Apple lộ rõ âm mưu bá chủ thị trường laptop với thế hệ chip mới
Theo nguồn tin mới nhất, Apple được cho là đã thử nghiệm chip ARM mới với 32 lõi hiệu suất.
Tháng trước, Apple đã giới thiệu SoC M1 dựa trên ARM. Được xây dựng trên quy trình 5nm, chip M1 có 16 tỷ bóng bán dẫn, lớn hơn rất nhiều so với 11,8 tỷ bóng bán dẫn được sử dụng trên A14 Bionic, con chip được sử dụng trên cả bốn mẫu iPhone 12 5G của Apple.
Cả CPU và GPU của M1 đều có tám lõi và được cho là mang lại hiệu suất gấp đôi so với các chip máy tính xách tay đang sử dụng hiện nay. M1 đã được ra mắt trên một máy tính xách tay MacBook Pro mới, một máy tính để bàn Mac mini được tân trang lại và dòng MacBook Air. Sự khác biệt chỉ nằm ở chip M1 thay thế bộ vi xử lý Intel.
Apple có kế hoạch sử dụng “Apple Silicon” đầy tham vọng cho máy Mac của mình trong những năm tới
Apple vẫn chưa hoàn thành việc thiết kế chip để thay thế Intel. Theo Bloomberg, vào mùa xuân và mùa thu năm sau, Apple sẽ giới thiệu các thành phần mới cho các mẫu MacBook Pro nâng cấp, các mẫu máy tính để bàn iMac tầm trung và cao cấp cũng như Mac Pro mới.
Theo các nhà phân tích, các con chip sắp tới sẽ mạnh hơn dự kiến ban đầu của Apple cho năm 2021. Hơn thế nữa, vào năm 2022, Apple dự kiến thay thế Intel bằng chip của riêng mình trên tất cả các máy Mac. Theo thông báo hồi tháng trước, các mẫu MacBook Pro 13 inch chạy CPU M1 sẽ có 2 mức giá: 1,299 USD (tương đương 30,04 triệu đồng) và 1,499 USD (khoảng 34,66 triệu đồng) trong khi các mẫu MacBook Pro 13 inch hỗ trợ Intel (với bốn cổng Thunderbolt trên phiên bản cao cấp hơn) sẽ có giá 1.799 USD (khoảng 41,6 triệu đồng) hoặc 1.999 USD (khoảng 46,23 triệu đồng).
Video đang HOT
Phiên bản M1 của Mac Mini có giá 699 (khoảng 16,16 triệu đồng) và 899 USD (khoảng 20,79 triệu đồng) trong khi CPU Intel được tìm lại có giá bán từ 1,099 USD (khoảng 25,41 triệu đồng) trở lên. Động thái này là một minh chứng rõ ràng cho thấy Apple đang đặt mục tiêu thay thế Intel trên tất cả các máy Mac vào năm 2022.
Những nguồn tin thân cận của Apple cho hay, lộ trình của công ty vẫn hướng đến thiết kế chip đầy tham vọng. M1 được xây dựng dựa trên thiết kế di động với bốn lõi hiệu suất cao để đáp ứng các tác vụ phức tạp. Bốn lõi hiệu quả xử lý các công việc chung.
Đối với các mẫu MacBook Pro và iMac tiếp theo, Apple được cho là đang làm việc trên một con chip có 16 lõi hiệu suất cao và bốn lõi hiệu quả. Những người trong ngành còn hé lộ, cùng lúc phát triển con chip này, Apple có thể phải đi kèm với một phiên bản có tám hoặc mười hai lõi hiệu suất cao. Đó là do các vấn đề có thể xuất hiện trong quá trình phát triển chip mới.
Thêm vào đó, hãng cũng đang ấp ủ tung thêm máy tính để bàn cao cấp vào cuối năm sau, một chiếc Mac Pro mới dự kiến ra mắt vào năm 2022 và đang thử nghiệm một con chip có tới 32 lõi hiệu suất cao. Máy tính xách tay Apple cao cấp hiện tại có bộ vi xử lý Intel với tối đa tám lõi hiệu suất cao và iMac Pro cao cấp có sẵn với 18 lõi như vậy.
Mẫu máy tính để bàn Mac Pro đắt nhất được trang bị chip có 28 lõi mạnh nhất. Apple cũng đang thử nghiệm Công cụ đồ họa của riêng mình cho các thiết bị tầm trung và cao cấp có thể có 16 hoặc 32 lõi. Hiện M1 mới chỉ có bảy hoặc tám lõi như vậy. Và nói về M1, báo cáo của Bloomberg cũng nhấn mạnh, con chip này là một biến thể của con chip đang được lên kế hoạch cho một máy tính bảng iPad Pro mới, dự kiến được “trình làng” vào năm tới.
Về các chip đồ họa trong tương lai, Apple cũng được cho là đang thử nghiệm các thành phần cao cấp hơn, sẽ có từ 64 đến 128 lõi cho các máy tính đắt tiền nhất. Chúng sẽ nhanh hơn nhiều so với các thành phần Đồ họa do AMD và NVIDIA sản xuất, được sử dụng trên các máy Intel cao cấp hơn của Apple.
Apple thiết kế chip của mình và do TSMC (Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan), xưởng đúc độc lập lớn nhất thế giới sản xuất. Tất nhiên, Apple là khách hàng lớn nhất của hãng này.
