Apple hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng chip toàn cầu
Khả năng tự thiết kế và chủ động nguồn cung khiến Apple ‘miễn nhiễm’ với cuộc khủng hoảng chip, tạo lợi thế về giá với các đối thủ cạnh tranh.
“Nguồn cung chip bán dẫn bị thắt chặt đang ảnh hưởng đến tất cả hãng di động, ngoại trừ Apple”, nhà phân tích MS Hwang của Samsung nói với Bloomberg .
Theo giới phân tích, việc Apple gần như “miễn nhiễm” với cuộc khủng hoảng chip lần này đến từ hai yếu tố. Một là việc kiểm soát chặt chuỗi cung ứng – Apple và các đối tác có những ràng buộc chặt chẽ về nguồn cung, năng lực cũng như quy mô sản xuất. Dù có những biến động nhất định, chuỗi cung ứng khép kín và ổn định trong nhiều năm liền mang đến cho Apple lợi thế lớn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.
Lý do quan trọng hơn là Apple đã làm chủ được việc tự thiết kế chip và thuê TSMC của Đài Loan sản xuất, thay vì phụ thuộc vào các hãng khác. Đó là lý do vì sao các hãng di động không đủ nguồn cung cho thị trường, trong khi Apple vẫn giữ sản lượng iPhone cao kỷ lục trong năm 2020.
Ba tháng đầu năm 2021, Apple vẫn xuất xưởng khoảng 60 triệu iPhone, gần như không bị tác động bởi cuộc khủng hoảng chip toàn cầu.
CNBC dẫn báo cáo tài chính quý I năm tài chính 2021 của Apple rằng hãng này ghi nhận doanh thu kỷ lục, đạt 111,4 tỷ USD. Đây là năm đầu tiên trong lịch sử, hãng đạt được con số này trong một quý. Kỷ lục này đến từ sức hút của thế hệ iPhone 12. Trong khi Huawei, Xiaomi đều thừa nhận “cơn khát chip” khiến họ mất đi lợi thế cạnh tranh. Samsung có thể bỏ qua bản nâng cấp cho Galaxy Note vì thiết nguồn cung chip từ Qualcomm trong khi Apple vẫn tiếp tục “siêu chu kỳ” với iPhone 13.
Video đang HOT
Hai mặt của “cơn khát chip” toàn cầu là nó có thể “giết chết” những nhà sản xuất smartphone nhỏ nhưng cũng có thể khiến các nhà tiêu thụ lớn như Apple được hưởng lợi. “Tính chất dài hạn của hợp đồng” khiến các đối tác khó lòng nâng giá linh kiện lên quá cao so với quy định. Dù chuỗi cung ứng toàn cầu có bị ảnh hưởng, nhà sản xuất chip cũng phải làm mọi cách để đáp ứng đủ hợp đồng đã ký với Apple trước đó, bất chấp khó khăn hiện tại là gì.
Dù các điều khoản mới có thể được bổ sung hoặc các điều khoản cũ được thương lượng lại, các chuỗi cung ứng cũng khó lòng gây sức ép ngược với Apple. Đối với Apple, cơ hội đàm phán lại hợp đồng có thể có lợi, vì trong lịch sử, hãng luôn biết cách gây áp lực lên các nhà cung cấp để tạo ra các điều khoản có lợi cho mình. Điều này vô tình giúp Apple tiếp tục nâng cao lợi nhuận trong giao dịch.
Khủng hoảng chip trầm trọng, chỉ cần công ty này "hắt hơi, sổ mũi" cả thế giới sẽ "khó thở"
Công ty này chiếm 50% doanh thu ngành sản xuất vật liệu bán dẫn - vật liệu không thể thiếu trên mọi thiết bị điện tử.
Đài Loan đang trở thành tâm điểm của giới công nghệ trong bối cảnh thế giới thiếu hụt trầm trọng vật liệu bán dẫn khiến một vài nhà sản xuất ô tô phải đình chỉ sản xuất.
Các quốc gia như Mỹ, Đức kêu gọi Đài Loan giúp sức, tăng cường sản xuất chip. Cuộc khủng hoảng chip xảy ra khi nhu cầu cho các thiết bị điện tử tăng cao trong đại dịch, đồng thời bị đẩy xa hơn nữa khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Thị phần sản xuất vật liệu bán dẫn toàn cầu năm 2020. Ước tính, doanh thu ngành này năm 2020 đạt 85,13 tỷ USD. Số liệu: TrendForce.
