Apple, Google… chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp hàng triệu người Việt trở nên giàu có hơn trong tương lai?
The Economist đánh giá, việc nhiều công ty công nghệ lên kế hoạch sản xuất ở Việt Nam có thể giúp kinh tế ở đây tăng trưởng cao hơn và giúp cho hàng triệu người Việt Nam trở nên giàu có hơn trong tương lai.
The Economist viết, kể từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế, số lượng các sản phẩm với dòng chữ “Made in Vietnam” ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thế giới, bằng 13 ngôn ngữ khác nhau. Kể từ năm 2000, GDP của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn so với các quốc gia châu Á khác, trung bình 6,2% mỗi năm.
Theo đó, Việt Nam đã thu hút các công ty nước ngoài lớn, bắt đầu từ nhà sản xuất hàng may mặc như Nike và Adidas và giờ đây là sự bùng nổ trong lĩnh vực điện tử. Năm 2020, các mặt hàng điện tử chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng từ 14% vào năm 2010.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ năm 2018 đã giúp Việt Nam hưởng lợi. Năm 2019, Việt Nam sản xuất gần một nửa trong tổng số 31 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ. Thêm vào đó, các hạn chế của Trung Quốc trước đại dịch Covid-19 và chi phí lao động tăng cao, đã khiến nhiều công ty lớn đang chuyển sang Việt Nam. Các nhà cung cấp lớn nhất của Apple như Foxconn và Pegatron, chuyên sản xuất AppleWatch, MacBook và các thiết bị khác, đang xây dựng các nhà máy lớn tại Việt Nam và có vẻ sẽ gia nhập hàng ngũ các nhà tuyển dụng lớn nhất của đất nước.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều tên tuổi lớn khác cũng đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Dell và HP (máy tính xách tay), Google (điện thoại) và Microsoft (máy chơi game).
The Economist đánh giá, việc nhiều công ty công nghệ lên kế hoạch sản xuất ở Việt Nam có thể giúp kinh tế ở đây tăng trưởng cao hơn và giúp cho hàng triệu người Việt Nam trở nên giàu có hơn trong tương lai. Bằng cách chuyển từ sản xuất hàng may mặc giá rẻ sang hàng điện tử phức tạp đòi hỏi đầu tư và lao động có tay nghề cao, Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ đạt mục tiêu GDP bình quân đầu người có thể vượt mức 18.000 USD vào năm 2045.
So với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang sở hữu lực lượng lao động trẻ trung và năng động hơn. Không chỉ vậy, Việt Nam còn là thành viên của rất nhiều hiệp định thương mại tự do, cho phép tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, chẳng hạn như hơn 3.000 km đường bờ biển.
Tuy nhiên, The Economist nhận định, nếu so với Trung Quốc, các cơ sở sản xuất của Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Do đó các công ty nước ngoài rất khó để tìm mua các nguyên liệu sản xuất ở trong nước.
“Vẫn còn nhiều việc phải làm nếu lĩnh vực sản xuất của Việt Nam muốn tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu”, The Economist cho hay.
Nhà máy Hanpo Vina ở Bắc Ninh là một ví dụ. Đây là nhà cung cấp phụ tùng trong nước hiếm hoi cho Samung. Thế nhưng, theo chia sẻ của ông Tô Ngọc Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hanpo Vina, những phụ tùng mà doanh nghiệp tạo ra chỉ là một số trong những bộ phận đơn giản nhất trong điện thoại Galaxy của Samsung.
Đầu tư nước ngoài có thể giúp ích cho Việt Nam, nhưng sẽ cần thời gian để cho thấy kết quả. Năm tới, Samsung sẽ mở một cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội. Đồng thời, Samsung cũng đang xem xét việc thành lập các nhà máy bán dẫn trong nước.
Về yếu tố lao động, The Economist cho hay, lực lượng lao động ở Việt Nam rất dồi dào nhưng số lượng những nhà quản lý giỏi hay các kỹ thuật viên lành nghề lại vô cùng hiếm. Do đó, các chương trình đào tạo đại học và dạy nghề của Việt Nam cần phải được đẩy mạnh.
“Nếu Việt Nam muốn trở nên giàu có như Trung Quốc, hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam sẽ phải đầu tư không chỉ vào cơ sở hạ tầng mà còn cả lực lượng lao động”, The Economist nhấn mạnh.
JP Morgan: Việt Nam sẽ sản xuất 65% Airpods, 20% iPad toàn cầu và trở thành trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
Theo các nhà phân tích của JP Morgan, gã khổng lồ công nghệ hiện đang chuẩn bị đưa Việt Nam và Ấn Độ trở thành những trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu.
Trong bối cảnh tái thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra trên quy mô lớn chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, JP Morgan Chase ước tính rằng Ấn Độ sẽ chiếm 25% sản lượng iPhone toàn cầu, trong khi Việt Nam sẽ chiếm 20% sản lượng iPad toàn cầu.
Apple đã bắt đầu lắp ráp một số thiết bị của mình ở Ấn Độ và Việt Nam cách đây vài năm, từ từ cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo các nhà phân tích của JP Morgan, gã khổng lồ công nghệ hiện đang chuẩn bị đưa hai quốc gia này trở thành những trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu.
Trong một báo cáo mà họ gửi cho khách hàng hôm thứ Tư (21/9), các nhà phân tích của JP Morgan cho biết Apple sẽ chuyển 5% sản lượng iPhone 14 toàn cầu sang Ấn Độ vào cuối năm 2022 và mở rộng năng lực sản xuất tại quốc gia này lên 25% tổng số iPhone vào năm 2025.
Mặt khác, Việt Nam sẽ đóng góp 20% tổng sản lượng iPad và Apple Watch, 5% MacBook và 65% AirPods vào năm 2025, theo báo cáo.
"Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện và dịch vụ sản xuất điện tử (EMS) đối với các sản phẩm có khối lượng nhỏ (Apple Watch, Mac, iPad) và đang trở thành trung tâm sản xuất AirPods chính", báo cáo của JP Morgan viết.
Báo cáo cũng dự đoán: "Thị phần sản xuất tại Trung Quốc đại lục sẽ chuyển sang các nhà cung cấp địa phương, trong khi Ấn Độ sẽ nhận được thị phần từ các nhà cung cấp Đài Loan (Trung Quốc). Tại Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng thị phần sẽ được chia sẻ từ cả Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc Đại lục".
Vụ tranh chấp bản quyền số Wolfoo và chiêu trò triệt hạ đối thủ trong ngành nội dung số Không ít doanh nghiệp sản xuất nội dung số của Việt Nam đã gặp phải trở ngại khi bị cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí đối thủ còn sử dụng nhiều chiêu trò chơi xấu khi kinh doanh trên nền tảng YouTube. "Đánh nhầm hơn bỏ sót" và sự thiên lệch của YouTube Hiện nay, ngành nội dung số Việt Nam đang...