Apple đầu tư sản xuất sản phẩm “made in USA”
Ông khổng lồ về công nghệ đang bắt tay vào việc xây dựng một cơ sở sản xuất mới ở bang Arizona (Mỹ) nhằm hiện thực hoá tuyên bố chuyển một phần việc sản xuất sản phẩm của mình về Mỹ.
Năm ngoái, Giám đốc điều hành của Apple đã đề cập đến việc tạo thêm việc làm tại Hoa Kỳ, và hôm qua Apple đã thực hiện những bước đi đầu tiên trong việc thực hiện tuyên bố của mình.
Nhà sản xuất iPhone đã tuyên bố rằng cơ sở sản xuất của Mỹ mới nhất của mình dự kiến sẽ được xây dựng ở Mesa, bang Arizona. Apple dự kiến sẽ tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm và vận hành cơ sở sản xuất này hoàn toàn dựa trên năng lượng tái tạo.
Phát ngôn viên của Apple, bà Kristin Huguet cho biết “chúng tôi rất tự hào khi đã triển khai thành công sang kiến sản xuất trong nước thông qua một cơ sở mới ở Arizona, góp phần tạo ra hơn 2.000 việc làm trong lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất và xây dựng. Nhà máy mới này sẽ sản xuất các linh kiện cho các sản phẩm của Apple và nó sẽ vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo, đây là kết quả hợp tác giữa chúng tôi và SRP trong việc tạo ra năng lượng xanh cho cơ sở sản xuất này”.
Theo văn phòng thống đốc bang Arizona, nhà máy sẽ sử dụng 700 nhân công và sẽ tạo ra 1.300 việc làm liên quan đến xây dựng và quản lý. Bên cạnh cơ sở sản xuất này, Apple cũng đang xây dựng một mạng lưới điện năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho nhà máy.
Video đang HOT
Thống đốc bang Arizona-Jan Brewer, rất vui mừng khi biết tin này. Trong tuyên bố của mình, thống đốc cho biết “Apple chắc chắn là một trong những công ty sáng tạo nhất thế giới và tôi rất vui mừng chào đón họ đến với Arizona. Khoản đầu tư của họ về năng lượng tái tạo cũng sẽ giúp ích cho lưới điện của chúng tôi, và sẽ tạo ra các nguồn năng lượng mặt trời và địa nhiệt mới đáng kể cho bang Arizona.”
Tháng 12 năm ngoái, CEO Apple Tim Cook đã “bóng gió” nói đến việc này khi ông thông báo rằng công ty đã chuyển việc sản xuất máy Mac về Mỹ. Ông nói rằng Apple đã đầu tư 100 triệu USD vào liên doanh sản xuất.
Kể từ sau thông báo này, Apple đã công bố kế hoạch mở một cơ sở sản xuất ở Texas và một cơ sở sửa chữa AppleCare ở Pennsylvania.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ràng về việc những thiết bị nào của Apple sẽ được sản xuất tại nhà máy ở bang Arizona. Mặc dù với thông báo của ông Cook thì mọi dấu hiệu đều hướng về việc sản xuất sản phẩm trong dòng máy Mac.
Theo Dân Trí/CNET
Chính phủ Mỹ vẫn đóng cửa, các địa điểm du lịch đã mở cửa trở lại
Mặc dù chính phủ Mỹ vẫn chưa hoạt động trở lại, một số địa điểm du lịch thuộc sự quản lý của nhà nước đã mở cửa đón khách tham quan.
Theo thông báo mới nhất từ 2 bang New York và Arizona, hai biểu tượng du lịch của nước Mỹ là tượng Nữ thần Tự do và Công viên quốc gia Grand Canyon, được mở cửa trở lại, sau khi phải ngừng hoạt động kể từ ngày chính phủ Mỹ đóng cửa.
Công viên quốc gia Grand Canyon, bang Arizona, đã mở cửa trở lại
Các thông báo này được đưa ra cùng ngày thứ sáu 12/10 theo giờ địa phương từ thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo và ông Jan Brewer, là thống đốc bang Arizona. Cùng ngày, chính quyền bang Utah và Colorado tuyên bố sẽ sử dụng tiền của bang để mở cửa trở lại các địa điểm du lịch.
Chính quyền New York đã đạt được một thoả thuận với bộ nội vụ để chi ra 369.000 USD để mở cửa và duy trì hoạt động địa danh du lịch trong thời gian từ ngày 12 đến 17/10. Ông Cuomo phát biểu: "Do chính phủ vẫn đang đóng cửa, chúng tôi không thể để mất hàng nghìn lượt du khách đến thăm các khu công viên mỗi ngày. Vì thế, trong khi trục trặc vẫn tiếp diễn tại Washington D.C, không thể sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, New York đang phải tự đứng lên nhận trách nhiệm cho vấn đề này."
