Apple lãi gấp ba lần các đối thủ Android
Doanh số của Apple thấp hơn Samsung và Xiaomi nhưng lợi nhuận lại cao gấp ba lần các hãng Android cộng lại.
Công ty nghiên cứu Counterpoint đánh giá thị trường điện thoại thời gian qua có nhiều xáo trộn, như Xiaomi vươn lên thành hãng smartphone lớn thứ hai toàn cầu. Tuy nhiên, bức tranh về doanh thu và lợi nhuận không thay đổi khi Apple và Samsung vẫn dẫn đầu.
Lợi nhuận của Apple và các hãng còn lại trong quý II/2021.
Về doanh số, Apple đứng ở vị trí thứ 3 với 13%, sau Samsung và Xiaomi. Tuy nhiên, doanh thu của hãng đạt 40%, còn lợi nhuận chiếm 75% toàn ngành. Nói cách khác, phần lãi của Apple nhiều gấp ba lần toàn bộ các hãng còn lại trên thị trường thiết bị cầm tay nói chung.
Đây vẫn chưa phải kết quả ấn tượng nhất Apple từng đạt được. Họ từng chiếm 50% doanh thu và 86% lợi nhuận toàn ngành vào quý IV/2020.
Theo Counterpoint, thành công của Apple là do đã tạo ra được một hệ sinh thái toàn diện để giữ chân người dùng. Người mua máy tính Mac, iPhone, iPad sẽ có xu hướng mua tiếp những sản phẩm khác của hãng. Sự trung thành của người dùng cũng là cơ sở để Apple tăng giá bán trung bình (ASP) mà người dùng vẫn chấp nhận.
Video đang HOT
Các chuyên gia nhận định, hệ sinh thái của Apple đã tồn tại từ lâu, nhưng ngày càng thể hiện được sức mạnh khi có độ kết dính cao với mảng phần mềm, nội dung đa phương tiện, âm nhạc… Ngoài ra, doanh số ấn tượng của iPhone 12 cũng góp phần đáng kể và kết quả này.
Samsung Galaxy Z Fold3 và iPhone 12 Pro Max.
Trong khi đó, Samsung vẫn giữ được sự ổn định về thứ hạng. Hãng điện tử Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất về doanh số, thứ hai về doanh thu và lợi nhuận trong nhiều quý, kể từ khi Huawei thất thế. Lợi nhuận của Samsung chiếm 13% toàn thị trường. Trong khi đó, các thương hiệu Trung Quốc như Oppo, Xiaomi, Vivo, Huawei… chia nhau 12% lợi nhuận còn lại.
Xiaomi là trường hợp ngược lại so với Apple. Trong ba quý gần nhất, hãng liên tục gia tăng về thị phần và hiện đứng thứ hai trong ngành xét về doanh số. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận từ việc bán thiết bị của họ lại rất nhỏ. Phần lớn sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung và giá rẻ do hãng này chấp nhận bán thiết bị với cấu hình cao nhưng ASP thấp.
Counterpoint cũng nhận thấy Xiaomi đang tìm cách tăng ASP cho sản phẩm của mình. Trong quý II năm nay, giá bán trung bình điện thoại Xiaomi là 185 USD, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự chấp nhận của thị trường với một số mẫu máy giá cao như Mi 11i, Mi 11 X Pro là dấu hiệu tích cực cho sự chuyển mình về lợi nhuận của Xiaomi.
Không chỉ Xiaomi, các hãng Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch tăng giá bán trung bình với cách làm tương đối giống nhau. Chẳng hạn, Xiaomi tạo ra các thương hiệu con như Redmi, Poco; Oppo có thêm OnePlus và Realme, Vivo tạo ra Iqoo…
Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng bước đầu xâm nhập thị trường châu Âu với mục tiêu giành thị phần mà Huawei để lại. Ngoài ra, một số hãng đang cố gắng tạo ra những sản phẩm Android cao cấp để cạnh tranh với Samsung, như Oppo đẩy mạnh dòng Find X, Xiaomi làm điện thoại màn hình gập Mi Mix Fold.
Apple: "iOS an toàn hơn Android hàng chục lần"
Apple cho biết trong 4 năm qua, các thiết bị Android nhiễm phải phần mềm độc hại cao hơn gấp 15 đến 47 lần so với iPhone.
