Apple cứng rắn với FBI, ngoan ngoãn ở Trung Quốc
Kiên quyết chống lại yêu cầu “mở cửa” bảo mật của iPhone của FBI, nhưng Apple lại chấp nhận để Trung Quốc kiểm tra toàn bộ thiết bị của hãng bán ở nước này.
Truyền thông Mỹ những ngày qua nóng lên bởi cuộc đối đầu giữa Apple và chính quyền nước này. Toà án liên ban Hoa Kỳ đã yêu cầu Qua tao cài phần mềm gián điệp để “mở cửa hậu” chiếc iPhone của hung thủ trong vụ thảm sát tại San Bernardino cuối năm ngoái, phục vụ cho mục đích điều tra.
Trước đó, Syed Farook, kẻ sát nhân, cũng là chủ nhân của chiếc iPhone đang bị khoá gây tranh cãi, đã tham gia xả súng làm 14 người chết và 22 người khác bị thương. Bản thân người này cũng đã chết trong một cuộc đọ súng khác, nên chỉ có Apple mới đủ khả năng giúp FBI điều tra vụ việc.
Chính phủ Mỹ nhân vụ việc ở San Bernardino, muốn Apple cung cấp giải pháp để FBI mở khoá mọi chiếc iPhone về sau. Ảnh: CNN Money.
Cứng đầu với chính quyền Mỹ
Nhằm giúp sáng tỏ vụ án, Apple đã cố gắng cung cấp các thông tin cần thiết, nhưng Cục điều tra liên bang Hoa Kỳ vẫn muốn công ty này tạo ra một loại backdoor (cửa hậu), giúp cơ quan này có thể mở khoá bất kỳ chiếc iPhone nào mà họ muốn. Apple đã quyết liệt từ chối yêu cầu này vì không muốn phản bội lại khách hàng, cũng như đi ngược lại những cam kết bảo mật dữ liệu mà Apple đã nghiêm túc tuân thủ trong những năm qua.
Trong bức thư ngỏ trên website chính thức của Apple, CEO Tim Cook cho rằng FBI không chỉ muốn mở khoá chiếc iPhone của hung thủ, mà còn muốn mở khoá bất kỳ chiếc iPhone nào họ muốn về sau. “FBI muốn chúng tôi tạo ra một phiên bản hệ điều hành iPhone mới, phá vỡ một số tính năng bảo mật quan trọng để có thể truy cập dữ liệu khi cần thiết. Nếu vào tay một người xấu, phần mềm này (thứ không tồn tại hiện nay) có thể mở khoá bất cứ chiếc iPhone nào trong tay ai đó”.
Không riêng gì Mỹ, đầu năm nay, Vương Quốc Anh cũng đưa ra dự thảo về đạo luật giám sát các thiết bị, dịch vụ công nghệ cao sử dụng ở nước này. Apple cũng đã phản ứng mạnh mẽ và cương quyết “nói không” với yêu cầu được giải mã dữ liệu bên trong các thiết bị của mình. Trong một tuyên bố chung, Apple đã cùng Google, Facebook, Twitter, Microsoft và Yahoo lên tiếng phản đối. “Chúng tôi không tin rằng Anh muốn hợp pháp hoá đạo luật này và cư xử nặng tay đến mức đó”, một câu trích dẫn từ văn bản dài 6 trang gửi đến chính phủ nước này. Vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ những gã khổng lồ công nghệ đến từ Mỹ, Anh đành nhượng bộ và tìm biện pháp khác khả thi hơn.
Video đang HOT
Nhưng Apple có một cách tiếp cận khác ở Trung Quốc
Nói không ở nhiều nơi, nhưng Apple lại “gật đầu” ở Trung Quốc, nơi mà cả Google, Facebook đều gặp khó khăn để vượt qua bức tường kiểm duyệt gắt gao của chính quyền nước này.
Đầu tháng 1/2015, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đưa tin Apple đã đồng ý để cơ quan an ninh nước này kiểm tra những chiếc iPhone iPad trước khi được bán ở thị trường tỷ dân. Tờ Tin tức Bắc Kinh cũng cho rằng Apple đã “ngoan ngoãn” chấp nhận yêu cầu kiểm duyệt dữ liệu sau cuộc gặp mặt giữa Tim Cook và Lu Wei, Giám đốc Cục quản ly không gian mạng của Trung Quốc.
Tim Cook, CEO của Apple và Giám đốc Cục quản lí không gian mạng của Trung Quốc. Ảnh: China Business Journal.
Trước những động thái không mấy dễ chịu đến từ phương Đông, truyền thông Mỹ đã phải lên tiếng. Tờ Quartz đặt câu hỏi “vì sao Apple lại phân biệt đối xử với Mỹ và ưu ái Trung Quốc?”, đồng thời bình luận rằng Apple chấp nhận “cúi đầu” cũng chỉ vì muốn được xâm nhập thị trường lớn nhất thế giới. Hãng đã chấp nhận để Trung Quốc kiểm tra mã nguồn của hệ điều hành iOS, bất chấp nguy cơ bị “đọc vị” những lổ hổng bảo mật chết người, bất chấp việc đi ngược lại với chính sách bảo mật dữ liệu người dùng do mình từng đề ra, chỉ vì hai chữ: Lợi nhuận.
Như thường lệ, Apple không vội vàng đáp trả truyền thông. Hãng này chọn giải pháp im lặng trước những câu hỏi liên quan đến Trung Quốc. Apple chỉ lặp lại rằng mình luôn tôn trọng quyền bảo mật dữ liệu của người dùng.
Apple sợ ai?