Tượng Nữ thần Tự do - một trong những địa danh thu hút du khách tại New York, Mỹ
Tại bang Arizona, khu Công viên quốc gia Grand Canyon đã mở cửa vào ngày thứ bảy 12/10 vừa qua theo giờ địa phương, dưới sự thoả thuận giữa thống đốc Jan Brewer cùng các viên chức liên bang. Bang Arizona sẽ chi trả khoản tiền 651.000 USD - chi phí cho một tuần đầu tiên khu Công viên hoạt động trở lại. Số tiền này đến từ ngân quỹ bang, cùng với các quỹ hỗ trợ từ các doanh nghiệp khác.
Chính quyền bang South Dakota cũng cho biết, vào ngày thứ sáu vừa qua rằng đã vận động hơn 12 doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân quyên góp để có đủ chi phí 15.200 USD mỗi ngày, cho việc mở cửa và hoạt động địa danh Khu tưởng niệm quốc gia Núi Rushmore - một trong những biểu tượng lịch sử nước Mỹ. Dự kiến địa danh này sẽ mở cửa trở lại vào thứ hai tuần sau, 14/10.
Đại diện bang Colorado cho biết sẽ chi một khoản 360.000 USD để mở cửa trở lại khu Công viên Quốc gia Rocky Mountain vào khoảng 20/10. Trong vòng 10 ngày đầu chính phủ Mỹ đóng cửa, các địa danh du lịch ngừng hoạt động, thống kê có hơn 80.000 du khách đã bị từ chối vào tham quan khu Công viên Quốc gia Rocky Mountain, và nền kinh tế đã bị mất khoảng 4,8 triệu USD cho việc này. Bang Colorado sẽ chi ra khoảng 40.000 USD mỗi ngày, để đảm bảo hoạt động cho khu công viên Rocky Mountain. Tháng trước, ngành du lịch tại Colorado cũng đã gặp phải nhiều rắc rối do những trận bão lũ nghiêm trọng xảy ra tại đây. Thống đốc bang Colorado, ông John Hickenlooper, cho biết việc mở cửa trở lại khu công viên là vô cùng quan trọng trong việc hồi phục nền kinh tế sau trận bão lũ tháng trước.
Quyết định của chính quyền các bang được đưa ra, sau khi có quyết định từ ông Obama vào ngày thứ năm 10/10 cho phép các bang được mở cửa hoạt động trở lại 401 công viên, địa danh du lịch quốc gia thuộc sở hữu của Nhà nước.
Bang Utah là bang đầu tiên thực hiện mở cửa các địa danh du lịch nổi tiếng trong vùng. Bang Utah phải chi một khoản không nhỏ - 1,67 triệu USD - cho việc đưa năm khu công viên quốc gia (bao gồm Capitol Reef, Arches, Canyonlands, Zion và Bryce Canyon) cùng 3 khu Tưởng niệm vào hoạt động trở lại. Dự kiến những địa danh này sẽ mang lại cho nền kinh tế của Utah một khoản lên tới 100 triệu USD trong tháng 10. Tháng 10 là một mùa du lịch quan trọng tại Mỹ, nếu bỏ lỡ thời điểm này thì "cũng giống như bỏ lỡ kỳ nghỉ Giáng sinh", theo lời ông Gary Herbert, Thống đốc bang Utah.
Ông Herbert cũng cho biết bang Utah đã sẵn sàng để tiếp tục chi trả kinh phí nếu như việc đóng cửa chính phủ kéo dài thêm. Ông cũng bày tỏ hy vọng số tiền mà bang phải chi trả sẽ được chính phủ bồi thường - giống như đợt chính phủ Mỹ đóng cửa vào năm 1995, những bang mở cửa hoạt động các khu địa danh du lịch quốc gia đã được chính phủ hoàn tiền.
Du khách đã được vào đứng bên ngoài cổng Công viên Quốc gia Zion, ngày 9/10 (Ảnh: AP)
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa dẫn đến một loạt các địa danh du lịch phải ngừng hoạt động, đã và đang gây ra thiệt hại không nhỏ cho nền du lịch nước này. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã không có được một kỳ nghỉ như mong muốn, đồng thời nhiều người dân bị mất việc làm do các khu du lịch đóng cửa, đặc biệt là vào mùa du lịch này.
Theo ANTD
Mỹ mở cửa trở lại một số địa điểm nổi tiếng Một số địa điểm nổi tiếng của Mỹ, trong đó có tượng Nữ thần Tự do, sẽ chính thức được mở cửa trở lại từ ngày 12/10 theo giờ Mỹ (12 giờ trưa ngày 13/10 ở Việt Nam). Tượng nữ thần Tự do sẽ mở cửa đón khách trở lại từ ngày 12/10. Những địa điểm được mở trở lại bao gồm các...