Apple sẽ cho cài thêm ứng dụng bên thứ ba để ‘xoa dịu’ luật chống độc quyền?
Năm ngoái, Apple đã ngó lơ nhiều cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào công ty. Nhưng giờ đây, có vẻ Apple đã nhận ra nguy cơ lún sâu vào các tranh chấp pháp lý nên cố gắng xoa dịu.
Người dùng iPhone có thể được gợi ý thêm các ứng dụng thứ ba khi cài đặt lại thiết bị
Có vẻ như Apple đang thử nghiệm một tính năng mới có thể giải quyết ít nhất một trong những mối quan tâm phổ biến liên quan đến độc quyền trên iOS, bằng cách chủ động đề xuất các ứng dụng của bên thứ ba (không phải do Apple sản xuất) cho người dùng iPhone và iPad khi họ thiết lập thiết bị lần đầu. Apple sẽ đề xuất Spotify cùng với Apple Music? Về lý thuyết điều này là có thể nếu Apple có thiện chí.
Video đang HOT
Trang 9to5Mac đã phát hiện ra tính năng này trong bản beta iOS 14.3 mới và có vẻ như khá rõ ràng qua văn bản thỏa thuận đi kèm cho thấy tính năng này được thiết kế để đáp ứng các quốc gia có cái nhìn không “thân thiện” với chính sách của Apple. Một phần đoạn mã nguồn ghi rõ, “do cần tuân thủ các yêu cầu pháp lý của khu vực, hãy tiếp tục xem các ứng dụng có sẵn để tải xuống”. Qua đó cho thấy dường như Apple chỉ áp dụng tính năng này với một số khu vực mà họ buộc phải “nhân nhượng”.
Tuy nhiên, giả sử nếu Apple đưa tính năng này vào phiên bản iOS mới trong tương lai gần, điều đó có thể vẫn không đủ làm hài lòng các đối thủ cạnh tranh của họ. Bởi hãng vẫn luôn ưu tiên các ứng dụng mặc định của mình, ngay cả trong các kết quả tìm kiếm. Nhưng có vẻ như Apple đã bắt đầu hiểu rằng họ cần phải mềm mỏng hơn khi mà các phán quyết về pháp lý của Ủy ban chống độc quyền châu Âu đang ngày càng nhắm vào những công ty lớn như Apple.
Amazon bị liên minh châu Âu cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền
Các cáo buộc này được đưa ra sau một cuộc điều tra kéo dài 2 năm về việc Amazon sử dụng dữ liệu kinh doanh để cạnh tranh với các đối tác sử dụng nền tảng của họ.
Amazon bị tố thu thập dữ liệu của các đối tác trên nền tảng của mình để cạnh tranh với họ
Theo đó, Liên minh châu Âu (EU) đã đệ đơn cáo buộc Amazon độc quyền thông qua việc sử dụng dữ liệu kinh doanh trực tuyến để giành lợi thế "không công bằng" trước các đối thủ sử dụng dịch vụ của họ. Các cáo buộc này cho thấy vai trò kép của Amazon khi vừa là nhà cung cấp dịch vụ nhưng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh với các công ty đang sử dụng nền tảng và dịch vụ của họ.
Ủy ban cạnh tranh của EU giải thích rằng Amazon đã phá vỡ các quy tắc chống độc quyền bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trong thị trường bán lẻ trực tuyến. Ngoài ra, EU cũng cáo buộc Amazon vi phạm "có hệ thống" khi sử dụng chính dữ liệu mà họ thu thập từ các công ty độc lập sử dụng nền tảng của họ để bán, sau đó lại sử dụng dữ liệu đó để mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của riêng mình, những hoạt động vốn cạnh tranh trực tiếp với các công ty đó.
Các dữ liệu này bao gồm "số lượng đơn vị sản phẩm đã đặt hàng và đã vận chuyển, doanh thu của người bán trên thị trường, số lượt truy cập vào phiếu mua hàng của người bán, dữ liệu liên quan đến vận chuyển, hiệu suất trước đây của người bán và các yêu cầu khác của người tiêu dùng về sản phẩm, bao gồm các đảm bảo đã được kích hoạt".
Theo phát hiện sơ bộ của EU, "số lượng rất lớn dữ liệu người bán không công khai đã được chia sẻ sẵn cho nhân viên kinh doanh bán lẻ của Amazon", thay vì dữ liệu này được lưu trong bộ phận giám sát thị trường. Việc cố tình để dữ liệu này "trực tiếp chảy vào hệ thống tự động của doanh nghiệp [bán lẻ] và tổng hợp chúng để hiệu chỉnh các hoạt động cũng như ưu đãi bán lẻ đã gây bất lợi cho các đối thủ trên thị trường".
Trong tuyên bố của mình, Amazon phủ nhận các cáo buộc trên và cho biết "chúng tôi không đồng ý với những xác nhận sơ bộ của EU và sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo thông tin được phản ánh chính xác".
Được biết, các cáo buộc này được đưa ra ngay sau khi Quốc hội Mỹ cũng cáo buộc Amazon, Apple, Facebook và Google vi phạm luật chống độc quyền ở thị trường kỹ thuật số, đồng thời khuyến nghị áp dụng luật chống độc quyền để chia tách các công ty khổng lồ này.
Theo Sky News, Amazon là công ty mới nhất bị ủy viên cạnh tranh Margrethe Vestager của EU nhắm tới, bà cũng là người đã thông qua lệnh phạt Google hơn 8 tỉ euro vì các vấn đề cạnh tranh và cũng đã yêu cầu Apple hoàn trả 13 tỉ euro tiền thuế lách luật cho chính phủ Ireland. Cả hai công ty đều kháng cáo các quyết định đó nhưng bà Vestager cho biết thông báo nộp phạt đã được gửi đến các công ty này.
iOS 14.3 Beta ra mắt: Chụp ảnh RAW trên iPhone 12 Pro, hỗ trợ tay cầm PS5, theo dõi thai kỳ iOS 14.3 mang đến nhiều tính năng mới dành cho người dùng. Vào rạng sáng ngày hôm nay (14/11), Apple đã tung ra bản beta đầu tiên của iOS 14.3. Phiên bản này mang tới khá nhiều tính năng và thay đổi. Hỗ trợ định dạng ảnh ProRAW Là một tính năng được Apple giới thiệu tại buổi lễ ra mắt iPhone 12...