Theo truyền thông phương Tây, việc Apple mềm mỏng với Trung Quốc để được bán iPhone, iPad và Macbook ở thị trường tỷ dân là phần nổi của tảng băng chìm.
Tại các nước như Mỹ, Anh,… người dùng có ý thức bảo mật dữ liệu cá nhân ở mức cao và Apple hiểu rằng chính họ là nguồn sống của mình, do đó Apple biết “sợ” luôn đứng về người dùng để chống lại những yêu cầu can thiệp từ chính quyền.
Nhưng tại Trung Quốc, một thị trường mà hầu hết các hãng công nghệ đều có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ, ngay cả những tên tuổi lớn như Lenovo, ZTE hay Huawei đều chấp nhận tạo ra những cửa hậu (backdoor) hoặc cài đặt phần mềm theo dõi trên sản phẩm của mình trước khi bán ra thị trường. Việc này đã trở nên quen thuộc với người dùng nước này, nên nếu chiếc iPhone của Apple có cửa hậu cũng không phải là điều khiến họ tẩy chay sản phẩm.
Bên cạnh đó, “giá trị Apple” là khái niệm mà báo chí phương Tây đề cập đến khi nói về thị trường di động ở Trung Quốc, nằm ở thương hiệu giúp người sở hữu làm nên đẳng cấp. “Giá trị Apple” trong tâm trí người tiêu dùng tại Trung Quốc không bao gồm “bảo mật dữ liệu”, và đó cũng là lý do Apple không e ngại điều gì khi chấp nhận kiểm duyệt ở nước này để được bán iPhone.
Duy Tín
Theo Zing
Việc Apple từ chối mở khóa iPhone của khủng bố gây tranh cãi
Tỷ phú Donald Trump chỉ trích gay gắt trong khi CEO Google Sundar Pichai ủng hộ việc Apple bất hợp tác với FBI khi được đề nghị mở cổng hậu trên smartphone của một kẻ khủng bố.
Ngày 16/2, Tim Cook, CEO Apple, viết "tâm thư" gửi khách hàng rằng chính phủ Mỹ đã yêu cầu hãng làm một việc "nguy hiểm, có thể đe dọa đến bảo mật khách hàng" nên họ đã từ chối.
Apple thường xuyên nhận được yêu cầu tạo "cổng hậu" trên thiết bị.
Theo Cook, smartphone, dẫn đầu là iPhone, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Mọi người dùng chúng để lưu một lượng lớn thông tin cá nhân từ tin nhắn, ảnh, nhạc, ghi chú, danh bạ cho đến thông tin tài chính, sức khỏe, vị trí... Vì vậy, nhiều năm qua, Apple đã triển khai các giải pháp mã hóa để bảo vệ dữ liệu khách hàng và đó là cách duy nhất giúp thông tin an toàn.
"Chúng tôi phẫn nộ trước hành động khủng bố đẫm máu ở San Bernardino hồi tháng 12/2015. FBI yêu cầu Apple tham gia vài ngày sau đó và chúng tôi đã nỗ lực để hỗ trợ chính phủ vì chúng tôi không thỏa hiệp với khủng bố. Chúng tôi đã cung cấp mọi thông tin có thể. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lại yêu cầu một thứ mà chúng tôi không có và nghĩ là sẽ rất nguy hiểm nếu tạo ra. Họ yêu cầu xây dựng cổng hậu (backdoor) trên iPhone", Cook nhấn mạnh.
Đó là chiếc iPhone của Syed Farook - kẻ cùng với vợ mình đã giết 14 người ở San Bernardino, California (Mỹ) cuối năm ngoái. FBI muốn Apple tạo một vài tính năng riêng trên hệ điều hành giúp các nhà điều tra vượt qua cơ chế bảo mật thông thường của Apple trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, Apple lo ngại trong tương lai, nếu phần mềm này rơi vào tay kẻ xấu thì chúng có thể mở khóa bất cứ chiếc iPhone nào mà chúng có được.
Trước phản ứng của Apple, tỷ phú Donald Trump, ứng viên đang tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đã giận dữ chỉ trích Apple: "Họ nghĩ họ là ai chứ?".
Trong khi đó, Sundar Pichai, Tổng giám đốc Google, đăng tới 5 thông điệp trên Twitter để ủng hộ Tim Cook. Pichai nói rằng ông hiểu những thách thức mà các nhà thực thi luật pháp đang phải đối mặt trong việc bảo vệ người dân trước khủng bố và bạo lực. Các hãng công nghệ có nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu người sử dụng một cách an toàn và sẽ cung cấp thông tin cho các nhà thực thi luật pháp trong từng trường hợp cụ thể. Nhưng điều đó hoàn toàn khác với việc đòi hỏi các công ty xây dựng công cụ hack thiết bị và dữ liệu của khách hàng.
Không chỉ Apple và Google, đây là "cuộc chiến" mà các hãng công nghệ không hề muốn tham gia bởi họ bị đặt vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan: Công nghệ mã hóa ra đời để bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng, nhưng bản thân công nghệ không thể phân biệt người tốt kẻ xấu, nên đây vô tình trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khủng bố trong việc liên lạc, tuyên truyền.
Châu An
Theo VNE
Apple: 'Chính phủ yêu cầu chúng tôi phản bội khách hàng' Apple tỏ ra cực giận dữ trước yêu cầu của thẩm phán toà án Mỹ, yêu cầu họ mở khoá một chiếc iPhone để phục vụ công tác điều tra. Hôm thứ 3 (16/2), thẩm phán Mỹ yêu cầu Apple giúp FBI mở khoá một chiếc iPhone đã được khoá mã. Công ty có trụ sở tại Cupertino tỏ ra cực giận dữ...