Apple mở nhóm nghiên cứu cải tiến trợ lý ảo Siri
Với mục đích giúp cho trợ lý ảo Siri thông minh hơn, ngày càng “giống người hơn”, Apple đã thành lập một nhóm các nhà nghiên cứu bí mật để nâng cao chất lượng của ứng dụng này.
Siri lần đầu tiên ra mắt là vào năm 2011 trên mẫu iPhone 4S. ẢNH: AFP
Theo BGR, Apple đã mở một phòng nghiên cứu bí mật tại Anh, nơi đang có khoảng 30 nhà khoa học làm việc túc trực để gia tăng sức mạnh cho Siri, mục tiêu của Apple là muốn Siri phải hoàn thiện hơn và có phản xạ giống hệt như con người.
Báo cáo cho biết, Apple muốn trong năm 2017, thời điểm hãng ra mắt iOS 11, Siri phải trở thành một trợ lý ảo tiện lợi cho người dùng, bởi lẽ trong thời gian vừa qua, Google và Microsoft đều có những trợ lý ảo riêng và ngày càng đe doạ đến Apple.
Video đang HOT
Apple cũng đang có những bước tiến công khai phát triển Siri, chẳng hạn tạo ra bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) dành cho tất cả các nhà phát triển bên thứ ba muốn cấp phép Siri truy cập vào ứng dụng của họ.
Điều này sẽ làm cho Siri trở nên hữu ích hơn cho người dùng, giúp nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ trợ lý giọng nói. Bên cạnh đó, đây được xem là bản cập nhật tính năng quan trọng kể từ khi ứng dụng được Apple giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Apple mất 25 triệu USD giải quyết vụ kiện liên quan Siri
Apple vừa đồng ý chi trả khoảng 24,9 triệu USD cho công ty Dynamics Advances có trụ sở tại Dallas (Mỹ), nhằm giải quyết dứt điểm vụ kiện liên quan đến bằng sáng chế có trong trợ lý ảo thông minh Siri.
Siri lần đầu tiên xuất hiện khi iPhone 4S ra mắt vào năm 2011 - Ảnh: AFP
Theo PhoneArena, vụ kiện của Apple và Dynamics Advances bắt đầu từ năm 2012, khi công ty này cho rằng Apple đã vi phạm một bằng sáng chế sở hữu liên quan đến tính năng trong Siri, đã được cấp phép cho Dynamic Advances.
Quyết định của Apple đưa ra chỉ một tháng trước khi vụ án này được xét xử. Theo đó, một khoản tiền 5 triệu USD sẽ được Apple chi trả ngay cho công ty mẹ của Dynamic Advances là Tập đoàn Mararthon Patent khi vụ kiện được dừng lại. Phần còn lại của số tiền sẽ được chi trả vào các đợt sau.
Bằng sáng chế mà Dynamics Advances cáo buộc có liên quan đến một tính năng được mô tả là "giao diện ngôn ngữ tự nhiên sử dụng từ điển trung gian hạn chế của kết quả", đã được cấp bằng vào năm 2007.
Sau khi giải quyết được vụ kiện nói trên, Apple sẽ được cấp giấy phép để tiếp tục sử dụng Siri, và sẽ tránh khỏi những vụ kiện tụng liên quan đến bằng sáng chế tương tự như vậy trong thời gian tới.
Được biết, tính năng trợ lý ảo Siri của Apple ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011 khi tích hợp sẵn vào trong mẫu sản phẩm iPhone 4S. Nhờ tính năng này, người dùng có thể điều khiển thiết bị iPhone một cách dễ dàng bằng giọng nói.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Nhận dạng giọng nói không cần internet Trong tương lai không xa, người dùng có thể ra lệnh điều khiển bằng giọng nói trên smartphone chạy Android mà không cần quan tâm đến việc có kết nối internet hay không. Trợ lý ảo trong tương lai có thể không cần kết nối internet - Ảnh: AFP Theo Business Insider, hiện nay các trợ lý ảo thông minh như Siri (iOS),...