Apple mua lại startup chuyên theo dõi triệu chứng hen suyễn ở trẻ em
Theo nguồn tin của CNBC, Apple đã mua lại Tueo Health, một startup nhỏ đang phát triển hệ thống giúp bố mẹ theo dõi triệu chứng hen suyễn của trẻ nhỏ khi ngủ.
Không rõ số tiền Apple bỏ ra cho Tueo Health là bao nhiêu. Startup này huy động được 1,1 triệu USD đầu tư năm 2017. Đồng sáng lập kiêm CEO Bronwyn Harris cùng Giám đốc điều hành Anura Patil đã thay đổi hồ sơ trên LinkedIn cuối năm 2018, có lẽ là khoảng thời gian Apple hoàn tất thủ tục mua lại công ty.
Tueo Heatlh phát triển ứng dụng di động sử dụng, kết hợp với cảm biến thở để hỗ trợ theo dõi triệu chứng hen suyễn ở trẻ nhỏ. Ứng dụng gửi cảnh báo cho bố mẹ nếu hơi thở của trẻ thay đổi trong đêm.
Apple đang bổ sung nhiều tính năng sức khỏe trên các sản phẩm của mình, đặc biệt là Apple Watch. Phiên bản mới nhất có chức năng điện tim đồ, phát hiện khi người dùng bị ngã. Apple còn được dự đoán nâng cấp ứng dụng Health trên iPhone với các tính năng mới như theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Apple sẽ giới thiệu iOS 13 vào ngày 3/6 trong hội nghị dành cho lập trình viên 2019.
CEO Tim Cook cũng úp mở về tham vọng của công ty trong công nghệ y tế. Ông từng nói chăm sóc sức khỏe sẽ là “đóng góp vĩ đại nhất của Apple cho nhân loại”. Cho đến nay, Apple mới chỉ thực hiện 2 vụ thâu tóm liên quan đến sức khỏe, bao gồm startup Gliimpse năm 2016 và Beddit năm 2017.
Nhà sản xuất iPhone mỗi năm có vài thương vụ nhỏ như vậy. Ông Cook mới đây tiết lộ họ mua một công ty mới mỗi vài tuần, chủ yếu tìm kiếm nhân tài và tài sản sở hữu trí tuệ.
Theo ICTNews
Liệu Facebook có thể bị 'giải tán'? Đây là tất cả những gì bạn cần biết
Nhiều người, trong đó có cả người đồng sáng lập Facebook, đang kêu gọi mạng xã hội này bị chia nhỏ.
Video đang HOT
Chris Hughes, người đồng sáng lập Facebook cùng Mark Zuckerberg khi còn ngồi trên ghế Đại học Harvard, kêu gọi chia nhỏ mạng xã hội này trên một bài viết của New York Times mới đây.
"Tôi tức giận vì Mark đã quá tập trung vào tăng trưởng, đánh đổi bằng vấn đề bảo mật và văn minh," Hughes viết. "Tôi thất vọng khi bản thân mình và những đội ngũ Facebook ban đầu không nghĩ nhiều hơn về những tác động của thuật toán News Feed có thể để lại lên văn hóa của chúng ta."
Khoảng 2,7 tỷ người dùng đang sử dụng Facebook, Instagram, WhatsApp hoặc Messenger mỗi tháng.
Ai muốn "đập vỡ" Facebook? Tại sao?
Những lời kêu gọi "đập vỡ" Facebook không hề mới mẻ. Tuy nhiên, việc một người đồng sáng lập mạng xã hội này cũng đưa ra quan điểm tương tự lại khiến khá nhiều người cảm thấy đáng chú ý. Hughes theo đó cho rằng Mark Zuckerberg đang nắm giữ nhiều quyền lực đến mức ngay cả hội đồng quản trị công ty cũng không thể bắt anh chịu trách nhiệm. Mark Zuckerberg theo đó đang có 60 quyền quyền biểu quyết đối với Facebook. Điều này đồng nghĩa với việc hội đồng quản trị công ty cũng không thể sai thải anh cho dù điều gì xảy ra.
Hughes không phải người dung nhất muốn chia nhỏ Facebook.
Nhiều nhóm hành đồng, trong đó bao gồm Electronic Privacy Information Center, Color of Change và Common Sense Media, trước đó cũng yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên bang - cơ quan điều hành luật chống độc quyền - chia nhỏ Facebook, WhatsApp và Instagram thành các công ty riêng biệt. Việc chia sẻ sẽ khiến các công ty mạng xã hội khác cạnh tranh công bằng hơn cùng Facebook, các tổ chức này viện dẫn lý do.
Không dừng lại ở đây, một nhóm khác có tên Freedom from Facebook cũng kêy gọi Ủy ban Thương mại Liên bang, yêu cầu Facebook Messenger tách khỏi Facebook.
