Apple chính thức bán ra Mac Pro với giá khởi điểm 3.000USD
Được giới thiệu hồi tháng 6 vừa qua tại Hội nghị WWDC nhưng đến tận tháng 12 này, nghĩa là sau 6 tháng, Apple mới chính thức bán ra chiếc máy tính Mac Pro thế hệ mới của mình, với mức giá khởi điểm lên đến 3.000USD.
Mac Pro là chiếc máy tính chuyên nghiệp và có cấu hình mạnh mẽ nhất trong tất cả các dòng máy tính của Apple, hướng đến những người dùng chuyên về đồ họa hoặc làm công việc yêu cầu các máy tính có cấu hình mạnh. Ngoài ra Mac Pro cũng được sử dụng để làm máy trạm hoặc máy chủ.
Phiên bản Mac Pro 2013 được xem là phiên bản lột xác hoàn toàn so với các phiên bản trước đây, đặc biệt về khâu thiết kế khi sản phẩm có thiết kế dạng trụ tròn với lớp vỏ bằng thép bóng bẩy và đẹp mắt. Máy cũng có thiết kế chỉ nhỏ bằng 1/8 so với Mac Pro thế hệ cũ.
Mac Pro tạo ấn tượng với thiết kế dạng trụ tròn và lớp vỏ bằng thép
Mac Pro được sản xuất và lắp ráp hoàn toàn tại Mỹ, sẽ bắt đầu được bán ra từ ngày hôm nay 19/12 với mức giá khởi điểm 3.000USD, người dùng sẽ được sở hữu một chiếc máy tính với vi xử lý lõi tứ Intel Xeon E5 tốc độ 3.7GHz, 12GB bộ nhớ RAM với ổ cứng lưu trữ 256GB. Ngoài ra còn có bộ đôi card đồ họa AMD D300 có dung lượng 2GB được chạy song song với nhau.
Với những người dùng chuyên nghiệp muốn sở hữu một chiếc máy tính có cấu hình mạnh hơn có thể dùng phiên bản cao cấp của Mac Pro với vi xử lý Intel Xeon E5 lõi 6 tốc độ 3.5GHz, có thể ép xung lên tốc độ 3.9GHz, 16GB bộ nhớ RAM với ổ cứng lưu trữ 256GB. Máy cũng được đi kèm 2 card đồ họa AMD D500 dung lượng 3GB chạy song song. Sản phẩm có mức giá 4.000USD.
Chưa dừng lại ở đó, người dùng có thể tùy chọn để nâng cấp lên phiên bản cao cấp nhất của Mac Pro với vi xử lý Intel Xeon E5 lõi 8 hoặc 12 lõi, 64GB bộ nhớ RAM với ổ cứng lưu trữ 1TB. Người dùng cũng có thể tùy chọn card đồ họa AMD D700 dung lượng 6GB để chạy song song.
Card đồ họa chạy song song cho phép Mac Pro hỗ trợ tối đa 3 màn hình đồng thời với độ phân giải chuẩn 4K (UltraHD).
Mac Pro được trang bị 6 cổng kết nối Thunderbolt 2 với tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 20Gbps, mỗi cổng Thunderbolt 2 hỗ trợ 6 thiết bị kết nối, nghĩa là Mac Pro có thể hỗ trợ đồng thời 36 thiết bị kết nối cùng lúc.
Bên cạnh Thunderbolt 2, Mac Pro còn được trang bị thêm 4 cổng USB 3.0, cổng HDMI, enthernet và cổng audio.
Trước đó Apple cũng đã tung ra đoạn video mô tả quá trình sản xuất của Mac Pro hết sức tinh xảo, cho thấy quá trình hình thành và lắp ráp của chiếc máy tính “khủng” này.
Theo VNE
Video đang HOT
Apple Mac Pro được đánh giá cực kì dễ sửa
Không chỉ các thành phần bên trong, việc tháo nắp nhôm ngoài cùng của Mac Pro cũng được đánh giá dễ dàng.
Rất nhanh sau khi những chiếc Mac Pro cuối 2013 được bán ra thị trường, iFixit đã mua một chiếc có cấu hình tiêu chuẩn giá 2.999 USD để tháo tung chiếc "thùng rác" này và xem Apple nhét các thành phần vào trong đó như thế nào. Những sản phẩm của Apple luôn bị iFixit đánh giá khó sửa chữa nhưng Mac Pro mới là một ngoại lệ, đơn vị này đánh giá khả năng sửa chữa đối với máy tính là khá cao, họ cho 8/10 (10/10 là dễ sửa nhất). Không chỉ các thành phần bên trong, việc tháo nắp nhôm ngoài cùng của Mac Pro cũng được đánh giá dễ dàng, bạn chỉ cần gạt một lẫy nhỏ thay vì phải tháo các con ốc lục giác.
Qua những hình ảnh, có thể thấy Apple rất giỏi trong khâu thiết kế hoàn thiện, họ có thể nhét tất cả các thành phần cần thiết để một máy tính hoạt động vào trong một khối trụ khá nhỏ gọn. Không chỉ có vậy, Apple sử dụng một quạt duy nhất gắn phía dưới, thổi gió lên trên làm mát các thành phần trước khi gió nóng đi ra ngoài ở trên đỉnh máy. RAM của Mac Pro có thể tháo và thay thế, CPU cũng vậy. Hai card đồ họa lắp gần nhau, trên một card còn là nơi để Apple gắn SSD, quá đỉnh cao về công nghệ chế tác.
