hàng đầu Nhật Bản dừng bán hàng cho khách hàng Trung Quốc
Tokyo Electron, nhà cung ứng thiết bị sản xuất bán dẫn số 3 thế giới, sẽ không cung ứng cho khách hàng Trung Quốc có tên trong danh sách cấm vận của Washington.
Theo Reuters, quyết định của Tokyo Electron cho thấy nỗ lực cấm bán công nghệ cho các hãng Trung Quốc của Washington đang ảnh hưởng đến cả những doanh nghiệp không phải của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng ngành bán dẫn riêng để giảm lệ thuộc vào đối tác Mỹ, Nhật và châu Âu trong sản xuất chip.
Vị quan chức giấu tên của Tokyo Electron cho biết sẽ không giao dịch với khách hàng Trung Quốc mà Applied Materials và Lam Research (hai công ty chip lớn của Mỹ) bị cấm kinh doanh. Tokyo Electron muốn chính phủ Mỹ và ngành công nghệ đánh giá là công ty công bằng. Tokyo Electron có quan hệ đối tác lâu đời với Mỹ từ những năm 1960 khi họ khởi đầu như nhà nhập khẩu thiết bị Mỹ.
Nguồn tin của Reuters cho hay một nhà cung ứng thiết bị chip lớn khác của Nhật cũng đang cân nhắc dừng bán hàng cho các công ty Trung Quốc bị cấm vận. Người này nói vấn đề vượt khỏi quyết định riêng của họ.
Lãnh đạo các nhà cung ứng khác nói đang liên hệ chặt chẽ với Bộ công nghiệp Nhật Bản. Một trong số đó tiết lộ chưa nhận được chỉ đạo cụ thể từ Bộ và họ nhận thức được sẽ chuốc lấy rắc rối lớn nếu lợi dụng lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ để mở rộng kinh doanh với Trung Quốc.
Nguồn tin trong Tokyo Electron không nêu chi tiết tên của các khách hàng Trung Quốc song nhà sản xuất chip nhớ Fujian Jinhua Integrated Circuit đang nằm trong danh sách tổ chức, cá nhân không được mua hàng hóa từ doanh nghiệp Mỹ. Hàng loạt công ty Trung Quốc khác cũng nằm trong danh sách được khuyến nghị tránh giao dịch.
HiSilicon của Huawei tập trung vào thiết kế chip và không phải người mua thiết bị sản xuất chip. Tuy nhiên, Huawei đối diện với rủi ro lớn từ những đối tác không phải người Mỹ nhưng lại làm theo danh sách cấm vận của Mỹ. Luật của Mỹ quy định bất kỳ sản phẩm nào chứa 25% yếu tố Mỹ trở lên là đối tượng của hạn chế xuất khẩu.
Chẳng hạn, nhà thiết kế chip ARM, thuộc sở hữu của SoftBank Nhật Bản, đã tạm dừng quan hệ với Huawei, ảnh hưởng không ít đến khả năng sản xuất chip cho smartphone tương lai của Huawei.
Taiwan Semiconductor Manufacturing, công ty hàng đầu thế giới về sản xuất chip và nhà sản xuất nhiều con chip Huawei, nói sẽ tiếp tục cung ứng cho Huawei.
Trong số 10 công ty thiết bị chip lớn nhất thế giới, Nhật chiếm 5. Ngành công nghiệp chip tương đối nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với tất cả nhà sản xuất bán dẫn. Sản xuất chip liên quan đến vô số quy trình, đòi hỏi nhiều loại thiết bị khác nhau. Mỗi phân khúc lại do một vài cái tên thống trị. Tokyo Electron cũng nằm trong số này.
Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào phát triển cung ứng chip nội địa như một phần trong nỗ lực sản xuất 70% bán dẫn cần thiết vào năm 2025. Song, nguồn tin trong ngành cho rằng công nghệ nội địa vẫn còn thua xa của nước ngoài khiến Trung Quốc phải phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu.
Ngày nay, chỉ có 16% bán dẫn dùng tại Trung Quốc là sản xuất trong nước, một nửa trong đó là của doanh nghiệp nội, theo Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Mỹ. Dù vậy, đầu tư ráo riết từ các nhà sản xuất chip địa phương và công ty nước ngoài như Samsung Electronics lại khiến Trung Quốc trở thành thị trường thiết bị chip lớn thứ 2 vào năm 2018.
Nhiều nhà sản xuất thiết bị chip dự báo lợi nhuận giảm đáng kể năm nay do thương chiến Mỹ Trung ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu chip và thiết bị chip toàn cầu.
Theo ICTNews
Mỹ 'cấm vận' có thể khiến ông lớn công nghệ Trung Quốc bừng tỉnh Lệnh cấm từ Mỹ có thể trở thành động lực để Trung Quốc tự phát triển công nghệ, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây. Công nghệ trở thành tâm điểm trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Ở đó, liên minh của Mỹ tỏ rõ sự vượt trội, đặc biệt ở mảng chip và các...