Apple hoãn dùng chip nhớ Trung Quốc cho iPhone
Apple gần đây tạm hoãn kế hoạch sử dụng chip nhớ của Yangtze Memory Technologies Co – một công ty có trụ sở đặt tại Trung Quốc.
Theo TechTimes, điều này diễn ra trong bối cảnh vòng kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Mỹ áp đặt đối với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc. Trước đó, Apple đã hoàn thành quá trình kéo dài nhiều tháng để chứng nhận bộ nhớ flash NAND 3D 128 lớp của YMTC cho iPhone. Mặc dù vậy, các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với Trung Quốc được chính phủ Mỹ ban hành trong tháng này đã gây ảnh hưởng đến kế hoạch của Apple.
Apple vẫn chưa thể đưa chip flash NAND tiên tiến nhất vào iPhone
Bộ nhớ flash là một thành phần quan trọng được tìm thấy trong tất cả thiết bị điện tử, và chip 128 lớp của YMTC là những chip tiên tiến nhất cho đến nay. Ban đầu, Apple dự định sử dụng chip này vào đầu năm nay vì chúng rẻ hơn rất nhiều, nhưng sức ép địa chính trị và những lời chỉ trích từ các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã khiến công ty thay đổi hướng đi của mình.
Ban đầu, chip YMTC được lên kế hoạch sử dụng cho iPhone bán tại thị trường Trung Quốc, nhưng Apple bắt đầu xem xét mua tới 40% bộ nhớ flash NAND cho tất cả iPhone từ YMTC. Mặc dù vậy, cho đến nay chip này vẫn chưa được sử dụng trong các sản phẩm của Apple.
YMTC đã bị đưa vào “Danh sách chưa được xác định” của chính phủ Mỹ. Điều này khiến các công ty Mỹ bị cấm chia sẻ bất kỳ thiết kế, công nghệ, tài liệu hoặc thông số kỹ thuật nào cho các công ty trong danh sách mà không có giấy phép. Ngoài ra, các công ty trong danh sách này có khả năng được thêm vào Danh sách thực thể nếu họ không thể cung cấp thông tin cần thiết trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là 60 ngày.
Video đang HOT
Apple bắt đầu hợp tác với YMTC vào năm 2018 với mục đích tìm ra các giải pháp bộ nhớ tiết kiệm chi phí hơn. Mặt khác, YMTC sẽ giúp Trung Quốc có một chỗ đứng trên thị trường chip nhớ flash NAND, vốn đã bị nhiều công ty đến từ quốc gia khác thống trị từ lâu, chẳng hạn như Samsung của Hàn Quốc.
Hành động của chính phủ Mỹ đối với hợp tác giữa Apple và YMTC cho thấy Washington đang có cách tiếp cận thận trọng hơn với các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại. Mặc dù có những lý do để thận trọng, nhưng khó có thể không nói đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Bất chấp cuộc chiến thương mại đã bắt đầu hạ nhiệt trong hai tháng qua nhưng Mỹ vẫn đang chật vật để chiếm thế thượng phong trước Trung Quốc về thặng dư thương mại.
Được biết, trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đang trên con đường công nghiệp hóa, và các công ty Trung Quốc đang cố gắng bắt kịp Mỹ về mặt đổi mới và công nghệ. Tham vọng vươn ra toàn cầu của Trung Quốc được thể hiện ngày càng rõ ràng, bao gồm cả việc họ muốn tạo ra một tiêu chuẩn Trung Quốc cho 5G nhằm xây dựng một hệ sinh thái khép kín. Điều này dẫn đến cuộc thảo luận về cuộc chiến thương mại có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc trong vài tháng tới.
Từ bỏ mảng di động, Huawei sẽ làm gì
Trong bối cảnh mảng di động liên tục gặp thách thức, tập đoàn Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chip và xe hơi.
Đầu tuần này, Huawei công bố doanh thu trong nửa đầu năm giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 44,8 tỷ USD. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận ròng giảm từ 9,8% xuống còn 5%.
Đại diện Huawei cho biết năm 2022, mảng kinh doanh thiết bị phần cứng, bao gồm smartphone và sản phẩm điện tử đang đối mặt "thử thách lớn nhất" từ trước đến nay, trong bối cảnh tập đoàn tiếp tục vật lộn với những lệnh cấm từ Mỹ và tình hình kinh tế biến động.
