Apple đang lên kế hoạch thay thế chuẩn tin nhắn SMS lỗi thời bằng nền tảng tin nhắn mới
RCS hứa hẹn mang lại trải nghiệm nhắn tin mặc định tuyệt vời tương tự như cách thức hoạt động của iMessage hiện nay.
Theo nguồn tin được đăng tải trên 9to5Google, Apple đang có ý định hỗ trợ chuẩn nhắn tin mới trên các thiết bị của hãng là Rich Communication Services (RCS). Đây là phiên bản thay thế cho chuẩn SMS và được sử dụng rộng rãi bởi các nhà mạng lớn, Google lẫn Microsoft.
Cụ thể, một thành viên trên Reddit có tên tài khoản Project Fi User vừa tiết lộ thông tin Apple đang bàn bạc cùng Hiệp hội thông tin di động thế giới GSMA để tích hợp chuẩn tin nhắn RCS vào iOS.
Rich Communication Services (RCS) về cơ bản là một giao thức nhắn tin giữa các nhà mạng dựa trên internet có thể hỗ trợ các nội dung đa phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh thay vì chỉ đơn thuần là các tin nhắn văn bản truyền thống (SMS). Các ứng dụng RCS tiêu biểu có thể kể đến WhatsApp, Facebook Messenger, LINE…, trừ iMessage của Apple.
Mặc dù, thông tin rò rỉ được tài khoản Project Fi User tiết lộ không quá chi tiết nhưng có thể kể đến 3 yếu tố chính khiến Apple muốn tích hợp RCS vào nền tảng iOS:
- Cải thiện trải nghiệm nhắn tin giữa người dùng sản phẩm của Apple và người dùng hệ điều hành Android.
- Đáp ứng nhu cầu triển khai RCS của các nhà mạng tại những thị trường trọng điểm có sự phân bố cao của Apple/
Video đang HOT
- Chuẩn bị cho một cuộc đảo chính 2G và SMS trong tương lai.
Hiện, vẫn chưa thể kết luận rằng Apple và GSMA đã đi đến quyết định chính thức hay chưa. Tuy nhiên, qua hình ảnh rò rỉ có thể thấy rằng, các nhà mạng lớn đang tạo áp lực cho Apple để thúc đẩy giao thức RCS.
Với việc cung cấp các tính năng về tin nhắn vượt trội so với các ứng dụng nhắn tin SMS tiêu chuẩn, RCS hứa hẹn mang lại trải nghiệm nhắn tin mặc định tuyệt vời tương tự như cách thức hoạt động của iMessage hiện nay.
Nếu nguồn tin này trở thành sự thật, Apple sẽ càng bỏ xa các đối thủ của mình trong dịch vụ nhắn tin vì hiện Google, Microsoft vẫn đang loay hoay trông cậy vào dịch vụ RCS để cho phép nền tảng Android có thể đạt được ít nhất một số tính năng tương đương với dịch vụ iMessage của Apple.
Theo SaoStar
Ngược dòng thời gian: Từ SMS đến RCS - sự phát triển của các dịch vụ tin nhắn
Dù ngày nay chúng ta có thể trò chuyện online, nhưng tin nhắn văn bản vẫn còn vai trò rất quan trọng.
Tin nhắn SMS ( Short Messaging Service) đầu tiên trên thế giới được gửi đi vào ngày 3 tháng 12 năm 1992 với nội dung là "Merry Christmas". Đây là tin nhắn thử nghiệm từ máy tính và mở màn cho kỷ nguyên tin nhắn thương mại trong những năm sau.
SMS nhanh chóng trở thành chiếc cầu kết nối mọi người trên thế giới. Hàng nghìn tỉ tin được gửi mỗi năm và từ những tin nhắn bạn bè gửi cho nhau, dịch vụ này còn trở thành cổng thông tin giữa các tổ chức, công ty, ngân hàng,... với người dùng.
Hệ thống tin nhắn SMS khá giới hạn, chỉ hỗ trợ 160 ký tự và những ký tự đó chủ yếu là trong bảng chữ cái Latin cộng với một số dấu câu. Những bảng chữ cái khác cũng được hỗ trợ, nhưng giới hạn ký tự bị hạ xuống chỉ còn 70.
