Apple lặng lẽ nộp thông tin người dùng cho chính quyền Mỹ?
Ngay cả công ty luôn đề cao việc bảo vệ quyền riêng tư như Apple cũng không thể chống lại yêu cầu của chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Theo New York Times , vào tháng 2/2018, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Apple cung cấp thông tin của cựu cố vấn Nhà Trắng Don McGahn. Không rõ FBI tìm kiếm điều gì, liệu McGahn có phải là nhân vật chính trong vụ điều tra đó hay không. Tuy nhiên, Apple đã giấu kín việc này.
Apple không thể khước từ yêu cầu cung cấp thông tin của chính quyền Mỹ.
Nhà chức trách yêu cầu Táo khuyết không được tiết lộ thông tin. Mãi đến tháng 5 vừa qua, McGahn mới được thông báo, nguồn tin của New York Times cho biết.
Thời điểm đó, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra về cáo buộc chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump hồi năm 2016 có mối liên hệ với Nga. Don McGahn là một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu trong đội ngũ hỗ trợ tỷ phú Mỹ chạy đua vào Nhà Trắng.
Video đang HOT
Không rõ Apple nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ phía nào. Vào đầu năm 2018, chính ông Donald Trump cũng tỏ ra giận dữ với trợ lý của mình. Tuy nhiên, khả năng cao là yêu cầu xuất phát từ cuộc điều tra của Robert Mueller.
Ngoài việc Don McGahn bị thu thập thông tin cá nhân, người quản lý chiến dịch tranh cử của Trump, Paul Manafort, cũng phải hầu tòa vì cáo buộc gian lận trong bầu cử.
Ông McGahn không hay biết gì về việc Apple cung cấp thông tin của mình cho chính quyền.
Cả phía Apple lẫn luật sư của McGahn đều từ chối bình luận về thông tin này.
Cách đây vài hôm, New York Times cũng phanh phui việc Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời ông Donald Trump yêu cầu Apple cung cấp thông tin từ tài khoản của 2 chính trị gia đảng Dân chủ Adam Schiff và Eric Swalwell.
Tất cả trường hợp này chưa từng được Apple công bố chính thức. Trong cả 2 vụ việc, mối quan tâm không chỉ nhắm vào đối tượng bị điều tra mà còn là cách thức nhà chức trách khai thác thông tin cá nhân.
Theo Engadget , nhiều năm qua, các công ty công nghệ cố gắng minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu người dùng, tuy nhiên, họ không giải thích và cung cấp thông tin công khai về những vụ việc tương tự như trên.
Mỹ ra dự luật cấm Big Tech mua lại công ty khác
Chính quyền Mỹ muốn đẩy mạnh chống độc quyền, ngăn cản Big Tech bành trướng quyền lực thông qua những lần mua lại và sáp nhập các công ty nhỏ hơn.
5 công ty Big Tech có giá trị trên 100 tỉ USD bị đưa vào tầm ngắm
Hôm 12.4, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley đề xuất dự luật cấm các công ty có giá trị thị trường trên 100 tỉ USD thực hiện các thương vụ mua lại và sáp nhập. Hiện tại chỉ có 5 công ty trong danh sách bị cấm, gồm Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet và Facebook.
Ông Hawley cáo buộc các công ty truyền thông xã hội đang bóp nghẹt tiếng nói từ phe bảo thủ, đồng thời chỉ trích những ngành khác như ngành dược phẩm đang nắm giữ quá nhiều quyền lực trong thị trường. Dự luật ông đề ra sẽ cấm 5 công ty Big Tech thực hiện các thương vụ và sẽ cố gắng ngăn họ sử dụng chính nền tảng để quảng bá sản phẩm của mình.
Dự luật của Hawley giải quyết một số vấn đề tương tự như dự luật chống độc quyền mà thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Amy Klobuchar đề xuất tháng 2 năm nay và cũng đưa ra một số biện pháp giống nhau.
Bà Amy Klobuchar dự kiến sẽ tiếp quản ghế chủ tịch hội đồng chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ. Bà soạn thảo dự luật sau khi chứng kiến chính phủ liên bang và các tiểu bang đệ đơn kiện chống độc quyền đối với Alphabet và Facebook trong suốt năm qua. Theo đó, dự luật sẽ cung cấp thêm ngân sách 300 triệu USD cho Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp để họ thực thi nhiệm vụ của mình.
Bà Klobuchar khẳng định: "Điều quan trọng nhất là tăng nguồn lực. Chúng ta không thể tiếp cận một công ty trị giá nghìn tỉ USD bằng công cụ thô sơ".
Khi được hỏi về dự luật của Klobuchar, Hawley đáp: "Tôi sẵn sàng làm việc với cô ấy và bất kỳ ai, không kể đến từ đảng phái nào hay xuất thân từ đâu. Tôi rất thích những điều mà thượng nghị sĩ Klobuchar đề xuất". Nhưng ông cũng khẳng định dự luật của mình sẽ "cứng rắn hơn".
Huawei muốn thương thảo lại với chính quyền Mỹ Bức thư của Phó chủ tịch Huawei Vincent Peng, đăng trên Nikkei cho thấy tập đoàn này muốn được nối lại quan hệ hợp tác với các công ty Mỹ. Tháng 5/2019, chính quyền Mỹ đưa Huawei vào danh sách hạn chế. Các doanh nghiệp Mỹ không được bán linh kiện sản xuất smartphone, thiết bị công nghệ cho công ty có tên...