"2022 có lẽ là năm thách thức nhất trong lịch sử dành cho hoạt động kinh doanh thiết bị của chúng tôi. Do bộ phận smartphone bị ảnh hưởng nặng nên trong mảng phần cứng, chúng tôi quyết định tập trung phát triển các sản phẩm sáng tạo thuộc 5 lĩnh vực chính: văn phòng thông minh, thể thao và sức khỏe, nhà thông minh, di chuyển và giải trí", đại diện Huawei cho biết.
Huawei tiếp tục gặp khó khăn trong mảng kinh doanh smartphone. Ảnh: Getty Images.
Huawei từng là hãng smartphone chiếm thị phần lớn nhất thế giới, nhưng nhanh chóng xuống dốc từ khi bị Mỹ liệt vào danh sách đen thương mại. Theo Nikkei, tập đoàn Trung Quốc cũng không thể hợp tác với những công ty chip như TSMC hay Samsung do lệnh cấm vận. Dù dành nhiều năm để tự sản xuất chip, chặng đường phía trước của Huawei còn rất dài.
"Trước đây, bán dẫn là ngành công nghiệp toàn cầu hóa, mỗi công ty đóng góp lớn để tạo ra chip. Việc lặp lại kế hoạch đầu tư của những công ty khác không có ý nghĩa và không mang đến giá trị thương mại. Tuy nhiên hiện nay, thị trường đã phân hóa, việc tiếp cận một số công nghệ bị ngăn chặn nên vài khoản đầu tư giờ đây trở nên hợp lý", đại diện Huawei cho biết.
Trả lời Nikkei, Huawei cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu cùng đối tác để góp phần phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Tập đoàn này đã đầu tư vào nhiều công nghệ liên quan đến bán dẫn như vật liệu, công cụ chế tạo và phần mềm thiết kế chip.
Nói về tỷ suất lợi nhuận giảm, đại diện Huawei cho rằng nguyên nhân đến từ quy mô kinh doanh thu hẹp, chi phí tăng dành cho các lĩnh vực mới, phát triển công nghệ phần mềm và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. Huawei cũng đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Doanh thu từ mảng kinh doanh viễn thông và thiết bị phần cứng của Huawei trong nửa đầu năm đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Viễn thông đóng góp 47% vào tổng doanh thu của Huawei. Mảng kinh doanh thiết bị 5G ghi nhận tăng trưởng ổn định tại Trung Quốc lẫn nước ngoài.
Tập đoàn này đã ký hơn 5.000 hợp đồng 5G tại Trung Quốc, Hungary, Thái Lan, Nam Phi, Saudi Arabia và UAE. Công nghệ 5G của Huawei được ứng dụng trong ngành cảng biển, khai thác mỏ, sản xuất và dầu khí.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đám mây của Huawei cũng duy trì đà tăng trưởng, chủ yếu đến từ thị trường nội địa rộng lớn. Khoảng 80% trong số 50 công ty Internet hàng đầu Trung Quốc sử dụng dịch vụ đám mây của Huawei. Các khách hàng trong lĩnh vực này gồm 220 công ty tài chính, 30 công ty xe hơi, hơn 40 công ty Internet công nghiệp và hơn 23.000 nhà sản xuất.
Tập đoàn Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực mới, gồm công nghệ bán dẫn và xe hơi. Ảnh: CNBC.
Huawei cũng mở rộng sang lĩnh vực xe hơi dù chưa có lợi nhuận. Tập đoàn này sẽ tập trung cung cấp các linh kiện quan trọng và phần mềm, trong khi đội ngũ điện tử tiêu dùng phụ trách thiết kế ngoại thất và nội thất của xe.
Huawei dự kiến đầu tư 1,5 tỷ USD cho R&D mảng xe, tăng hơn 50% so với năm ngoái. Tập đoàn Trung Quốc đã huy động khoảng 7.000 nhân lực để phát triển các công nghệ liên quan đến xe hơi, gồm cơ sở hạ tầng điện tử, hệ thống lái thông minh và phần mềm hỗ trợ.
Xiaomi ra mắt Xiaomi TV A2 58 inch giá 13 triệu quà 6 triệu Chiếc TV thông minh này có thể ví như bộ não trung tâm của ngôi nhà với khả năng kết nối toàn diện AIoT hoàn toàn tự động bằng giọng nói, sở hữu thông số kỹ thuật cao cấp cho phần âm thanh và hình ảnh, cũng như khả năng truy cập, tích hợp tất cả những nội dung mới và thời thượng...