Apple đang mắc lại sai lầm của 20 năm trước
Apple đang trở về chiến lược khiến họ rơi vào khủng hoảng 20 năm trước, nhưng lần này, họ không còn Steve Jobs để lèo lái trước khó khăn.
Sau thành công những năm 80, Apple bắt đầu khủng hoảng vào cuối thế kỷ 20. Quý IV/1996, Apple mất 30% doanh số.
Cuộc khủng hoảng hai mươi năm trước
Apple lúc đó có quá nhiều sản phẩm, và đó là sai lầm. Có đến hàng tá phiên bản Macintosh, nhưng lại không thể nói với mọi người về khác biệt của các phiên bản.
Các nhà đầu tư mất kiên nhẫn. Apple mất tập trung.
“Rất điên loạn”, Phill Schiller mô tả trong hồi ký về Steve Jobs. “Hàng đống sản phẩm, đa phần là rác rưởi, thực hiện bởi một đội ngũ ảo tưởng”.
Steve Jobs từng cứu Apple một phen trông thấy vào 20 năm trước. Ảnh: Reuters.
Đến tháng 9/1997, Jobs cắt giảm 70% số mẫu sản phẩm, và ngưng nhiều hoạt động phụ trợ như kinh doanh máy in, máy chủ.
“Các bạn là những thiên tài”, Jobs nói với nhóm sản phẩm. “Đừng phí thời gian với các thiết bị rác rưởi”.
Sự thay đổi chiến lược đột ngột này đã cứu Apple khỏi khoảng thời gian khó khăn nhất. Đến tháng 1 năm sau đó, Jobs đã tuyên bố công ty đạt được quý có lợi nhuận đầu tiên sau nhiều năm.
Hồi sinh
Sự trở lại của Steve Jobs đã thiết lập một nền văn hóa mới trong Apple: tập trung vào một số ít sản phẩm, và hoàn thiện chúng đến hoàn hảo.
Video đang HOT
Apple từ đó trở thành ông hoàng không ngai. iPod, iPhone, iPad gây chấn động thế giới, và thay đổi cách con người tiếp cận với công nghệ.
Khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011, dường như mọi chuyện chững lại. Nhiều tin đồn cho rằng John Ive đã bước một chân ra khỏi Apple. Dựa trên những gì Apple đã làm trong năm nay, cả cố tình lẫn vô ý, các fan có quyền lo ngại về một Apple không còn cả Jobs lẫn Ive.
Ngựa quen đường cũ
Hai mươi năm sau, Apple đang trở về con đường cũ. Họ đang bán 46 phiên bản thiết bị khác nhau, từ điện thoại, tablet đến đồng hồ, máy tính và hơn thế nữa. Số sản phẩm càng tăng, người dùng càng nhiều than phiền.
Các sản phẩm không còn hoàn hảo. iPhone 6 gặp lỗi, iPhone 7 bị chê bai. MacBook Pro bị tố quảng cáo quá lố về thời lượng pin, cũng như việc rút bỏ cổng SD, sạc MagSafe.
Những mặt hàng mới không gây chú ý. AirPods bị lùi ngày ra mắt hàng tháng trời. Apple Watch giống nhau ở 2 thế hệ. Apple TV bị chê thiếu sáng tạo, và chiến lược không dây đang khiến người ta phải vướng mắc nhiều hơn với các cổng chuyển.
Những đổi mới của sản phẩm Apple đang bị than phiền nhiều. Ảnh: Reuters.
Không chỉ phần cứng, phần mềm cũng đang gặp chuyện. Apple Music, iTunes, App Store thành một đống hỗn loạn. Các ứng dụng mặc định như Mail, Weather, News… không thể cạnh tranh với sản phẩm bên thứ ba.
Thêm vào đó, chiến lược marketing của Apple ngày càng rời rạc và thiếu điểm nhấn so với thời Steve Jobs.
Không những thế, Apple lại đang tập trung cho nhiều dự án tương lai, trong khi nhiều sản phẩm hiện tại đang cần nâng cấp.
Tuy vậy, hiện tại vẫn còn kịp cho những thay đổi. Tất nhiên, Steve Jobs không thể trở lại, và tương lai John Ive ở Apple vẫn rất mơ hồ.
Nhưng bài học hai mươi năm trước vẫn còn đó: tập trung vào những sản phẩm hiện tại, và mạnh tay loại bỏ các dự án không cần thiết.
Business Insider nhận định, mấu chốt vấn đề là lựa chọn: dự án nào là đủ quan trọng để Apple giữ lại?
Steve sẽ loại bỏ những sản phẩm nào hiện tại? Đó là câu hỏi mà Tim Cook và đồng sự cần sớm trả lời. Ảnh: Getty.