Apple M1 thay đổi định nghĩa về hiệu năng laptop
Sự xuất hiện của chiếc Macbook đầu tiên dùng chip Apple M1 gần như đã thay đổi hoàn toàn khái niệm hiệu năng laptop.
Khi Apple thông báo sẽ chuyển Macbook Air và Macbook Pro 13 - các sản phẩm máy tính phổ biến của hãng, - sang loại vi xử lý mới dựa trên kiến trúc ARM, có nhiều lý do khiến giới công nghệ ngờ vực. Apple đưa ra hàng loạt tuyên bố khó tin về thời lượng pin và hiệu năng, điều mà laptop sử dụng nền tảng ARM của Qualcomm và Microsoft đã thất bại.
Tuy nhiên, theo The Verge,, Apple đã làm được điều khó tin khi laptop dùng chip M1 gần như đè bẹp sản phẩm dùng chip Intel về mọi mặt. Các điểm hiệu năng benchmark sơ bộ cho thấy chip M1 cạnh tranh ngang ngửa với mẫu Core i9 mạnh nhất cho laptop.
Mẫu Macbook Pro 13 dùng chip M1. Ảnh: Apple .
Câu hỏi không còn là "tại sao phải đánh cược vào vi xử lý mới, chưa được kiểm chứng của Apple", mà chuyển thành "các đối thủ như Intel, AMD và Qualcomm sẽ đối phó như thế nào".
Intel và AMD đã cạnh tranh suốt nhiều năm với hàng loạt cải tiến về hiệu năng CPU, thời lượng dùng pin và đồ họa tích hợp. Apple dường như không liên quan đến cuộc chiến này, nhưng sự tương trợ giữa phần cứng và phần mềm từng làm nên thành công cho iPhone, iPad đang bắt đầu được áp dụng trên Mac.
Phần cứng của Apple mạnh hơn, trong khi phần mềm của hãng được thiết kế để tận dụng tối đa phần cứng, điều mà những bản MacOS được tối ưu tốt hóa nhất trên nền x86 cũng không làm được. Kỹ sư David Smith của Apple cho biết các ứng dụng cấp thấp của MacOS chạy trên M1 nhanh gấp năm lần sản phẩm của Intel, bởi Apple thiết kế chip hoàn toàn mới cho riêng các tác vụ này. Đó cũng là lý do Mac dùng chip M1 có thể làm được nhiều việc với ít RAM hơn sản phẩm chạy nền Intel.
Apple cũng đạt nhiều thành tựu với Rosetta 2, nền tảng giả lập cho phép chạy ứng dụng x86 cũ trên nền chip M1. Đây cũng là phần then chốt trong chiến lược phần mềm của Apple, cho phép chạy phần mềm cũ trên Mac mới mà không ảnh hưởng tới hiệu nặng. Apple gần như đã tính tới việc tối ưu hóa Rosetta 2 trong thiết kế chip M1, giúp người dùng không phải chọn giữa hiệu năng tối đa trên ứng dụng dành cho nền tảng ARM với suy giảm hiệu năng trong ứng dụng x86 cũ.
Điều thú vị nhất là M1 chỉ đánh dấu điểm khởi đầu với vai trò CPU thế hệ đầu tiên, thay thế chip xử lý trong những dòng laptop rẻ và yếu nhất của Apple. Vẫn còn nhiều tiềm năng khi Apple hoàn thiện được thiết kế của dòng chip M, cũng như lặp lại thành công với các CPU cao cấp.
Điều an ủi duy nhất với laptop x86 truyền thống hiện nay là chỉ có Apple đạt được tốc độ, hiệu năng phần mềm và thời lượng pin vượt trội trên nền tảng ARM nhờ quyền kiểm soát gần như tuyệt đối với phần cứng và phần mềm.
Hiện chưa rõ các công ty như Qualcomm và Microsoft có thể thành công như Apple với thế hệ laptop nền ARM chạy Windows tiếp theo hay không. Nó sẽ đòi hỏi tái cấu trúc Windows, gây ảnh hưởng tới nhiều nhóm khách hàng hơn thay đổi của Apple.
Microsoft tự thiết kế laptop Surface và phối hợp với Qualcomm để chế tạo chip SQ1, SQ2 cho dòng Surface Pro X, nhưng vẫn không có quyền kiểm soát hệ sinh thái phần cứng và phần mềm mang lại thành công cho dòng M1.
Những chiếc Macbook Air và Macbook Pro 13 không phải lựa chọn hoàn hảo cho tất cả mọi người, nhất là với khách hàng chạy ứng dụng nặng về chip đồ họa hoặc công cụ phát triển riêng biệt. Nhưng nó đặt ra thách thức không nhỏ khi một chiếc laptop có giá 1.000 USD có thể vượt mặt mẫu Macbook Pro giá 6.000 USD dùng chip mạnh nhất của Intel và dung lượng RAM gấp bốn lần, trong khi vẫn nhỏ gọn và có thời lượng pin cao gấp đôi.
Đây là lý do tại sao máy Mac dùng chip M1 không có Face ID Chiếc laptop mới của Apple trông cũ kỹ đến lạ kỳ. Viền màn hình siêu dày, không có kết nối di động, không màn hình cảm ứng, và cũng chẳng có Face ID. Nhưng có một lý do hợp lý để giải thích cho sự thiếu hụt đó. Bạn có lẽ đã biết rằng Apple vừa giới thiệu thứ họ gọi là "...