Apple có nguy cơ phải bồi thường 1 tỷ USD vì công nghệ nhận dạng khuôn mặt nhận nhầm 1 sinh viên là tội phạm
Một sinh viên 18 tuổi đã đâm đơn kiện Apple vì đã khiến anh ta bị bắt vào tháng 11 năm ngoái.
Mới đây, một sinh viên ở New York đã đâm đơn kiện Apple, đòi khoản tiền bồi thường lên tới 1 tỷ USD. Sinh viên này cáo buộc phần mềm nhận dạng khuôn mặt của “Táo khuyết” đã nhận dạng sai, khiến anh dính líu tới một loạt vụ trộm tại các cửa hàng Apple Store trước đó.
Ousmane Bah, 18 tuổi, cho biết anh bị bắt tại nhà riêng ở New York vào tháng 11 năm ngoái và bị buộc tội ăn trộm tại các cửa hàng Apple Store. Lệnh bắt giữ ghi đúng tên anh nhưng lại dán một bức ảnh hoàn toàn khác, Bah viết trong đơn kiện vừa được đệ trình hôm thứ 2. Một trong những vụ trộm mà Bah bị cáo buộc có liên quan diễn ra vào một ngày trong tháng 6/2018, thời điểm mà anh đang đi tham dự dạ hội prom cùng bạn bè ở Manhattan.
Bah nói rằng trước đây anh đã bị mất thẻ học, không có ảnh, và có thể những tên tội phạm đã dùng nó để làm danh tính giả khi trộm các cửa hàng của Apple. Vì thế, theo Bah, tên của anh có thể đã bị kết nối với mặt của một tên tội phạm nào đó trong hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Apple, công nghệ mà Bah tin rằng được Apple sử dụng trong các cửa hàng để theo dõi những kẻ bị tình nghi là trộm cắp.
“Tôi đã bị buộc phải trả lời thẩm vấn với nhiều cáo buộc không chính xác. Điều đó khiến tôi bị căng thẳng và tổn thương nghiêm trọng”, Bah nói.
Apple và Security Industry Specialiest Inc., một công ty vệ sĩ cũng bị liệt kê trong đơn kiện với tư các bị đơn, từ chối bình luận về vụ việc này.
Vụ kiện được đệ trình tại Tòa án Quận Hoa Kỳ, Quận Nam New York và chưa ấn định ngày xét xử.
Theo GenK
Nhận diện khuôn mặt giúp cảnh sát Trung Quốc tóm 10.000 tên tội phạm bốn năm qua
Trung Quốc rất nổi tiếng với hệ thống giám sát dựa trên khuôn mặt Skynet. Một tiết lộ mới đây cho thấy, công nghệ này đã giúp cảnh sát Trung Quốc bắt giữ hơn 10.000 tội phạm trong bốn năm qua.
Với dân số lên đến 1,4 tỷ người, việc săn lùng tội phạm ở Trung Quốc khó khăn chẳng khác nào "mò kim đáy bể". Tuy nhiên, nhờ đầu tư vào công nghệ nhận dạng khuôn mặt, lực lượng thực thi pháp luật ở đây đã gặt hái được kết quả khả quan trong việc đó.
Theo báo SCMP, Cloudwalk, một start-up có trụ sở tại Quảng Châu được chính phủ đầu tư, tuyên bố họ đã giúp cảnh sát tóm được hơn 10.000 kẻ phạm tội trong hơn bốn năm qua. Hệ thống camera giám sát dày đặc tại hơn 29 tỉnh thành, mỗi ngày thực hiện hơn 1 tỷ phép đối chiếu giữa khuôn mặt người dân với cơ sở dữ liệu của họ.
Trung Quốc tận dụng nhận diện khuôn mặt để giám sát nơi công cộng
Chưa hài lòng với kết quả hiện nay, công ty đã hợp tác với phòng nghiên cứu trực thuộc Bộ Công An, thành lập một liên doanh chuyên phân tích dữ liệu video. Mục đích là tạo ra công cụ mạnh mẽ hơn nữa hỗ trợ cho các cảnh sát.
