Apple lại bị kiện
Ngày 25/1, Hiệp hội người tiêu dùng Ý Altroconsumo đã gửi đơn kiện tập thể lên tòa án chống lại Apple với cáo buộc cố ý làm lỗi thời iPhone của người dùng.
Apple đã sử dụng phần mềm để làm chậm hiệu suất thiết bị với mục đích duy trì tuổi thọ pin và tránh hiện tượng iPhone tắt nguồn đột ngột. Tuy nhiên, trong mắt người dùng Ý, đây lại là “mưu tính” của Apple nhằm khiến iPhone lỗi thời sau thời gian sử dụng.
Họ cho rằng các mẫu iPhone được thiết kế để xuống cấp và trở nên chậm chạp, qua đó khiến người dùng thay mới hoặc nâng cấp máy sớm hơn dự tính. Cụ thể, thiết bị được đề cập trong nội dung đơn kiện là iPhone 6 và iPhone 6s.
Tính từ năm 2014-2020, Apple đã bán đạt được khoảng 1 triệu chiếc iPhone 6, 6s tại Ý.
“Kế hoạch gây lỗi thời iPhone là hành vi cố ý, không công bằng đối với người tiêu dùng, gây ra tổn thất tinh thần lẫn tài chính”, Els Bruggerman, đại diện pháp lý của nguyên đơn trả lời với Cult of Mac.
“Tháng 11/2020, Apple thông báo sẽ chi 113 triệu USD để giải quyết các cáo buộc về việc giới hạn hiệu năng iPhone và che giấu các vấn đề về pin. Sự dàn xếp đó chứng tỏ rằng hành vi của Apple là một nỗ lực có chủ đích nhằm rút ngắn vòng đời thiết bị, cũng như lừa dối người tiêu dùng”, Bruggerman nêu cao quan điểm.
Video đang HOT
Sau khi vụ việc bị bại lộ, Apple đã phải chi một khoản tiền không nhỏ để giải quyết các vụ kiện liên quan. Vào năm 2017, Apple thừa nhận đã làm chậm các mẫu iPhone cũ để không cho chúng tắt nguồn đột ngột.
Tính năng “Dung lượng hiệu năng đỉnh” là biện pháp khắc phục của Apple.
Mặc dù đây là vấn đề kỹ thuật có thể chứng minh, Apple đã chọn cách không công khai minh bạch cho người dùng. Đến năm 2018, hãng tung ra một bản cập nhật iOS, cho phép người dùng tự chọn giữa việc bật hoặc tắt tính năng giới hạn hiệu năng.
Kể từ đó, Apple liên tục đối mặt với nhiều vụ kiện pháp lý liên quan đến vấn đề này trên khắp thế giới. Đến cuối năm 2020, Apple vẫn phải trả 113 triệu USD cho người dùng ở 30 bang của Mỹ. Và vụ kiện tập thể mới nhất tại Ý một lần nữa cho thấy chủ đề về pin và hiệu năng iPhone cũ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Euroconsumers, tập đoàn quốc tế quản lý Altroconsumo, đang theo đuổi các vụ kiện tương tự ở Bỉ, Tây Ban Nha và sắp tới là Bồ Đào Nha.
“Các vụ kiện thường yêu cầu bồi thường ít nhất 60 euro cho mỗi người dùng bị ảnh hưởng,” Bruggerman cho biết. Phiên tòa sơ thẩm của Altroconsumo chống lại Apple sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2021.
Apple lại bị kiện vì pin iPhone
Những phát ngôn gây hiểu lầm về pin của iPhone cũ đang khiến Táo khuyết gặp rắc rối.
Sau hơn 3 năm, "bóng ma" từ chất lượng pin iPhone đời cũ vẫn chưa thôi ám ảnh Apple. Vào tháng trước, họ đã phải nộp khoản tiền phạt 113 triệu USD tại Mỹ vì bê bối pin yếu, "bóp" hiệu năng sau khi tuổi thọ pin giảm.
Tuy nhiên, số tiền đó cũng chưa đủ để kết thúc sự việc. Một nhóm người dùng tại Mỹ vẫn đang kiện Apple, nhằm đạt thỏa thuận bồi thường trị giá tới 500 triệu USD. Trong khi đó, Táo khuyết bắt đầu nhận đơn kiện từ châu Âu.
Sau bê bối pin iPhone cuối năm 2017, Apple đã đưa ra chương trình thay pin giá ưu đãi trong năm 2018.
Những nhóm bảo vệ người tiêu dùng tại Bỉ, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha đã và sẽ tiếp tục gửi đơn kiện Apple, theo tiết lộ của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng châu Âu Euroconsumers.
Các đơn kiện này cáo buộc Apple đã nói sai sự thật về thời gian sử dụng pin của những mẫu iPhone đời cũ, và đòi hãng bồi thường khoản tiền 180 triệu euro (tương đương 217 triệu USD).
"Người dùng rất thất vọng vì chất lượng pin giảm quá nhanh, và iPhone 6 là mẫu tiêu biểu. Nó không chỉ gây ra sự khó chịu và thiệt hại tài chính cho người dùng, mà dưới góc nhìn môi trường cũng là một hành động rất thiếu trách nhiệm", Els Bruggeman, lãnh đạo mảng chính sách, thực thi của Euroconsumers cho biết.
Vào tháng 7, tổ chức này cũng gửi thư tới Apple yêu cầu dừng việc ép người dùng cài đặt bản cập nhật phần mềm, qua đó khiến máy chậm đi và làm cho họ phải mua máy mới.
Phản hồi về đơn kiện, Apple cho biết họ "không bao giờ cố tình làm giảm tuổi thọ sản phẩm Apple, hay khiến trải nghiệm người dùng tệ đi để ép đổi máy".
Từ năm 2019, Apple còn giới hạn việc thay pin ở các cửa hàng dịch vụ không chính hãng.
Cuối năm 2017, Apple bị phanh phui việc cố tình làm giảm hiệu năng iPhone mà không báo trước với người dùng. Cụ thể, những chiếc iPhone 6 và iPhone 6s sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị chai pin. Apple lúc này sẽ giảm xung nhịp chip xử lý để pin có thể cung cấp đủ năng lượng.
Hậu quả của việc này là hàng triệu chiếc iPhone hoạt động rất chậm, trong khi người dùng không hề được giải thích lý do. Điều đó khiến nhiều người tức tốc nâng cấp iPhone mới. Nếu được Apple báo trước, họ chỉ cần mang sản phẩm đi thay pin là xong.
Apple đã lên tiếng xin lỗi, đồng thời phát hành tính năng kiểm tra tình trạng pin để người dùng biết khi nào cần thay pin mới, bổ sung tùy chọn cho phép chip xử lý chạy ở hiệu năng tối đa dù có thể gây rủi ro về nguồn điện.
Bên cạnh đó, Táo khuyết còn chạy chương trình thay pin với giá ưu đãi trong suốt năm 2018 để xin lỗi người dùng.
Apple bị kiện vì không xóa Telegram khỏi App Store Với lý do không xóa Telegram khỏi App Store vì nội dung bạo lực và các nhóm thù địch, Apple đã bị khởi kiện. Telegram bị cáo cuộc ẩn chứa nhiều mầm mống bạo lực và kích động Apple đang bị Coalition for a Safer Web kiện vì không thể xóa Telegram trong khi vẫn chặn Parler, đồng thời cáo buộc ứng dụng...