Nhiều người cứ nghĩ Mac Pro giống cái thùng rác nhưng iFixit thì khác, họ thấy nó giống với cái lon nước ngọt hơn. Chiếc lon nước ngọt công nghệ này có mặt sau gắn nút nguồn, ổ điện, các kết nối 3.5mm, 4 cổng USB 3.0, 6 cổng Thunderbolt 2, ngõ ra HDMI 1.4 và 2 cổng Ethernet.
Sau khi gạt lẫy ra, iFixit đã tháo được vỏ kim loại bên ngoài cùng, dần để lộ ra những thành phần phần cứng bên trong Mac Pro. Đập vào mắt chúng ta là GPU, hai tấm này được gắn liền nhau tạo thành hình chữ V. Điểm khác duy nhất giữa hai tấm là một tấm được tích hợp SSD trên đó. Xoay Mac Pro đi một góc nhỏ, chúng ta thấy các thanh RAM ở đây, ngăn cách là panel chứa các kết nối tới máy tính.
Ở phiên bản Mac Pro mà iFixit sử dụng, máy có tổng cộng 3 slot gắn RAM (mỗi slot là RAM 4GB cho tổng 12GB), chúng có thể tháo rời và thay đổi dễ dàng. Apple cung cấp tùy chọn RAM 16GB (4 thanh 4GB), 32GB (4 thanh 8GB) và thậm chí là 64GB (4 thanh 16GB) cho người mua Mac Pro.
Thanh SSD được gắn vào thẻ GPU bởi duy nhất 1 con ốc và nó dễ dàng được tháo ra. Trên đó có chip điều khiển flash Samsung, flash nhớ của Samsung và RAM 512MB cho riêng SSD.
Đế dưới của Mac Pro có ghi một số thông số về máy như tên model là A1481, dòng điện AC 100-240 volt. Quạt tản nhiệt sẽ lấy gió từ dưới đưa vào bên trong và thổi gió nóng ra ngoài ở phía trên đỉnh máy.
Đây là cái nhìn từ trên đỉnh máy với đế tản nhiệt to hình tam giác. Mac Pro có thiết kế giống AirPort Extreme hay Time Capsule mới ở chỗ cả 3 đều mỏng, thiết kế theo trục dọc với các bo mạch rời rạc ở các cạnh khác nhau.
Hai thẻ GPU đang được tháo ra khỏi khung của Mac Pro. Apple sử dụng hai card đồ họa FirePro D300 của AMD cho sức mạnh khủng khiếp. Hai tấm này có thiết kế tương tự nhau về cách bố trí tụ và các thành phần linh kiện.
Mặt lưng của tấm thẻ GPU chứa card AMD FirePro D300 (đánh dấu màu đỏ), các VRAM GDDR5 gắn xung quanh (đánh dấu màu cam) và chip điều khiển Intersil ISL 6336 (đánh dấu màu vàng). Hình bên cạnh là mặt trước của tấm GPU với chip bán dẫn Fairchild (đánh dấu màu xanh lá) và IR C F3575 CCIRP (đánh dấu màu xanh dương).
Một bảng mạch phụ hình tròn ở dưới đáy có nhiệm vụ liên kết các thành phần Mac Pro lại với nhau.
Bo mạch tròn này có nhiệm vụ gắn kết bo mạch chính, hai card đồ họa, các cổng I/O lại với nhau. Các thành phần bên trên bo mạch tròn bao gồm hub điều khiển platform HD82C602J của Intel (màu đỏ), R4F2113 NLG A02 AE03376 (màu cam), ICS 932SQL435AL (màu vàng), Texas Instruments LM393 (xanh lá) và flash MXIC 25L6406E (xanh dương).
Bộ nguồn được Apple giấu trong một khe tản nhiệt, nó kẹp giữa tấm chứa kết nối I/O và bo mạch chủ. Bộ nguồn có dây cáp được cất khá thông minh nhưng việc tháo nó hơi phức tạp.
Tiếp theo, iFixit tháo bo mạch chủ nơi chứa chip xử lý. Mac Pro dùng chip Xeon X5-1620 v2 với L3 Cache 10MB, xung nhịp 3.7GHz, Turbo Boost lên 3.9GHz.
Mặt sau của bo mạch chủ và mặt trước của bo mạch chủ.
Đây là tấm chứa chip điều khiển cho các kết nối của Mac Pro như chip điều khiển Thunderbolt 2 của Intel, chip điều khiển kết nối Ethernet, USB 3.0...
Mặt trước của tấm chứa các chip điều khiển.
Mac Pro có công suất 450W với nguồn 12.1V và 32.2A. Bộ nguồn của máy không có tản nhiệt riêng mà dùng chung quạt với hệ thống để làm mát.
Phần vỏ sau của Mac Pro.
Toàn bộ các thành phần của máy sau khi được tháo tung.
Theo VNE
Mac Pro phiên bản 2013 dễ sửa chữa Không lâu sau khi mẫu máy Mac Pro phiên bản 2013 của Apple bắt đầu được tung ra thị trường, trang phân tích linh kiện điện tử iFixit đã tiến hành "mổ xẻ" và cho biết máy khá dễ sửa chữa. Một phần cấu trúc bên trong của Mac Pro 2013 - Ảnh: CNET CNET hôm 31.12 dẫn lại báo cáo của iFixit...