Đáng chú ý, Elizabeth Ann Warren, học giả và chính trị gia người Mỹ, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ bang Massachusetts, một trong những ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ, cũng mong muốn chia nhỏ Facebook và nhiều ông lớn công nghệ khác như Google hay Amazon.
Chân dung Chris Hughes, đồng sáng lập Facebook.
Facebook có thể bị "đập vỡ" như thế nào?
Một trong những cách để "đập vỡ" Facebook là chính phủ liên bang đệ trình một đơn kiện Facebook với cáo buộc cho rằng nó đang kìm hãm sự cạnh tranh. Động thái này có thể thúc đẩy một cuộc đàm phán giữa các bên dẫn đến việc Facebook đồng ý để tự khiến bản thân công ty này nhỏ hơn.
Một cách khác là Quốc hội sẽ thông qua một luật liên quan đến tình trạng độc quyền trong ngành công nghệ. Elizabeth Ann Warren đã đề xuất một đạo luật như vậy. Theo ý kiến của học giả này, các công ty công nghệ có doanh số 25 tỷ USD phải "cấu trúc một cách biệt lập" các sản phẩm của mình.
Facebook nghĩ gì về ý tưởng trên?
Facebook trong khi đó cho biết việc chia sẻ mạng xã hội này không mang lại cho Facebook nhiều trách nhiệm hơn cho những hành động của mình. Thay vào đó, Facebook jeeu gọi nhiều biện pháp quản lý hơn nói chung liên quan đến các nội dung độc hại, dữ liệu và riêng tư cá nhân hơn trên Internet.
"Trách nhiệm của các công ty công nghệ chỉ có thể có dược thông qua việc ban hành nhiều quy định mới cho Internet," Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông và các vấn đề toàn cầu của Facebook, chia sẻ trong một thông cáo báo chí mới đây. Mạng xã hội này đồng thời khẳng định việc trực tiếp quản lý WhatsApp hay Instagram có thể giúp hãng này giải quyết vấn đề spam, can thiệp vào các cuộc bầu cử hay hành vi tội ác trên mạng xã hội hiệu quả hơn. Facebook cũng cho biết mình có rất nhiều đối thủ nhưu YouTube, Snapchat, iMessage hay WeChat.
Sức mạnh của Facebook đến từ sự kết hợp với nhiều dịch vụ khác của mạng xã hội này như Facebook Messenger, WhatsApp và Instagram.
Các công ty công nghệ đã bị "đập vỡ" ra sau trong quá khứ?
Việc "đập vỡ" công ty công nghệ đã từng có tiền lệ trong quá khứ nhưng không nhiều. Năm 1974, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đệ trình đơn kiện chống độc quyền đối với AT&T nhưng vụ việc này không được giải quyết tới 8 năm sau đó. Công ty viễn thông này sau đó phải tách hai phần ba tài sản cúat mình thành một công ty riêng, theo một bài viết trên Washington Post vào năm 1982.
Chính phủ Mỹ cũng từng yêu cầu chia nhỏ Microsoft vào năm 2000 tuy nhiên Microsoft đã lập luận hợp lý và yêu cầu được rút lại.
Điều này có ý nghĩa ra sao với người dùng Facebook?
Facebook đang muốn tích hợp tất cả các dịch vụ tin nhắn của mình với nhau để người dùng Facebook, Instagram và WhatsApp có thể nhắn tin cho nhau mà không cần chuyển đổi ứng dụng. Chia sẻ công ty có thể khiến điều này không bao giờ xảy ra.
Những người ủng hộ ý tưởng chia nhỏ Facebook cho biết động thái này có thể khiến sự cạnh tranh giữa các mạng xã hội tăng lên và mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người dùng. Facebook cũng buộc phải tăng cường các biện pháp bảo mật để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
Liệu điều này có thể xảy ra?
Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ từ chối đưa ra bình luận về khả năng chia nhỏ Facebook. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, đây sẽ là một hành động hiếm gặp. CNET nhận định ngay cả khi có nhiều lý do để chia nhỏ Facebook, sẽ không có đủ các động lực về chính trị để làm được điều này.
Theo Sao Star
Đồng sáng lập Facebook: Đã đến lúc 'giải tán' mạng xã hội của Mark Zuckerberg Đồng sáng lập Chris Hughes đã giúp Mark Zuckerberg biến Facebook từ dự án phòng ký túc thành doanh nghiệp thực sự. Nay, anh kêu gọi 'giải tán' công ty. CEO Facebook Mark Zuckerberg Trong bài viết dài đăng trên New York Times hôm 9/5, Hughes nói Zuckerberg sở hữu "quyền lực không thể chống đỡ" và tầm ảnh hưởng "vượt xa bất...