Apple vừa ra một báo cáo với tiêu đề "Xây dựng hệ sinh thái đáng tin cậy cho hàng triệu người dùng". Nội dung của báo cáo này đề cập đến những mối đe dọa mà người dùng sẽ phải đối mặt nếu hệ điều hành iOS mở cửa hệ thống, cho phép cài đặt các ứng dụng sideloading (cài đặt các phần mềm bên ngoài kho ứng dụng App Store).
Trong 4 năm qua, các thiết bị Android nhiễm phải phần mềm độc hại cao hơn gấp 15 đến 47 lần so với iPhone.
Hiện tại, Apple không cho phép người dùng iPhone, iPad cài đặt các ứng dụng bên ngoài App Store. Tài liệu này được công ty đưa ra nhằm chống lại dự thảo từ Ủy ban châu Âu, trong đó có nội dung yêu cầu cho phép cài đặt phần mềm bên ngoài App Store.
"iPhone là một thiết bị mang tính cá nhân hóa cao, nơi người dùng lưu trữ nhiều thông tin cá nhân và nhạy cảm. Điều này đồng nghĩa nhiệm vụ duy trì tính bảo mật và quyền riêng tư trên hệ sinh thái iOS là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một số bên lại đang yêu cầu Apple hỗ trợ các ứng dụng ngoài App Store hay cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba", Apple cho biết.
Gã khổng lồ công nghệ nói thêm rằng việc hỗ trợ ứng dụng bên ngoài App Store hoặc các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba sẽ làm tê liệt quyền riêng tư và các biện pháp bảo vệ của iPhone, khiến người dùng phải đối mặt với nhiều rủi ro bảo mật nghiêm trọng.
Apple lưu ý rằng phần mềm độc hại trên di động và các mối đe dọa đối với bảo mật và quyền riêng tư chủ yếu hiện diện trên các nền tảng cho phép cài đặt phần mềm bên ngoài kho ứng dụng.
Công ty cũng không quên nhắc đến đối thủ cạnh tranh rằng trong 4 năm qua, các thiết bị Android nhiễm phải phần mềm độc hại cao hơn gấp 15 đến 47 lần so với iPhone.
Apple chỉ ra rằng phần mềm độc hại trên thiết bị di động không chỉ gây hại cho người tiêu dùng, mà còn tác động đến các công ty, nhà phát triển và nhà quảng cáo. Các cuộc tấn công vào người dùng sử dụng nhiều chiến thuật và kỹ thuật khác nhau.
Theo Apple, việc hỗ trợ cài đặt ứng dụng bên ngoài App Store sẽ ảnh hưởng đến tính bảo mật của hệ điều hành.
"Các loại phần mềm độc hại phổ biến trên di động là phần mềm quảng cáo, phần mềm tống tiền, phần mềm gián điệp ngân hàng và các mã độc ăn cắp thông tin đăng nhập khác giả mạo dưới dạng ứng dụng hợp pháp", Apple cho biết.
Apple nói rằng nếu Ủy ban châu Âu buộc họ phải cho phép tải xuống các ứng dụng bên ngoài App Store, tội phạm mạng sẽ dễ dàng nhắm mục tiêu người dùng hơn bởi nhiều cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba không có quy trình kiểm duyệt.
Chưa dừng lại ở đó, theo Apple, việc cho phép người dùng tải ứng dụng bên ngoài App Store về iPhone sẽ làm suy yếu tính bảo mật cốt lõi của hệ điều hành, các dịch vụ của thiết bị có thể bị xâm nhập và gây ra lỗi. Từ đó, kẻ gian có thể lợi dụng để lấy cắp dữ liệu của khách hàng.
Nhật Bản xem xét hành vi độc quyền của Apple và Google Nhật Bản sẽ khảo sát liệu Apple và Google có lợi dụng vị thế trên thị trường hệ điều hành smartphone để loại bỏ cạnh tranh và hạn chế lựa chọn cho người dùng hay không. Theo Tổng Thư ký Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản Suichi Sugahisa, cơ quan sẽ phỏng vấn, khảo sát các đơn vị vận hành hệ...