Apple tiếp tục đòi ngân hàng Santander cùng một công ty tỷ đô khác hầu tòa vì sử dụng công nghệ hack iPhone
Apple có vẻ như đang rất mạnh tay với Corellium cùng các bên liên quan, vì họ cho rằng đây chính là mối đe dọa lớn đến các vấn đề về an ninh và bản quyền của nhà Táo.
Có vẻ như các luật sư của Apple đang hết sức mạnh tay đối với công ty khởi nghiệp công nghệ Corellium, khi mà công ty này đã tạo ra những phiên bản “giả lập” của những chiếc iPhone nhằm phục vụ công cuộc kiểm tra và bẻ khóa các thiết bị của nhà Táo.
Bên cạnh đó, Apple cũng yêu cầu tòa án triệu tập đại diện ngân hàng Santander cùng với đại diện của L3Harris Technologies, yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến họ đã sử dụng Corellium như thế nào, cũng như những thông tin mà các đại diện này có về người đồng sáng lập Chris Wade của Corellium.
Có thể thấy, Apple không hề ngần ngại “tấn công” Corellium cùng các bên liên quan, khi mà nhà Táo cắn dở coi rằng công nghệ của Corellium chính là mối đe dọa lớn đến các vấn đề an ninh và bản quyền của mình. Những công cụ mà Corellium cung cấp có thể giúp các cơ quan tình báo bẻ khóa và theo dõi các thiết bị iPhone.
Nếu như Apple thu được những kết quả như mong muốn từ vụ kiện này, họ sẽ có thể phát hiện thêm những lỗ hổng bảo mật hiện đang tồn tại trên những thiết bị iPhone hay trên hệ điều hành iOS, từ đó tung ra những bản cập nhật vá lỗi. Trong khi điều này sẽ khiến những thiết bị của Apple trở nên an toàn hơn, nó cũng đồng thời khiến cho các cơ quan an ninh và cơ quan tình báo phật lòng – nhất là trong bối cảnh Apple đã năm lần bảy lượt từ chối yêu cầu của cơ quan chức năng để mở khóa những chiếc iPhone được cho là thuộc quyền sở hữu của những kẻ xả súng hay những tay khủng bố.
Video đang HOT
Về phía luật sư của Corellium, họ cho rằng Apple đang lợi dụng vị thế “ông lớn” của mình để bắt nạt những người yếu thế hơn, và cho biết Corellium sẽ kháng án đến cùng.
Đồng thời, đại diện của Corellium cũng cho rằng hành động này của Apple là “đòn thù” sau thất bại của thương vụ mua lại công ty này vào năm 2018 – khi mà kể từ đó Apple liên tục “tấn công” và “gây tổn hại” đến việc làm ăn của Corellium.
Chia sẻ ý kiến của mình về vụ kiện này, nhà sáng lập Kyle Wiens của iFixit cho rằng sự tồn tại của những công ty như Corellium là hoàn toàn cần thiết và hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ sửa chữa cũng như vá lỗi những thiết bị của Apple. Ông cũng cho rằng việc Apple chiến thắng trong vụ kiện này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, “không chỉ với ngành bảo mật mà còn lan rộng ra cả ngành sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị di động của Apple nữa.”
Theo GenK
FBI bẻ khoá iPhone mà không cần Apple
FBI được cho là đã sử dụng công cụ hack iPhone từ thị trường chợ đen có tên GrayKey và mở khóa thành công chiếc iPhone 11 Pro Max.
Theo Forbes, FBI đã sử dụng công cụ hack iPhone từ thị trường chợ đen để mở khóa chiếc iPhone 11 Pro Max bị nghi thuộc về Baris Ali Koch, em trai của Izmir Ali Koch.
Izmir đã bị kết án hồi tháng 7/2019 vì đánh một người đàn ông mà anh cho là người Do Thái bên ngoài một nhà hàng ở thị trấn Symmes.
