Apple liên tục vướng phải cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, chèn ép đối thủ
Nga đang điều tra lý do tại sao một phiên bản ứng dụng mới Safe Kids của Kaspersky Lab chưa được cập nhật trên hệ điều hành Apple. Thậm chí, Táo Khuyết còn đang dính đến cáo buộc chèn ép đối thủ.
Cơ quan giám sát chống độc quyền của Nga (FAS) ngày 8/8 cho biết đang tiến hành điều tra Apple sau một khiếu nại từ công ty an ninh mạng Kaspersky Lab với cáo buộc nhà sản xuất iPhone lạm dụng vị trí độc quyền của mình với kho ứng dụng App Store.
FAS cho biết đang điều tra lý do tại sao một phiên bản ứng dụng mới Safe Kids của Kaspersky Lab chưa được cập nhật trên hệ điều hành Apple, dẫn đến việc không cung cấp đầy đủ một số chức năng cho ứng dụng này.
“Nhà” Táo liên tiếp vướng phải các cáo buộc độc quyền trong thời gian gần đây.
Trước đó, Apple đã phát hành phiên bản cập nhật ứng dụng riêng của mình, Screen Time, có chức năng tương tự như Safe Kids. Công ty bảo mật máy tính của Nga lập luận rằng Apple đã ngăn cản việc cập nhật ứng dụng Safe Kids trong App Store để loại bỏ sự cạnh tranh với “Screen Time.”
Không chỉ có Nga, trước đó Ủy ban Thương mại Nhật Bản (FTC) cho biết đang điều tra Táo Khuyết với cáo buộc “người khổng lồ” công nghệ Mỹ đã lạm dụng quyền lực của mình, gây áp lực đối với một số nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản.
Video đang HOT
Tờ Mainichi khảo sát các công ty Nhật Bản cho thấy Apple đã ký hợp đồng buộc các công ty cung cấp công nghệ miễn phí và bí quyết cho các chi nhánh của mình để sản xuất linh kiện.
Theo một nguồn tin giấu tên, Apple cũng gây áp lực cho một số nhà cung cấp để yêu cầu giảm giá linh kiện và cấm họ bán linh kiện và công nghệ cho các công ty khác, đồng thời yêu cầu họ phải chịu chi phí cho bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra.
Khi một công ty gọi đó là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu sửa đổi, Apple đã đe dọa chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với họ, báo cáo của Mainichi cho biết. Hiện cả FTC Nhật Bản và Apple vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vấn đề này.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Facebook bị phạt, Mark Zuckerberg 'bỗng dưng' có thêm 1 tỷ USD
Giá trị cổ phiếu Facebook đã tăng bất ngờ ngay sau án phạt 5 tỷ USD. Chỉ trong 30 phút, CEO Mark Zuckerberg lại có thêm một tỷ USD.
Facebook đang phải đối mặt với khoản phạt 5 tỷ USD của Ủy ban Thương mại Liên bang vì vụ bê bối Cambridge Analytica. Nền tảng mạng xã hội này vướng vào cáo buộc sử dụng dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng mà không được cho phép.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu Facebook đã giảm nhẹ vào thứ hai 15/7. Ảnh: Business Insider.
Trong một diễn biến bất ngờ, giá trị cổ phiếu của Facebook đã tăng 1% vào thứ sáu, ngay sau tin tức về khoản phạt. Mark Zuckerberg hiện là cổ đông lớn nhất của công ty với 88,1% cổ phần.
Theo hồ sơ tài chính tháng 4/2019, Zuckerberg sở hữu hơn 410 triệu cổ phiếu Facebook, có giá trị 83 tỷ USD. Chỉ 15 phút sau khi thông tin phạt được công bố, con số đã lên tới 84,1 tỷ USD.
Là cổ đông chính, Mark Zuckerberg có thể nhận thêm khoản lợi tức lớn dù giá cổ phiếu chỉ tăng khoảng 1%.
Mức phạt 5 tỷ USD không phải vấn đề lớn so với lợi nhuận của Facebook. Ảnh: Fortune.
Facebook đã mất 5 tỷ USD vì sai phạm trong xử lý dữ liệu người dùng. Đây là mức phạt kỷ lục mà Ủy ban Thương mại Liên bang từng đưa ra - một động thái mang tính răn đe những gã khổng lồ công nghệ về vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều người đã mô tả khoản phạt này chỉ như vết muỗi đốt với Facebook. "Đây không phải phạt, mà là hành vi tán đồng. Nó như tấm vé cho phép họ tiếp tục làm trái luật và xâm phạm người dùng thậm tệ hơn", Matt Stoller, nhà nghiên cứu tại Viện Thị trường mở, đánh giá.
Theo The Verge, khoản tiền phạt 5 tỷ USD tất nhiên là rất lớn. Đây là khoản phạt lớn nhất lịch sử FTC. Kỷ lục trước đó thuộc về Google với 22 triệu USDnộp cho FTC. Tuy vậy, 5 tỷ USD với Facebook như "muối bỏ biển". Trong quý II/2019, Facebook thu về 15 tỷ USD doanh thu. Năm 2018, Facebook đạt được 22 tỷ USD lợi nhuận.
Án phạt chỉ có hiệu lực khi chúng mang lại hậu quả tiêu cực cho người thực hiện hành vi xấu. Nhưng án phạt lần này của FTC không khác gì phần thưởng cho "những cố gắng bê bối" của Facebook. Năm 2011, Facebook ký với FTC thỏa thuận về các vi phạm quyền riêng tư.
Bất chấp tất cả, Facebook vẫn vi phạm thỏa thuận trên. Phóng viên Kara Swisher từ New York Times cho rằng án phạt phải là 50 tỷ USD mới đủ tính răn đe Facebook.
Án phạt của FTC được kỳ vọng đi kèm nhiều ràng buộc về các thu thập và chia sẻ dữ liệu. Tuy nhiên, không điều khoản nào được đề cập ngoài tiền. Cây bút Tony Romm từ Washington Post lại cho rằng Facebook cần cam kết cách họ sử dụng dữ liệu người dùng trước khi tung ra sản phẩm mới. Đồng thời Zuckerberg cũng phải cam kết bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Theo Zing
Chấn động: Trên tất cả các mẫu iPhone bị tố vi phạm sáng chế wifi Apple đã bị một công ty của Mỹ tố vi phạm sáng chế wifi trên tất cả các mẫu iPhone hiện hành. Theo đó, công ty có tên Red Rock Analytics (Mỹ) đã đâm đơn kiện ra tòa tố Apple sử dụng trái phép công nghệ truyền dẫn trên chip wifi. Red Rock Analytics cho biết, công nghệ này được Apple sử dụng...