Apple đang làm khó các hãng sản xuất headphone
Theo các chuyên gia, việc thay thế ngõ cắm 3,5 mm truyền thống bằng chuẩn kết nối Lightning sẽ khiến các nhà sản xuất phụ kiện âm thanh gặp nhiều khó khăn trước mắt.
Theo Stephen Baker, một chuyên gia của công ty chuyên nghiên cứu thị trường NPD Group cho hay, headphone cũng là một thiết bị có dấu ấn rộng khắp trong số các thiết bị phần cứng ngày nay. Headphone không chỉ được dùng với các loại smartphone, các sản phẩm của Apple mà còn được kết hợp sử dụng với cả TV, máy tính và nhiều thiết bị khác.
Tuy nhiên, cách đây không lâu, các nhà sản xuất phần cứng đã phải đau đầu khi Apple tuyên bố rằng iOS 8 sẽ hỗ trợ một module tai nghe hoàn toàn mới tên gọi “Lightning headphone module”. Robert Walsh, quản lí cấp cao của mảng nền tảng phụ kiện tại Apple cho biết thêm module phần cứng mới của hãng sẽ phá vỡ rào cản âm thanh analog, và cho phép kết nối trực tiếp tai nghe với cổng Lightning của các thiết bị iOS. Với thiết kế này, các nhà sản xuất tai nghe có thể sử dụng cổng Lightning để truyền các tín hiệu âm thanh số từ iPhone, iPad thay vì sử dụng ngõ analog 3,5 mm như trước đây.
Cũng theo Apple, việc ứng dụng ngõ cắm Lightning không chỉ cho phép headphone mà cả micro tích hợp cũng có thể truyền/nhận tín hiệu âm thanh số. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất headphone còn có thể sử dụng chính năng lượng điện từ nguồn phát âm thanh để nuôi mạch xử lí tạp âm thụ động thay vì phải dùng pin rời như trước đây. Ngoài ra, kết nối Lightning với module tai nghe mới còn cho phép các hãng sản xuất headphone sử dụng iTunes hoặc một ứng dụng nào đó của riêng hãng để điều khiển tai nghe một cách dễ dàng. Ví dụ như khi một bộ tai nghe được kết nối vào ngõ cắm Lightning, nguồn phát âm thanh mặc định sẽ khởi chạy một ứng dụng nào đó như Beats Music, iTune hay Spotify chẳng hạn.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng động thái khai mở tính năng mới cho chuẩn kết nối Lightning của Apple cho thấy nhiều khả năng hãng sẽ sớm “khai tử” chuẩn kết nối 3,5 mm – tựa như việc hãng đã từng khiến những thiết bị phần cứng tiêu chuẩn trước đây như ổ đĩa mềm chìm vào dĩ vãng.
Video đang HOT
Hiện tại, có thể nói rằng chẳng một nhà sản xuất phần cứng nào hi vọng Apple sẽ sớm thực hiện việc nâng cấp này. Tại sự kiện WWDC 2014 vừa qua, Robert Walsh cũng từng nhắc đến việc sẽ tiếp tục sử dụng chuẩn kết nối âm thanh 3,5 mm trên iOS 8. Tuy nhiên, việc Apple từ bỏ cổng kết nối 3,5 mm không sớm thì muộn cũng sẽ được triển khai nhằm tiết kiệm không gian cho những chiếc iPhone của hãng. Cũng theo chuyên gia phân tích Baker, đây sẽ là một nhiệm vụ đầy khó khăn cho Apple vì những số liệu bán hàng của nhóm phụ kiệniPhone/iPod dock mà ông phân tích trước và sau khi Apple thay thế chuẩn kết nối 30-chân chính là một bằng chứng cụ thể.
Các tai nghe Apple tương lai sẽ không còn dùng kết nối 3,5 mm.
Về phía người tiêu dùng, cũng không ít khách hàng tỏ ra phẫn nộ trước sự thay đổi này của Apple. Bởi vì những phụ kiện sắm trước đây sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, và buộc phải được thay thế nếu người dùng “tậu” sản phẩm mới của hãng.