Họ không phải hãng duy nhất ở Trung Quốc cung cấp công nghệ này. Đối thủ của Cloudwalk còn có SenseTime Group và Megvii, giúp xây dựng nên mạng lưới giám sát trên toàn Trung Quốc. Dự án có tên 'Skynet', theo đuổi mục tiêu chiến đấu với bọn tội phạm và cảnh báo các thảm họa tiềm năng. Hơn 20 triệu camera giám sát đã được lắp đặt tại các điểm công cộng, trong khi một dự án khác là 'Sharp Eye' được tiến hành rộng rãi ở các vùng nông thôn, theo cơ quan nhà nước.
Theo IHS Markit, thị trường camera giám sát của Trung Quốc huy động khối lượng thiết bị lên đến 176 triệu, nhiều hơn ba lần 50 triệu camera ở Hoa Kỳ. Dự kiến đến 2020, con số camera sẽ tăng lên 450 triệu.
"Nếu bạn không có gì để che giấu, bạn việc gì phải sợ?"
Cloudwalk được thành lập bởi Zhou Xi, một nhà khoa học về thị giác máy tính, vào năm 2015. Ông từng làm việc ở Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia này. Cloudwalk bây giờ là đối tác lớn nhất về trí tuệ nhân tạo với các ngân hàng trong nước. Hơn 400 ngân hàng đều sử dụng công nghệ của họ. Lắp đặt tại các cây ATM, hệ thống thực hiện giám sát 216 triệu giao dịch mỗi ngày. Ngoài ra, nó xuất hiện tại hơn 60 sân bay trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Công ty đã nhận được giúp đỡ mặt tài chính và ủng hộ của chính phủ từ trung ương đến địa phương. Họ cũng tham gia xây dựng tiêu chuẩn về nhận dạng khuôn mặt ở cấp độ quốc gia, cũng như góp mặt trong danh sách được hỗ trợ bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc.
Những bộ phim viễn tưởng đã thành hiện thực
Bắc Kinh xem nhận dạng khuôn mặt như chìa khóa để quản lý mọi mặt đời sống người dân. Từ việc quy định sử dụng giấy vệ sinh nhằm tránh lãng phí và mất cắp, ngăn chặn hiện tượng phe vé, đi bộ xuống lòng đường trái quy định, cho đến thanh toán điện tử. Năm 2017, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành 'Kế hoạch phát triển Trí tuệ nhân tạo thế hệ tiếp theo' nhằm đặt ra lộ trình ba bước, vươn tới thống trị AI năm 2030.
Start-up như Cloudwalk đã nhận được 297 triệu USD từ chính quyền thành phố Quảng Châu năm 2017, cũng như nhiều quỹ khác liên quan đến chính phủ để tăng cường nguồn tài chính. Hiện tại, họ đạt giá trị khoảng 3 tỷ USD, là một trong những "kỳ lân" của giới khởi nghiệp.
Công ty đang để mắt đến thị trường nước ngoài. Theo báo cáo, họ đã ký hợp đồng với chính phủ Zimbabwe. Mục đích xây dựng một hệ thống tài chính thông minh trong các ngân hàng, cũng như hệ thống giám sát nơi công cộng. Cùng với đó, công ty cũng sẽ xây dựng cho đất nước này một hệ cơ sở dữ liệu khuôn mặt quốc gia.
Theo VN Review
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được nhà khoa học này áp dụng cho...chim Trong tương lai, các quần thể động vật có thể được quản lý bằng công nghệ nhận dạng hình ảnh. Là một người nuôi chim, tôi nghe nói rằng nếu bạn chú ý cẩn thận đến những chiếc lông trên đầu chim gõ kiến đã từng tiếp xúc, bạn có thể bắt đầu nhận ra từng con chim. Điều này hấp dẫn tôi....