Tòa án sau đó cho phép Izmir tự đầu hàng vào ngày 16/8/2019 nhưng người đàn ông 34 tuổi này đã không xuất hiện để bắt đầu thụ án 2 năm rưỡi.
FBI đã có thể mở khóa chiếc iPhone mới nhất hiện nay nhưng vẫn yêu cầu Apple giúp đỡ tạo ra "cửa sau" trên sản phẩm.
Em trai của Izmir hiện bị buộc tội đã đưa hộ chiếu cá nhân và khai man với cơ quan điều tra để giúp người anh trai trốn khỏi đất nước. Baris đã đồng ý với một thỏa thuận bào chữa và đang chờ bị tòa tuyên án.
Luật sư của Koch, Ameer Mabjish cũng xác nhận với Forbes thiết bị trước đó đã được cài đặt mật khẩu đầy đủ và không biết làm thế nào mà các nhà điều tra có thể phá được mật mã.
Theo một số tài liệu từ nguồn tin của Forbes có được, hiện nay chiếc điện thoại trên giấy tờ vẫn đang ở trạng thái bị khóa. Điều này đã làm dấy lên nghi vấn FBI có lẽ đã sử dụng một thiết bị nào đó không minh bạch để lấy quyền truy cập dữ liệu từ chiếc iPhone thế hệ mới nhất.
GrayKey là sản phẩm của Grayshift, một công ty khởi nghiệp ít người biết đến tại Mỹ. Do tính chất nhạy cảm, thiết bị này chỉ được bán cho cơ quan bảo vệ pháp luật của Mỹ.
GrayKey thường mất khoảng hai tiếng tới hơn ba ngày để phá passcode iPhone. Tốc độ nhanh hay chậm tùy thuộc độ dài mật khẩu. Khi giải mã xong, passcode sẽ hiển thị ngay trên màn hình, đồng thời dữ liệu iPhone sẽ được tải về máy chủ GrayKey khi máy mở khóa.
Với việc đã mở khóa được chiếc iPhone 11 Pro Max, động cơ thật sự của FBI khi yêu cầu Apple giúp họ mở khóa 2 chiếc iPhone của nghi phạm trong vụ xả súng tại căn cứ của Hải quân Florida đang bị đặt dấu hỏi khá lớn.
Forbes cũng tiết lộ thêm, 2 chiếc iPhone được sử dụng bởi nghi phạm trong vụ xả súng tại căn cứ của Hải quân Florida là iPhone 5 và iPhone 7. Như đã đề cập, FBI hoàn toàn có thể dễ dàng mở khóa các thiết bị này bằng giải pháp của bên thứ 3.
Trên thực tế, FBI hoàn toàn có thể có thể sử dụng giải pháp mà cơ quan này từng sử dụng để mở khóa chiếc iPhone 5C của thủ phạm trong vụ xả súng ở San Bernardino vào năm 2015.
9to5Mac đưa ra nhận định, rất có thể việc gần đây FBI, Tổng thống Trump cùng Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr kêu gọi Apple mở khóa những chiếc iPhone chỉ nhằm phục vụ cho mục đích chính trị.
Ngoài ra, chi phí cũng là một vấn đề đáng để lưu ý. Nếu Apple chấp thuận yêu cầu xây dựng các "cửa sau" vào sản phẩm của hãng, FBI sẽ không còn phải trả tiền cho các công ty mở khóa bên thứ 3 như Grayshift và Cellebrite.
Theo Zing
Sai lầm của Apple trên iOS 12.4 giúp các nhà bảo mật 'bẻ khóa' được iPhone Apple đã vô tình gỡ bản vá lỗ hổng trên iOS 12.3 khiến các phiên bản iOS hiện tại dễ bị tấn công. Theo 9to5mac, trên trang Twitter cá nhân, nhà nghiên cứu bảo mật Pwn20wnd đã phát hành công cụ jailbreak công khai hệ điều hành iOS phiên bản 12.4. Nó có thể hoạt động trên tất cả các mẫu iPhone mới....