Apple cứng rắn với Mỹ nhưng ngoan ngoãn trước Trung Quốc
Thẳng thừng từ chối yêu cầu truy cập vào iPhone của tội phạm từ FBI nhưng Apple nhanh chóng gỡ bỏ hàng loạt ứng dụng VPN tại Trung Quốc, theo quy định của chính phủ nước này.
Một năm trước, FBI đưa ra yêu cầu đầy tính thách thức với Apple. Để truy cập vào bên trong một chiếc iPhone của tội phạm, họ muốn công ty tạo ra một phiên bản phần mềm có thể hack mọi loại iPhone.
Đứng trước áp lực lớn lao của chính quyền và các nhà làm luật, Apple tỏ ra cứng rắn. Tim Cook – CEO của công ty – nói họ có nghĩa vụ đạo đức và tài chính để bảo vệ sự riêng tư và bảo mật của khách hàng.
Apple tỏ ra thận trọng với từng đường đi nước bước của mình tại Trung Quốc. Những năm gần đây, họ liên tiếp dính phải rắc rối liên quan đến pháp lý với chính quyền và các công ty địa phương. Ảnh: Business Insider.
Vụ việc qua đi. Chính phủ Mỹ mắt nhắm mắt mở bỏ qua cho Apple khi công ty này nói ra rả về sự tự do và riêng tư của khách hàng.
Tuy nhiên, trong vụ việc gỡ bỏ các ứng dụng VNP mới đây ở Trung Quốc theo yêu cầu của chính quyền, người ta thấy một Apple hoàn toàn khác.
Táo khuyết đã gỡ bỏ hàng loạt ứng dụng VNP – chương trình cho phép người dùng iPhone vượt qua kiểm duyệt của chính quyền – khỏi kho ứng dụng App Store tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Các nhà phát triển ứng dụng này buộc phải đăng ký với chính phủ thông qua một đạo luật an ninh mạng, có hiệu lực từ tháng 1. Luật này yêu cầu áp dụng xử lý hình sự với Apple và các công ty lưu trữ ứng dụng chưa đăng ký.
“Bất kể Apple làm gì trong bí mật để chống lại luật Internet Trung Quốc, công ty này tuyệt nhiên chưa đưa ra lời chỉ trích nào nhắm vào chính quyền trước công chúng”, New York Times bình luận. Chia sẻ trước báo giới, Apple chỉ nói hãng “được yêu cầu gỡ bỏ một vài ứng dụng VPN chưa đáp ứng yêu cầu tại Trung Quốc”.
Tìm kiếm trên website của Apple, người ta chắc chắn không thấy một bức tâm thư của Tim Cook, chỉ trích việc xâm phạm quyền riêng tư và tự do ngôn luận của khách hàng, giống với những gì ông làm cách đây một năm trước yêu cầu của chính phủ Mỹ.
Chính ứng dụng của New York Times trên iPhone cũng bị gỡ bỏ tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Theo các nhà phân tích, Apple đang tỏ ra “ngoan như một đứa trẻ” tại Trung Quốc – nơi sở hữu tập khách hàng lớn nhất của họ, cũng là công xưởng sản xuất ra những chiếc iPhone xuất đi toàn thế giới.
Sự im lặng này, theo NY Times, mang tính chiến thuật. Chính phủ Trung Quốc không thích những lời công khai khiển trách. Eva Galperin, Giám đốc an ninh mạng tại Electronic Frontier Foundation nói: “Phản ứng của Aple rất đáng thất vọng. Tôi nghĩ Apple có thể đóng một vai trò lớn hơn nhưng nhìn từ bên ngoài, rõ ràng họ đang không làm gì cả”.
VPN là cách để mã hóa dữ liệu bản gửi và nhận qua kết nối Internet. Chúng cung cấp một số tính năng bảo mật khi sử dụng Wi-Fi công cộng. Tại Trung Quốc, chúng được dùng để truy cập các trang bị chặn bởi tường lửa của Trung Quốc.