Không chỉ riêng khách hàng, cả những nhà sản xuất phụ kiện cũng cảm thấy khó chịu trước sự thay đổi trên. Trong khoảng thời gian 12 tháng trước thời điểm tháng 4/2012, các mẫu loa dock hỗ trợ ngõ cắm 30 dock phục vụ chủ yếu cho các thiết bị của Apple đã mang về cho thị trường Mỹ lợi nhuận đạt 650 triệu USD. Sau 2 năm, cũng vào thời điểm 12 tháng trước 4/2014, doanh thu của mảng sản phẩm này đã giảm hơn một nửa chỉ còn lại 300 triệu USD. Nhiều hãng phụ kiện thay vì làm mới phần cứng để hỗ trợ chuẩn kết nối mới của Apple khi đó đã chọn cách sử dụng kết nối không dây Bluetooth. Và theo nghiên cứu của Baker, cũng trong khoảng thời gian 12 tháng, doanh số bán loa từ mức 200 triệu USD (trong năm 2011 – 2012) đã tăng lên mức 1,1 tỉ USD (trong năm 2013 – 2014). Nhiều nhà sản xuất phụ kiện cũng đã cho rằng họ sẽ không tin tưởng Apple thêm một lần nào nữa. Và Baker cũng cho rằng Apple sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn thay đổi các nhà sản xuất trong tương lai vì headphone là loại thiết bị vốn được kết nối với nhiều loại sản phẩm nhất.
Liệu Apple sẽ chùn chân trước sự phẫn nộ hay những ý kiến có vẻ như trói buộc sự phát triển công nghệ này hiện tại là một câu hỏi chưa có đáp án cụ thể. Sau thương vụ 3 tỉ USD với Beats, Apple thừa sức phát triển các mẫu tai nghe sử dụng kết nối Lightning cho riêng mình. Và sau đó nếu muốn tham gia cuộc chơi mới, các hãng sản xuất phụ kiện có thể sẽ gặp không ít bất lợi – ít nhất cũng là chi phí cho bản quyền sở hữu trí tuệ và một khoản phí nhất định để tồn tại trong hệ thống của Apple.
Theo PCWorld VN
Apple giảm phí cho bên thứ ba làm cáp Lightning và phụ kiện
Với mức phí cấp giấy phép sản xuất và kiểm định mới, giá thành các phụ kiện dành cho thiết bị di động của Apple do bên thứ ba sản xuất có thể giảm đáng kể.
ảnh minh họa
Đầu năm 2014, Apple thông báo sẽ giảm chi phi cấp giấy phép sản xuất cho các đơn vị chính thức cung ứng phu kiện cho iPod, iPhone hoặc iPad. Theo Mac Otakara, mức giảm này được hãng áp dụng đối với các loại cáp Lightning cũng như các thành phần khác thuộc chương trình Apple MFI.
Ra đời vào năm 2005, "Made for iPod" viết tắt là MFI là một giấy phép và chương trình kiểm soát chất lượng cho phép các nhà sản xuất phụ kiện cho iPod được gắn thêm nhãn "Made for iPod" do chính Apple phê duyệt. Ban đầu, Apple muốn các công ty tham gia vào chương trình này phải trả cho hãng 10 USD hoặc 10% giá bán lẻ phụ kiện.
Tiếp sau đó, chương trình MFI đã được mở rộng với các sản phẩm mới là iPhone và iPad. Cuối năm 2012, Apple giới thiệu cáp Lightning thay thế cho loại cáp 30 pin trước đây. Ngoài việc thiết kế rất nhỏ và cho phép gắn theo cả hai mặt, cáp Lightning còn đáng chú ý khi được Apple tích hợp chip xác thực. Tại Hội nghị phát triển toàn cầu năm 2013, Apple một lần nữa mở rộng cấp giấy phép cho các bên thứ ba sản xuất tay tay chơi game dành cho các thiết bị iOS.
Phụ kiện chính hãng của Apple được người dùng nhận xét khá đắt đỏ nhưng mức giá của các bên thứ ba cũng cao do bản quyền giấy phép và quy trình kiểm định của Apple làm tăng chi phí sản xuất lên. Tuy nhiên, với những phụ kiện được chứng nhận, người dùng có thể yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.
Theo lộ trình, Apple sẽ giảm mức phí thu bản quyền xuống còn 8% đến 1,5% tổng giá trị bán lẻ hoặc khoảng 4 USD cho một phụ kiện. Hãng cũng dự kiến áp dụng chương trình kiểm định sát sao hơn bằng việc tích hợp mã trách nhiệm vào các sản phẩm. Mã này sẽ giúp Apple nhanh chóng xác định công ty sản xuất để từ đó có biện pháp thanh tra, xử lý khi người dùng gặp các vấn đề do các phụ kiện gây nên.
Theo VNE
Sắc nét hơn, tương thích nhiều hơn với HUD-Smart02. Ban đầu heads-up display người ta phát triển dành riêng cho ngành hàng không quân sự. Nhưng HUD hiện nay được dùng trong cả những máy bay thương mại, ô tô, và các ứng dụng khác. A head-up display or heads-up display, còn được gọi là một HUD - là một màn hình trong suốt hiển thị dữ liệu mà không đòi hỏi...