Đài Loan thống trị thị trường sản xuất và gia công chất bán dẫn. Các hợp đồng sản xuất của họ chiếm hơn 60% doanh thu toàn thị trường vào năm ngoái, theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường TrendForce.
Sự thống trị của Đài Loan có được nhờ vào TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co) - hãng sản xuất vật liệu bán dẫn lớn nhất thế giới. Công ty này chính là đối tác của các ông lớn như Apple, Qualcomm, Nvidia. TSMC chiếm 45% tổng doanh thu ngành này trên toàn cầu.
Vật liệu bán dẫn là thành phần tối quan trọng trên các thiết bị điện tử, từ máy tính, smartphone cho đến cảm biến phanh trên ô tô. Quá trình sản xuất các con chip yêu cầu một mạng lượng phức tạp các công ty từ thiết kế, sản xuất, cung cấp công nghệ, nguyên liệu cho đến máy móc.
TSMC tập trung chủ yếu vào sản xuất và trở thành địa chỉ buộc phải ghé qua của các công ty bán dẫn - Dan Wang - nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường Gavekal cho biết.
"Với TSMC, việc sản xuất đến 50% lượng vật liệu bán dẫn toàn cầu vẫn chưa thể hiện hết tầm quan trọng của họ. Đơn giản bởi họ đang sản xuất những con chip quan trọng nhất ngoài kia", Wang nói.
Các nhà thiết kế và sản xuất vật liệu bán dẫn đang nghiên cứu để làm các con chip nhỏ hơn và tốt hơn. Hiện tại, TSMC và đối thủ Samsung là 2 nhà sản xuất duy nhất có thể tạo ra các con chip kích thước 5 nm tiên tiến nhất. TSMC thậm chí đang đẩy nhanh việc sản xuất chip 3 nm, dự kiến bắt đầu vào năm 2022.
Một vài quốc gia đang muốn đẩy mạnh việc tự sản xuất vật liệu bán dẫn, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, họ gặp trở ngại nghiêm trọng do lệnh cấm từ Mỹ. Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa SMIC - công ty sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc - vào danh sách "mối nguy quốc gia", khiến họ không thể tiếp cận công nghệ và máy móc cần thiết.
SMIC là nhà sản xuất vật liệu bán dẫn lớn thứ 5 thế giới trong năm 2020, tính theo doanh thu, sau TSMC, UMC, Samsung và GlobalFoundries.
TSMC vượt quá xa các đối thủ về doanh thu.
"Mục tiêu ngay lúc này của họ là đuổi kịp các công ty như TSMC, Samsung và Intel", Paul Triolo thuộc tập đoàn tư vấn rủi ro Aurasia nói. "Vấn đề là SMIC gặp phải lúc này là tình thế tiến thoái lưỡng nan khi chính phủ Mỹ đưa họ vào danh sách đen. SMIC đã bị cắt đứt đường tiến lên, ít nhất là vào lúc này. Chẳng hạn, họ không thể mua các trang bị cao cấp từ ASML - một công ty của Hà Lan".
ASML tạo ra cái gọi là thiết bị in thạch bản cực tím, được sử dụng để sản xuất các con chip tiên tiến nhất, chẳng hạn chip do TSMC và Samsung sản xuất. Năm ngoái, chính quyền ông Trump đã gây áp lực buộc chính phủ Hà Lan phải dừng việc bán thiết bị cho SMIC.
Nhưng ngay cả khi tiếp cận được với thiết bị của ASML, SMIC cũng phải mất nhiều năm để có thể sản xuất các con chip cao cấp với số lượng lớn, Triolo kết luận. Cho đến khi đó, TSMC vẫn giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường.
"TSMC đơn giản là kẻ thống trị. Nó không còn chứng kiến sự cạnh tranh ở phân khúc cao cấp. Sẽ mất thời gian để các đối thủ có thể đuổi kịp", Wang của hãng nghiên cứu thị trường Gavekal khẳng định.
Sản lượng iPhone tăng thêm 30% trong nửa đầu năm 2021? iPhone 12 đang bán rất chạy ở nhiều thị trường vì vậy Apple sẽ tăng sản lượng iPhone lên 30% trong nửa đầu năm sau Tăng sản lượng iPhone lên 30% đồng nghĩa là Apple sẽ tăng lên đến 96 triệu chiếc iPhone từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 6 năm 2021. Apple sẽ sử dụng dòng iPhone 12 để đạt được...