Nhiều trang tin của Mỹ khẳng định sẽ thật ngây thơ khi kỳ vọng Apple có động thái công khai nào đó nhắm vào chính phủ Trung Quốc. Công ty lớn nhất thế giới thậm chí còn đưa ra hàng loạt động thái “vỗ về” như đầu tư vào Trung Quốc, ra các sản phẩm dành riêng cho thị trường này.
Sự im lặng của Apple không gây bất ngờ. Các hãng công nghệ Mỹ có thói quen chỉ trích quyết định của quan chức nước mình nhưng dường như không muốn làm điều đó tại Trung Quốc. Cuối tuần trước, Amazon cũng bắt đầu cấm các dịch vụ VPN trên nền tảng điện toán đám mây AWS.
Facebook, Google đều tìm mọi cách để được quay lại thị trường đông dân nhất thế giới này.
Xiao Quiang – nhà hoạt động nhân quyền tại trường đại học California nhận định đây là hành động thể hiện sự yếu kém của Apple. “Ít nhất, họ nên có một lời giải thích công khai về lý do tại sao phải gỡ bỏ các ứng dụng đó. Thái độ này có thể khiến hình ảnh của họ xấu đi trên phạm vi toàn cầu”.
Thành Duy
Theo Zing
Apple xây dựng trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc để đáp ứng đạo luật mới
Apple sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Trung Quốc, nhằm tuân thủ các điều luật về an ninh mạng mới được chính phủ nước này công bố.
Sau Đan Mạch, Apple sẽ mở thêm trung tâm dữ liệu mới ở Trung Quốc. ẢNH: REUTERS
Theo Reuters, trung tâm dữ liệu của Apple sẽ nằm ở phía nam Quý Châu (Guizhou) cùng hợp tác với công ty quản lý dữ liệu Guizhou-Cloud Big Data Industry Co Ltd (GCBD). Trung tâm này cũng sẽ nằm trong kế hoạch đầu tư trị giá 1 tỉ USD của Apple ở tỉnh này.
Trung tâm dữ liệu mới sẽ giúp Apple nâng cấp tốc độ cũng như độ tin cậy của các sản phẩm và dịch vụ trong khi vẫn tuân thủ các điều luật mới được chính phủ Trung Quốc thông qua. Những điều luật mới này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải do các công ty Trung Quốc điều hành, điều này buộc Apple phải hợp tác với GCBD để cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến iCloud.
Các công ty nước ngoài kinh doanh điện toán đám mây như Amazon.com Inc và Microsoft Corphiện đã có trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc.
Trong khi đó các nhóm doanh nghiệp ở nước ngoài nói rằng những yêu cầu về giám sát và lưu trữ dữ liệu nghiêm ngặt còn quá mơ hồ, đem đến gánh nặng cho các công ty và đe dọa an toàn dữ liệu. Đáp lại, các nhà chức trách nói rằng đạo luật này không nhằm gây bất lợi cho các công ty nước ngoài và được soạn thảo nhằm phản ứng lại những mối đe dọa của các cuộc tấn công mạng và khủng bố.
Về phần mình, Apple cũng cho biết họ có sự bảo mật riêng tư và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ, không cho phép bất kỳ xâm nhập nào từ cửa sau.
Đạo luật mới này cũng xuất hiện trong bối cảnh các công ty điện toán đám mây của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng ở các thị trường nước ngoài. Chỉ tính riêng Alibaba Group Holding Ltd đã có đến có 17 trung tâm dữ liệu trên khắp Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Úc, Đông Nam Á và Trung Đông.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
Apple 'đau đầu' với Trung Quốc Thị phần của Apple đang "rơi tự do" ở thị trường đông dân nhất thế giới, nơi từng đóng góp tới 25% lợi nhuận cho hãng. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai, nhưng cũng là nỗi đau đầu lớn nhất của Apple. Công ty đang lao dốc ở thị trường này khi doanh số bán iPhone sụt giảm và thị phần...