Chúng ta sẽ không thể biết liệu Steve Jobs nghĩ gì về AirPods, Apple TV mới, hay việc loại bỏ cổng sạc MagSafe để nhường chỗ cho USB-C. Chỉ một thực tế đang hiển hiện: có quá nhiều dự án Apple đang theo đuổi, và cũng quá nhiều vấn đề cần khắc phục.
Sẽ là khôn ngoan khi đánh giá lại các vấn đề và giải quyết chúng. Apple cần phải nhanh tay, vì nếu tình trạng hỗn loạn kéo dài, có thể họ sẽ mất đi vị thế số 1. Và lúc đó, Steve Jobs cũng khó lòng giải quyết dù cho ông có phép hồi sinh.
Lê Phát
Theo Zing
Apple và Facebook có chung một điểm yếu
Cả Apple và Facebook đều đang bị phụ thuộc quá nhiều vào một sản phẩm mũi nhọn, trong khi các hướng kinh doanh khác vẫn chưa thực sự nổi bật và đem lại nhiều doanh thu.
Apple và Facebook đang có chung điểm yếu. ẢNH: AFP
Theo báo cáo tài chính quý 3/2016, tới 90% doanh thu của Facebook đều đến từ mảng quảng cáo. Tuy nhiên, trong tương lai, Facebook định hướng sẽ giảm lượng hiển thị tới người dùng, nghĩa là doanh thu của công ty này sẽ sớm sụt giảm.
Đó là chưa kể chi phí cho các dự án của Facebook đang tăng cao,khiến giá cổ phiếu rớt xuống mức thấp. Vấn đề của Facebook là dựa quá nhiều vào một sản phẩm mũi nhọn duy nhất, trong khi các hạng mục kinh doanh còn lại chưa đủ độ chín.
Trường hợp của Facebook cũng giống như Apple ở thời điểm hiện tại. Báo cáo quý 3/2016 cho thấy, 60% doanh thu của công ty có trụ sở tại Cupertino cũng đến từ iPhone. Điện thoại "trái táo" thất bại, doanh thu của Apple giảm đi trông thấy.
Apple đang bị phụ thuộc quá nhiều vào iPhone. ẢNH: REUTERS
Tất nhiên, cả Apple và Facebook đã chuẩn bị cho mình những hướng đi mới, nhằm cứu vãn tương lai được dự báo là xám xịt. Điểm chung của 2 công ty này là đều đang sở hữu một lượng người dùng rất lớn, khoảng 1 tỉ người dùng trên toàn thế giới.
Như Facebook, công nghệ thực tế ảo (VR) vẫn chưa hoàn toàn phát huy được thế mạnh, do giá bán sản phẩm phần cứng còn cao, khó tiếp cận người dùng phổ thông. Thay vào đó, Facebook Marketplace - hệ sinh thái thương mại điện tử là một hướng đi đầy tiềm năng.
Facebook đang bắt đầu lấn sân thương mại điện tử. ẢNH: AFP
Marketplace hiện đang được thử nghiệm tại một số quốc gia lớn, tương lai sẽ được tích hợp sâu vào mạng xã hội Facebook. Nếu tận dụng tốt 1 tỉ người dùng luôn thường trực, tính năng này chắc chắn sẽ giúp Facebook nhanh chóng hái ra tiền.
Còn như Apple, nhóm phần mềm và dịch vụ - Apple Services cũng là một hướng đi mới. Trong đó, Apple tích hợp vô vàn những tiện ích từ chợ ứng dụng, điện toán đám mây, lưu trữ và đồng bộ trực tuyến với iCloud, cho tới ứng dụng nghe nhạc trực tuyến.
Đặc biệt, nếu Facebook có sàn thương mại điện tử Marketplace, Apple sẽ đón đầu ở cổng thanh toán điện tử Apple Pay. Những thống kế gần đây cho thấy, nhóm phần mềm và dịch vụ của Apple đã đem về 14% tổng doanh thu cho công ty này.
Tất nhiên, để có thể san sẻ áp lực với điện thoại iPhone, Apple Services sẽ cần phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nhất là khi thị trường phần cứng đang trở nên bão hòa, nhu cầu sử dụng các dịch vụ, ứng dụng trên chiếc smartphone ngày càng lớn.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Apple chiếm trọn lợi nhuận ngành công nghiệp smartphone Gần như chỉ có một công ty làm ăn có lãi trong toàn bộ ngành công nghiệp smartphone quý III vừa qua. Apple một lần nữa khiến toàn ngành công nghiệp smartphone phải ghen tị. Ảnh: Getty Images. Apple hiện chiếm 103,6% lợi nhuận của ngành công nghiệp smartphone, theo BMO Capital Markets. Đây là mức lợi nhuận cao nhất Apple từng có...