Apple thua kiện hãng đồng hồ chỉ vì câu nói ‘One more thing’
Tòa án tại Australia cho rằng Apple không đủ lý lẽ để ngăn hãng đồng hồ Thụy Sĩ đăng ký bản quyền cho câu nói quen thuộc của CEO quá cố Steve Jobs.
Trong các sự kiện của Apple, câu nói được mọi người chờ đợi nhất chính là “ one more thing” hay “còn một thứ nữa”. Đây là câu nói được những CEO của Apple đưa ra trước khi giới thiệu một sản phẩm vào cuối chương trình, thường là sản phẩm độc đáo nhất của họ trong sự kiện.
Tuy nhiên Văn phòng thương hiệu Australia vừa qua đã đưa ra phán quyết đây không phải là câu nói độc quyền của Apple. Hãng đồng hồ Thụy Sĩ Swatch đã đăng ký bản quyền câu nói này tại nhiều nước từ năm 2015, và Apple đã tìm cách ngăn chặn điều này.
One more thing là câu nói quen thuộc trong các sự kiện của Apple, bắt đầu từ năm 1999.
Tại phiên điều trần ở Australia, Apple đã đưa các lý do để thuyết phục Swatch không được phép đăng ký bản quyền câu nói “one more thing”. Tuy nhiên đại diện của văn phòng đã phủ nhận các lý lẽ của Apple, và yêu cầu họ trả tiền án phí của Swatch, theo Sydney Morning Herald.
Video đang HOT
Theo văn bản, người điều hành phiên điều trần cho rằng Apple chỉ sử dụng câu nói trong những bài thuyết trình chứ không sử dụng trực tiếp đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào.
“Những từ này được dùng ngay trước khi giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, và sau đó không bao giờ được sử dụng đối với sản phẩm hay dịch vụ đó nữa”, ông Adrian Richards, người điều hành phiên điều trần cho biết.
Một trong những thiết bị “one more thing” nổi bật nhất là Apple Watch, chiếc đồng hồ có thể đe dọa ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ.
Cố CEO Steve Jobs của Apple sử dụng câu “one more thing” lần đầu tiên năm 1999, khi công bố các màu sắc khác nhau của iMac. Từ đó đến nay, ông Jobs và người kế nhiệm Tim Cook thường xuyên sử dụng câu nói này để tiết lộ những thiết bị mới tại sự kiện của Apple.
Gần đây, câu “one more thing” được CEO Tim Cook sử dụng tại sự kiện năm 2014 để giới thiệu Apple Watch, chiếc đồng hồ đang cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm của các hãng Thụy Sĩ.
Swatch cho rằng câu “one more thing” mà họ sử dụng có nguồn gốc từ một câu nói của nhân vật chính trong phim truyền hình Columbo từ thập niên 1970. Câu nói của vị thanh tra trong phim này là “just one more thing”. Bộ sưu tập đồng hồ của Swatch lấy ý tưởng “Film Noir”, dòng phim tội phạm hình sự của Hollywood.
Theo Zing
Qualcomm thua kiện trong vụ án chống độc quyền tại EU
Qualcomm, công ty cung cấp chip viễn thông hàng đầu thế giới đang vướng phải nhiều lùm xùm về vấn đề độc quyền ở nhiều quốc gia. Mới đây nhất, Qualcomm tiếp tục bị tòa án EU ra phán quyết bất lợi
Qualcomm đã bị EU để ý tới từ năm 2015, khi công ty này bị buộc tội tự ý định giá chip từ năm 2009 đến 2011 nhằm ép buộc nhà sản xuất điện thoại thông minh của Anh, Icera (sau đó được mua lại bởi công ty Nvidia Corp) phải mua chip của mình. Tháng 1 năm 2017, EU đã yêu cầu Qualcomm cung cấp thêm thông tin nhằm phục vụ cho mục đích điều tra.
Ảnh: Reuters
Phía Qualcomm cho rằng yêu cầu của EU đã vượt quá phạm vi điều tra và đưa khiếu nại lên tòa án. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi phán quyết của tòa án, Qualcomm đã bị phạt 580.000 euro (655.000 USD) vì đã phản ứng chậm trễ.
Tòa án có trụ sở tại Luxembourg ngày hôm qua (9/4) đã bác bỏ vụ khiếu nại của công ty. Tòa án cho rằng các vi phạm của Qualcomm thể hiện trong hồ sơ vụ án là phù hợp với các cáo buộc. Khiếu nại đã không được gia hạn, các thẩm phán của tòa án thông báo.
Năm ngoái, EU đã phạt Qualcomm 997 triệu euro vì đã trả tiền cho Apple với mục đích để iPhone chỉ sử dụng chip của mình nhằm chặn các đối thủ khác trong đó có Intel. Tháng 2 năm 2019, Qualcomm cũng phải đối đầu với những cáo buộc độc quyền của Ủy Ban Thương mại Liên bang Mỹ. Ngay sau đó, Qualcomm lại tiếp tục thua kiện trước Ủy ban Công bằng Thương mại tại Hàn Quốc. Theo đó, Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc (FTC) đã phạt Qualcomm khoản tiền tổng cộng 273 tỷ Won (khoảng 242 triệu USD).
Trong vụ kiện với EU, hai bên vẫn đang chờ các nhà điều tra thu thập thêm chứng cứ và đợi phán quyết cuối cùng của tòa.
Theo Reuters
Huawei sẽ không sử dụng hệ điều hành Android nếu thua kiện với Mỹ Cuộc chiến pháp lý giữa Huawei và Mỹ đang ngày một phức tạp và hãng công nghệ Trung Quốc bắt đầu tính đến giải pháp giảm bớt phụ thuộc Mỹ. Ảnh minh họa. Sau ZTE, Huawei đang là hãng công nghệ Trung Quốc phải hứng chịu việc tấn công của Mỹ. Mỹ đã thông qua lệnh cấm việc sử dụng và bán thiết...