Công nghệ tin nhắn SMS liên kết được phát triển để giải quyết vấn đề này. Cách hoạt động của nó rất đơn gian - chia một tin nhắn dài thành nhiều dòng ngắn đúng chuẩn và thêm vào vừa đủ metadata để điện thoại nhận tin có thể ghép lại thành tin nhắn dài gốc. Tất nhiên, mỗi tin nhắn phụ này sẽ có giá ngang bằng với tin nhắn tiêu chuẩn và chưa thật sự tương thích trong những ngày đầu hoạt động.
Sự phát triển tiếp theo chính là EMS hay "Enhanced Messaging Service" (Dịch vụ tin nhắn nâng cao). EMS hỗ trợ thay đổi định dạng text, như viết nghiêng hay tô đậm, đổi kích cỡ font, nhưng quan trọng hơn hết là EMS cho phép điện thoại gửi dữ liệu nhị phân.
Điều này có nghĩa là nhạc chuông, biểu tượng cảm xúc và các hình động đơn giản có thể được gửi đi đơn giản ngay bằng điện thoại. Các biển tượng trắng đen có thể chèn vào các đoạn text giúp cuộc đối thoại sinh động hơn, đây chính là hình dạng sơ khai của các emoji sau này.
EMS
EMS được phát triển dựa trên SMS, do đó nó vẫn được gửi trong giới hạn dung lượng 140 byte (mỗi chữ cái trong SMS có dung lượng 7 bit, 1 byte bằng 8 bit, như vậy 140 byte (1120 bit) có thể chứa được 160 ký tự). Mỗi hình ảnh 32x32px có dung lượng đến 128 byte, gần bằng một tin nhắn SMS. EMS còn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ ảnh màu, các file nén và nhiều hơn nữa trong tương lai, nhưng cuối cùng đã bị thay thế bằng một công nghệ khác, đó chính là MMS.
MMS hay Multimedia Messaging Service (dịch vụ tin nhắn đa phương tiện) xuất hiện khi mà các điện thoại tích hợp camera đang trên đà phát triển. Một tin nhắn MMS có thể chèn vào hình chụp, file âm thanh hoặc thậm chí slideshow của nhiều file đa phương tiện.
Kích thước giới hạn của file vào khoảng vài kilobyte tuỳ theo nhà mạng, thoải mái hơn nhiều so với EMS.
BlackBerry và iPhone chọn cách khác, đó là dùng email. Không cần tốn nhiều chi phí phát triển, email đã xuất hiện từ trước và đã hỗ trợ sẳn hình ảnh, định dạng văn bản và file đính kèm.
Nói đến emoji, khi gửi tin SMS mà muốn có biểu tượng cảm xúc, người dùng thường chèn các emoticon như :-), vừa nhẹ lại vừa vui mắt. Emoji được tạo ra bởi nhà thiết kế và phát minh người Nhật, Shigetaka Kurita, lần đầu xuất hiện trên điện thoại Nhật vào năm 1999.
Kể từ đó, Hiệp hội Unicode đã nhận trách nhiệm xác định biểu tượng emoji mới, nhưng tiêu chuẩn hóa vẫn là một vấn đề. Các emoji vẫn khác nhau từ hệ điều hành này sang hệ điều hành khác, khiến người dùng lẫn lộn ý nghĩa.
Một emoji nhưng có nhiều biểu cảm tuỳ theo hệ điều hành, dòng máy
Bước tiếp theo, người ta hy vọng RCS (Rich Communication Services) sẽ là công nghệ tin nhắn của tương lai, trở thành "iMessage" của Android. RCS là một dịch vụ thông tin có thể đưa thêm những tính năng vào như Group chat, chia sẻ ảnh độ phân giải cao, kết hợp RCS vào dịch vụ MMS và SMS. Theo Google, chuẩn RCS là một nâng cấp cần thiết cho dịch vụ nhắn tin SMS đã trở nên lỗi thời.
Tham khảo: GSMArena
Apple đau đầu với app kiếm nhiều tiền nhất iOS từ trước tới nay Apple có thể mất tới hàng trăm triệu USD trong năm 2019 khi Netflix quyết định 'nghỉ chơi' với nền tảng App Store. Vào tháng 9/2018, Netflix đã thử nghiệm tính năng đăng ký gói xem phim mới không thông qua nền tảng App Store tại một số thị trường. Khi đăng ký một gói xem phim theo tháng hoặc năm, người dùng...